Thời Sự: Nền Văn Minh Sẽ Chấm Dứt Vào Năm 2013?

2,427 views

NASA: (Trung Tâm Thám Hiểm Không Gian Hoa Kỳ)
Nền Văn Minh Sẽ Chấm Dứt vào Năm 2013 (Rất Có Thể)

Nguyên tác:“NASA: Cilivization will end in 2013 (possibly)”
Viết bởi:Rik Myslewski in San Francisco
Nguồn:http://www.theregister.co.uk/2010/06/16/solar_storms/
Người dịch: Mã Thiên Ân

Người ta nhân khi đợi việc hung dữ xảy ra cho thế gian, thì thất kinh mất vía, vì các thế lực trên trời sẽ rúng động” (Lu-ca 21:26)

Video cảnh mặt trời bùng nổ liên tục ba lần vào buổi sáng ngày 12/12/2010
Bấm vào nút “play” ► để xem
Nguồn: http://www.nasa.gov/multimedia/videogallery/index.html

Vào năm 2013, trái đất sẽ bị không gian tấn công với một kết quả có thể xảy ra một cách không thể ngờ được về sự gián đoạn nếp sống tập trung vào kỹ thuật của chúng ta.

Ông Fisher, Bộ Trưởng Bộ Thái Dương Vật Lý Học, nói: “Mặt trời thức dậy sau một giấc ngủ say, và trong những năm kế tiếp, chúng ta mong đợi nhìn thấy sự hoạt động của mặt trời với mức độ cao hơn nhiều, đồng thời nền kỹ thuật trong xã hội phát triển độ nhạy cảm với sự tấn công của mặt trời như chưa từng có trước đây.”

Lời phát biểu của Fisher trong Diễn Đàn Thời Tiết Không Gian năm 2010 về vấn đề làm sao có thể chuẩn bị để chống lại sự tấn công trái đất như vũ bão của mặt trời vào năm 2013.

Fisher nói với tờ báo Daily Telegraph: “Chúng ta biết điều này sẽ xảy ra, nhưng chúng ta không biết sự tai hại của nó như thế nào. Nó sẽ phá hủy những dụng cụ thông tin, như: truyền hình, vệ tinh nhân tạo, hệ thống chỉ đạo của xe hơi, du lịch hàng không, hệ thống ngân hàng, máy vi tính, mọi dụng cụ điện tử. Nó sẽ tạo nên một sự cố lớn lao cho thế giới.”

Trái đất đã từng bị bị trận bão của mặt trời tấn công trước kia, nhưng chưa bao giờ nền văn minh trở nên yếu ớt như từ khi nhờ vào các hệ thống của điện năng và điện tử.

Trước thời kỳ điện tử và điện năng, vào năm 1859, đã có một “trận bão không gian kịch liệt” cắt đứt đường dây điện tín giữa Hoa Kỳ và Âu Châu, gây nên nhiều hỏa hoạn. Nó cũng tạo nên những luồng ánh sáng Bắc Cực được nhìn thấy rõ rệt ở La-mã, Havana, và Hawaii, mà theo thông tin của NASA – các lời chứng đương thời liên quan đến một nhóm người đi cắm trại ở Rocky Mountains, đã bị luồng ánh sáng Bắc-cực đánh thức, nó chói sáng đến nỗi họ có thể đọc được chữ in thông thường. Một vài người trong nhóm cho rằng đó là ánh sáng ban ngày và chuẩn bị bữa ăn điểm tâm.

Vào năm 1920, trận tấn công của mặt trời đã tạo nên những dòng điện ngầm ở dưới đất làm hư hỏng hệ thống chuyên chở ở New York. Vào năm 1989, một cơn bão mặt trời khác làm cho tê liệt toàn bộ màng lưới điện năng của Quebec vì đã tạo nên những dòng điện ngầm ở dưới đất, và khiến cho sáu triệu người đắm chìm trong bóng đêm lạnh lẽo ở Canada.

Fisher nhìn thấy tai họa nghiêm trọng trước mắt vào năm 2013, đó là những cuộc tấn công cao điểm của mặt trời: “Tôi nghĩ rằng kết quả tai hại sẽ nhiều hơn cho một xã hội hiện nay đang tùy thuộc vào điện tử, điện thoại di động và truyền hình vệ tinh nhân tạo. Sẽ có sự khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Sự chấn động về kinh tế này có thể giống như bởi những trận cuồng phong hay là giông bão lớn.

Sự chấn động về kinh tế này có thể là một trận “Bão Katrina Không Gian,” theo báo cáo vào năm 2008 của Ban Nghiên Cứu Không-gian tại Học Viện Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ với tựa đề là “Biến cố thời tiết không gian nghiêm trọng: Nhận biết sự chấn động về kinh tế và xã hội.”

Bản báo cáo cho biết: “Những luồng ánh sáng Bắc Cực mạnh mẽ gây thảm họa cho hệ thống điện tín trong biến cố 1859, có thể làm tê liệt và hư hại những màng lưới điện năng và là tác nhân cho việc hao mòn các đường ống dẫn dầu và gas.”

“Sự tổn thất kinh tế và xã hội bởi những cơn bão từ trường trên đất có thể đến mức độ chưa từng có.” Theo báo cáo: “Sự tổn thất của cơn bão Katrina được định giá vào khoảng giữa 81 tỷ đến 125 tỷ Mỹ kim sẽ chẳng ra gì khi so với kết quả trong tương lai khi xảy ra tình huống cơn bão từ trường, sự thiệt hại có thể lên đến từ 1 ngàn tỷ (1,000,000,000,000) cho đến 2 ngàn tỷ vào năm đầu. Tùy theo sự thiệt hại, sự phục hồi hoàn toàn có thể kéo dài từ 4 đến 10 năm.”

Thật là một sự đánh giá dễ sợ, nhưng – như thực tế đáng sợ khác về sự thay đổi khí hậu toàn cầu – sự chuẩn bị sẽ làm giảm bớt hiệu quả của “cơn giông tố kịch liệt của không gian.”

Fisher nói với tờ Telegraph rằng: Những sự đề phòng có thể bao gồm, chẳng hạn như: tạo một hệ thống màng lưới điện năng dự bị để nếu những tụ trử điện cao tải khổng lồ bị cháy vì cơn bảo mặt trời, thì kế hoạch dự phòng B được thi hành. Ông nói: “Nếu bạn biết tai họa sắp đến…và bạn có đủ thời gian để chuẫn bị và đề phòng, thì bạn có thể tránh sự khó khăn.”

Bạn có thể theo dõi những gì mặt trời đang tấn công chúng ta qua Trung Tâm Dự Báo Thời Tiết Không Gian của Cục Đại Dương và Khí Quyển Quốc Gia Hoa Kỳ. Nhưng bạn đừng lo lắng nhiều, nếu lịch Maya đúng (nghĩa là thế giới sẽ tận chung vào ngày 21/12/2012), thì chúng ta không cần phải sợ hãi năm 2013.

NASA Cảnh Báo: Những Ngọn Lửa từ
“Cơn Bảo Không Gian Khổng Lồ” Sẽ Tạo Nên Hổn Loạn

Nguyên tác:“Nasa warns solar flares from “huge space storm” will cause devastation”
Viết bởi: Andrew Hough , Jun 14th 2010
Nguồn: http://www.telegraph.co.uk/science/space/7819201/Nasa-warns-solar-flares-from-huge-space-storm-will-cause-devastation.html
Người dịch: Mã Thiên Ân

“…Và thế lực của các từng trời sẽ rúng động.”
(Ma-thi-ơ 24: 29c)

NASA đã cảnh báo rằng: Anh Quốc sẽ phải đối diện với sự mất điện một cách rộng khắp và không có các tín hiệu truyền thông tối cần thiết trong một thời gian dài, sau khi trái đất bị trúng “cơn bão không gian” thuộc loại “một đời mới có một lần.”

Màng lưới điện năng quốc gia sẽ bị nóng quá độ và ngành du lịch hàng không sẽ bị gián đoạn nặng nề, trong khi các thiết bị điện tử khác, như: các thiết bị chỉ đạo và các vệ tinh nhân tạo có thể ngưng hoạt động sau khi mặt trời đạt đến năng lực tối đa của nó trong một vài năm tới.

Tờ báo Daily Telegragh tiết lộ: Các trưởng khoa học gia của cơ quan không gian tin rằng trái đất sẽ bị trúng năng lượng từ trường đến từ những ngọn lửa của mặt trời với mức độ chưa từng có, sau khi mặt trời bừng tỉnh từ “giấc ngủ say” vào một lúc nào đó trong năm 2013.

Trong một cảnh báo mới, Nasa nói rằng: Cơn bão khổng lồ sẽ giáng xuống như một “tia sét đánh” và có thể gây nên những hiệu quả nghiêm trọng cho các dịch vụ sức khỏe, cấp cứu và an ninh quốc gia trong thế giới, nếu không có sự phòng bị.

Các nhà khoa học tin rằng mọi thứ có thể bị thiệt hại: từ hệ thống dịch vụ cấp cứu, các trang thiết bị bệnh viện, các hệ thống ngân hàng, và những thiết bị điều khiển hàng không; cho đến mọi vật dụng hàng ngày, như: máy vi tính, điện thoại iPods, và các hệ thống vệ tinh nhân tạo chỉ đạo.

Vì sự lệ thuộc nặng nề của loài người vào những đồ dùng điện tử, là những vật có nhạy cảm với từ tính, cơn bão có thể sẽ để lại hàng triệu bảng Anh tổn thất và sự hổn loạn lớn lao cho các chính phủ.

Tiến sĩ Richard Fisher, Giám Đốc Cục Thái Dương Vật Lý Học của NASA phát biểu trong cuộc phỏng vấn với tờ báo Daily Telegragh: “Chúng ta biết điều này sẽ xảy ra, nhưng không biết mức tệ hại sẽ như thế nào. Nó sẽ làm hư các thiết bị truyền thông, như: các vệ tinh nhân tạo, các hệ thống chỉ đạo của xe hơi, ngành du lịch hàng không, các hệ thống ngân hàng, các máy vi tính của chúng ta, mọi đồ dùng điện tử. Nó gây ra những khó khăn lớn lao cho cả thế giới. Nhiều khu vực rộng lớn sẽ không có điện, và để sửa chữa những sự hư hại đó sẽ khó khăn cũng như mất nhiều thời gian”.

Tiến Sĩ Fisher nói: “Chẳng những các hệ thống không hoạt động, mà những ngọn lửa mặt trời cũng sẽ thay đổi từ trường trên trái đất một cách nhanh chóng như chớp. Đó là hiệu quả của mặt trời.”

Một hội nghị về “thời tiết không gian” nhóm tại Washington DC, tuần qua, với sự tham dự của các nhà khoa học NASA, các chính khách, các nhà nghiên cứu và các quan chức chính phủ, đã được nghe những lời cảnh báo tương tự.

Trong khi trước đó, các nhà khoa học đã nói đến những nguy hiểm của cơn bão, thì cho đến nay, lời phát biểu của Tiến Sĩ Fisher là những lời cảnh báo dễ hiểu nhất từ cơ quan NASA.

Tiến Sĩ Fisher, 69 tuổi, nói: Cơn bão sẽ khiến mặt trời nóng đến 10, 000 độ F (5500o C) chỉ xảy ra vài lần trong một đời người.

Cứ mỗi 22 năm, thì năng lực từ trường của mặt trời lên đến cao độ trong khi tổng số những ngọn lửa mặt trời lên đến mức độ cao cứ mỗi 11 năm.

Tiến Sĩ Fisher, một nhà khoa học NASA đã 20 năm, nói rằng: hai biến cố này sẽ cùng lúc xảy ra vào năm 2013 và sẽ sinh ra những mức độ phóng xạ khổng lồ.

Ông nói những vùng lớn trên thế giới sẽ bị mất điện trong nhiều tháng, mặc dù ông nhìn nhận điều này không chắc chắn.

Một cảnh ngộ dễ xảy ra hơn, là: Những khu vực lớn, bao gồm phía bắc Âu Châu và nước Anh, có những màng lưới điện năng yếu ớt, có thể sẽ bị mất điện và không thể sử dụng các thiết bị điện tử hàng giờ, và có thể cả hàng ngày.

Ông nói: Sự chuẩn bị cũng giống như sự chuẩn bị trong mùa bão tố, khi các nhà cầm quyền biết rằng sự khó khăn đến ngay nhưng không biết sự nghiêm trọng sẽ như thế nào.

Ông nói: “Tôi nghĩ rằng: vấn đề là xã hội ngày nay tùy thuộc vào điện tử, điện thoại di động và vệ tinh nhân tạo nhiều hơn lần xảy ra trước đây. Từ sự kiện này sẽ có sự chấn động kinh tế trầm trọng. Chúng tôi cẩn trọng nhận thức vấn đề. Sự chấn động kinh tế sẽ giống như những cơn cuồng phong hoặc những trận bão lớn.”

Học Viện Khoa Học Quốc Gia đã cảnh báo cách đây hai năm, là mọi nguồn điện, và nhiều thiết bị, như: GPS chỉ đạo (hệ thống chỉ đạo định vị toàn cầu), du lịch hàng không, các dịch vụ tài chánh, truyền thông vô tuyến điện khẩn cấp sẽ bi hư hỏng bởi hoạt động kịch liệt của mặt trời.

Nó cảnh báo rằng: Một cơn bão mặt trời có thể gây “thiệt hại gấp hai mươi lần hơn trận bão Katrina.” Trận bão đó đã tàn phá New Orlean vào năm 2005 và để lại sự tổn thất lên đến 125 tỷ Mỹ kim (85 tỷ bảng Anh).

Tiến Sĩ Fisher nói rằng: Những sự đề phòng có thể bao gồm: tạo một hệ thống dự bị cho các bệnh viện và các màng lưới điện năng và cho phép sự phát triển trên vệ tinh nhân tạo “các hệ thống an toàn.”

Ông nói thêm: “Nếu bạn biết tai họa sắp tới… và bạn có đủ thời gian để chuẩn bị và đề phòng thì bạn có thể tránh được sự khó khăn.”

<p
style=”text-align: justify;”>Cơ quan của ông, một phân khoa của Hội Đồng Quản Trị Nhiệm Vụ Khoa Học, ở tổng hành dinh NASA tại Washington DC, có nhiệm vụ điều tra các ảnh hưởng của mặt trời trên trái đất, đã sử dụng hàng tá vệ tinh nhân tạo để nghiên cứu sự đe dọa này.

Chính phủ (Anh Quốc) nói rằng: đã biết trước sự đe dọa và “những kế hoạch thích ứng đã có sẵn” để đương đầu với hậu quả của trận bão này.

Những kế hoạch này bao gồm việc cho phép một số những bộ biến điện nằm tại vị trí biên đạo của mạng lưới quốc gia được tạm thời tắt đi và cải tiến mức điện thế trong toàn mạng lưới.

Cơ quan Ghi Nhận Nguy Hiểm Quốc Gia được thành lập vào năm 2008 để xác định những sự nguy hiểm khác nhau cho nước Anh, cũng đã có những chương trình thông suốt để giải quyết sự kiện hoàn toàn bị mất nguồn cung cấp điện.