Hỏi & Đáp: Búp-bê Có Phải Là Hình Tượng Hay Không?

4,329 views

Trần Thị Thu Hương
Saigon

Thiên Chúa cấm chúng ta làm tượng, thờ lạy tượng, và hầu việc tượng.

“Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, hoặc hình dạng nào trong các tầng trời, hoặc trong nơi đất thấp, hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ thờ lạy chúng nó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì Ta là Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu của ngươi, là Thần hay ghen, phạt tội của tổ phụ trên con cháu đến đời thứ ba và đến đời thứ tư cho những kẻ ghét Ta; và làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến Ta và giữ các điều răn Ta.” (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:4-6)

Phục Truyền Luật Lệ Ký 4:15-18 bày tỏ cho chúng ta hiểu rõ hơn về những loại tượng:

“Vậy, các ngươi hãy cẩn thận giữ lấy linh hồn mình, vì các ngươi không có thấy một hình dạng nào trong ngày Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu các ngươi, từ nơi giữa lửa phán với các ngươi, tại Hô-rếp; mà các ngươi làm bại hoại cho mình, và làm một hình chạm nào, hình dạng của tà thần nào, hình thể của người nam hay người nữhình thể của con thú nào đi trên đất, hình thể của vật nào có cánh bay trên trời, hình thể của loài côn trùng nào bò trên đất, hình thể của con cá nào ở trong nước dưới đất;”

Và trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 27:15 thì nói rõ hai cách thức làm tượng bị cấm:

“Đáng rủa sả thay người nào làm tượng chạm hay là tượng đúc, là vật gớm ghiếc cho Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, công việc bởi tay người thợ, dựng nó lên trong nơi kín nhiệm! Cả dân sự phải đáp: A-men!”

Chúng ta có thể xem cách làm búp bê trong đoạn clip sau:

 

Như vậy, búp bê là tượng hình người, được đúc từ khuôn ra nên chắc chắn là tượng. Búp bê không giống như thú nhồi bông, bởi vì thú nhồi bông được may bằng vải (chứ không từ khuôn đúc) sau đó nhồi bông ở trong. Cũng giống như những manocanh vậy, cũng là tượng hình người đúc từ khuôn ra.

 

Hình 1: Đây là tượng

 

Hình 2: Đây không phải là tượng, vì nó chỉ là dạng khung sắt để treo đồ chứ không phải hình người được đúc từ khuôn

 

Hình 3: Liệu đây có phải là tượng không? Và chúng ta có được sử dụng không?

Có nhiều khi chúng ta đối diện với những vật dụng mà chúng ta không rõ là tượng hay không, và có lúc đắn đo có nên sử dụng hay không.

  • Trường hơp 1: Sử dụng. Nếu đó là tượng, chúng ta phạm tội vì Chúa nói   “Vậy, các ngươi hãy cẩn thận giữ lấy linh hồn mình, vì các ngươi không có thấy một hình dạng nào trong ngày Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu các ngươi, từ nơi giữa lửa phán với các ngươi, tại Hô-rếp” (Phục Truyền 4:15). Nếu đó không phải là tượng thì chúng ta không sao.
  • Trường hợp 2: Không sử dụng. Dù đó có là tượng hay không thì chúng ta cũng không phạm tội với Chúa. Chúa cũng đã phán với chúng ta: “Dân ta bị diệt vì cớ thiếu sự thông biết. Bởi ngươi bỏ sự thông biết thì ta cũng bỏ ngươi, để ngươi không làm thầy tế lễ cho ta nữa; bởi ngươi đã quên luật pháp của Thiên Chúa mình, thì ta cũng sẽ quên con cái ngươi.” (Ô-sê 4: 6)

Con đã trình bày theo sự hiểu của mình và đoạn clip trên là chú Tim chia sẻ cho con. Ngày trước mới tin Chúa, con ngẫm nghĩ về điều răn hình tượng vì con thích tô tượng và con có nhiều tượng. Sau đó, con nhận ra tượng là ô uế trước mặt Chúa nên con đem bỏ hết. Đến bây giờ, khi đi đường ngang qua các shop thời trang có đầy manocanh, những bộ quần áo đẹp được mặc cho chúng, con thấy ghê ghê nên cũng không muốn nhìn nữa.

(Xem thêm bài chia sẻ về thú nhồi bông của Người Chăn tại link sau: http://timhieuthanhkinh.net/?p=878)

Trần Thị Thu Hương
09/12/2014

Về hình tượng, nếu chúng ta để ý thì sẽ thấy:

  • Chúa cấm chúng ta tạc/chạm/khắc hoặc đúc hình tượng của các loài “động vật” dù là thuộc về thế giới thiêng liêng hay thế giới vật chất.
  • Các tượng đúc đều ra từ các tượng tạc/chạm/khắc, vì người ta phải tạc/chạm/khắc một cái khuôn mẫu trước.

Trong thế giới văn minh hiện nay, có những vật mà chúng ta khó kết luận rằng, đó là hình tượng hay không phải hình tượng. Nhất là, kỹ thuật in 3D cho phép chúng ta in ra một hình tượng theo một bản vẽ, mà hoàn toàn không liên quan gì đến sự tạc/chạm/khắc hay đúc. Vì thế, đối với con dân Chúa, không phải là việc chỉ khăng khăng giữ các điều răn của Chúa theo văn tự, mà là:

Chúng ta vâng giữ các điều răn của Chúa theo ý nghĩa của các điều răn ấy, tức là tinh thần của các điều răn ấy, mà chúng ta nhận biết được, khi chúng ta nghe các tiên tri của Chúa công bố hay khi chúng ta tự mình đọc các điều răn ấy qua văn tự.

Điều quan trọng là hiện nay, mỗi con dân Chúa đều có Đức Thánh Linh ngự trong thân thể mình. Trong mọi sự, chúng ta chỉ cần cầu xin Đức Thánh Linh dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật. Đức Thánh Linh sẽ giúp cho chúng ta hiểu được tinh thần của các điều răn của Chúa. Vì Ngài là Thần Lẽ Thật, Đấng dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật.

Cuối cùng, Lời Chúa dạy rõ: “Bất cứ làm điều gì không bởi đức tin thì điều đó là tội lỗi” (Rô-ma 14:23). Nếu chúng ta không biết chắc điều chúng ta sẽ làm có phải là tội lỗi hay không, mà chúng ta vẫn làm, thì chúng ta phạm tội.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Huỳnh Christian Timothy
09/12/2014