YouTube: https://youtu.be/ByajaNv37Tk
202416 Bài Giảng Trong Năm 2024
Sự Tái Đắc Cử của Tổng Thống Trump
và Thánh Ý của Đức Chúa Trời – Phần 2
Huỳnh Christian Timothy
Huỳnh Christian Priscilla
Kính mời quý con dân Chúa dành thời gian nghe bài giảng này, có nhiều thí dụ và giải thích chi tiết hơn là phần bài viết.
Bấm vào nút “play” ► dưới đây để nghe
Bấm vào nút “play” ► dưới đây để nghe
Bấm vào một trong các nối mạng dưới đây để nghe hoặc tải xuống mp3 bài giảng này:
- MediaFire: Bấm vào đây
- OpenDrive: Bấm vào đây
- SoundCloud: Bấm vào đây
Bấm vào một trong các nối mạng dưới đây để đọc hoặc tải xuống pdf bài giảng này:
- MediaFire: Bấm vào đây
- OpenDrive: Bấm vào đây
Kho chứa MP3 các bài giảng:
- MediaFire: Bấm vào đây
- OpenDrive:
1. Bấm vào đây
2. Bấm vào đây
Kho chứa pdf các bài giảng:
- MediaFire: Bấm vào đây
- OpenDrive:
1. Bấm vào đây
2. Bấm vào đây
Sự tái đắc cử của Tổng Thống Trump vào ngày 05 tháng 11 năm 2024 vừa qua là một sự kiện vô cùng quan trọng, không những đối với nước Mỹ mà còn là đối với các quốc gia khác trên thế giới. Đó vừa là một phép lạ vừa là một ơn phước đến từ Đức Chúa Trời.
Sự tái đắc cử của Tổng Thống Trump là một phép lạ là vì không thể nào Tổng Thống Trump có thể tự mình thắng được hệ thống cầm quyền của Đảng Dân Chủ. Đảng này đã dùng đủ mọi cách với quyền lực trong tay để đàn áp, phỉ báng, vu khống, truy tố hình sự và dân sự, thậm chí mưu sát ông để ngăn cản ông tái ứng cử và tái đắc cử vào chức vụ tổng thống. Phải có sự can thiệp của Đức Chúa Trời thì Tổng Thống Trump mới có thể tiếp tục tái ứng cử và đắc cử vẻ vang với số phiếu áp đảo cả về phiếu phổ thông lẫn phiếu đại cử tri. Chính Tổng Thống Trump cũng nhận biết rằng, Đức Chúa Trời đã hai lần cứu ông thoát chết, trong hai lần ông bị ám sát lúc diễn thuyết tranh cử. Ông nhận biết, Đức Chúa Trời có một sứ mệnh dành cho ông. Ông nói:
“Nhiều người đã nói với tôi rằng, Đức Chúa Trời đã cứu mạng tôi vì một lý do. Và lý do đó là để cứu đất nước chúng ta và khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ. Bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau hoàn thành sứ mệnh đó.” [1].
“Đức Chúa Trời đã cứu mạng tôi không chỉ một lần mà là hai lần. Các lần đối mặt với sự chết ấy đã không làm suy sụp ý chí của tôi. Chúng chỉ khiến quyết tâm của tôi trở nên mạnh mẽ hơn để dùng thời gian của mình trên đất này làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại vì tất cả người dân Mỹ” [2].
Nhiều người không tin rằng, Tổng Thống Trump tái đắc cử vẻ vang là việc làm của Đức Chúa Trời. Nhưng Lời Chúa trong Đa-ni-ên 2:21 và Rô-ma 13:1 đã dạy cho chúng ta biết, Đức Chúa Trời là Đấng phế bỏ các vua và lập nên các vua; mọi quyền đều do Ngài chỉ định.
Có người công nhận, Tổng Thống Trump tái đắc cử vẻ vang là việc làm của Đức Chúa Trời nhưng họ lại không tin ông là tôi tớ của Đức Chúa Trời. Lý do họ đưa ra là vì Tổng Thống Trump có một quá khứ không xứng đáng để làm tôi tớ của Đức Chúa Trời. Những người có quan điểm như vậy đã tự cho mình là người biết rõ tiêu chuẩn Đức Chúa Trời chọn người làm tôi tớ của Ngài. Những người đó cũng cần suy ngẫm lại câu chuyện về người đàn bà phạm tội ngoại tình được ghi lại trong Giăng 8:1-11.
Trong Thánh Kinh có ghi lại câu chuyện hai vua của dân ngoại được Đức Chúa Trời gọi là tôi tớ của Ngài hoặc người được xức dầu của Ngài, dù họ không biết Ngài. Người thứ nhất là Vua Nê-bu-cát-nết-xa của Đế Quốc Ba-bi-lôn, được Đức Chúa Trời gọi là “tôi tớ của Ta” (Giê-rê-mi 27:6). Ông được Đức Chúa Trời dùng để hình phạt dân I-sơ-ra-ên thuộc Vương Quốc Giu-đa. Vua Nê-bu-cát-nết-xa là người bắt dân Giu-đa làm phu tù 70 năm, hủy diệt thành Giê-ru-sa-lem và Đền Thờ Thiên Chúa. Người thứ nhì là Vua Si-ru của Đế Quốc Phe-rơ-sơ, được gọi là “người được xức dầu” của Đức Chúa Trời (Ê-sai 45:1). Ông được Đức Chúa Trời dùng để giải phóng dân I-sơ-ra-ên thuộc Vương Quốc Giu-đa khỏi ách phu tù, đưa họ trở về Đất Hứa Ca-na-an để xây lại thành Giê-ru-sa-lem và Đền Thờ Thiên Chúa.
Sự tái đắc cử của Tổng Thống Trump là một ơn phước từ Đức Chúa Trời, vì Ngài dùng ông khôi phục các truyền thống đạo đức Cơ-đốc cho nước Mỹ, tỉnh thức dân Mỹ trước ngày Đấng Christ đến. Đức Chúa Trời cũng sẽ dùng sức mạnh của nước Mỹ trong nhiệm kỳ hai của Tổng Thống Trump để ngăn ngừa và can thiệp các cuộc áp bức và khủng bố con dân Chúa khắp nơi trên thế giới. Ngài cũng sẽ dùng chính phủ Trump để trang bị quân sự cho I-sơ-ra-ên để I-sơ-ra-ên sẵn sàng cho cuộc chiến theo Thi Thiên 83, là cuộc chiến sẽ xảy ra trước Kỳ Tận Thế [3], [4].
Sự dân Mỹ được ban cho cơ hội tỉnh thức trước ngày Đấng Christ đến là một ơn phước đặc biệt Đức Chúa Trời ban cho họ, vì nước Mỹ luôn ủng hộ I-sơ-ra-ên. Vào ngày 14 tháng 05 năm 1948, chỉ vài phút sau khi I-sơ-ra-ên tuyên bố thành lập quốc gia thì nước Mỹ đã lên tiếng công nhận quốc gia I-sơ-ra-ên. Từ đó cho tới hiện tại, dù là Đảng Dân Chủ hay Đảng Cộng Hòa cầm quyền, chính phủ Mỹ luôn ủng hộ I-sơ-ra-ên. Lời phán của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham, được ghi lại trong Sáng Thế Ký 3:12, đã ứng nghiệm trên nước Mỹ: “Ta sẽ ban phước cho những ai chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi.” Thật vậy, nước Mỹ được Đức Chúa Trời ban phước, vì nước Mỹ luôn ủng hộ I-sơ-ra-ên.
Kể từ sau khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc, vào cuối thập niên 1940, nước Mỹ đã trở thành cường quốc đứng đầu thế giới. Trong khi các cường quốc Anh, Pháp, Đức bị tàn phá nặng nề, suy thoái về quân sự lẫn kinh tế, thì nước Mỹ không bị chiến tranh tàn phá và nền kinh tế phát triển mạnh. Nước Mỹ đã đứng ra viện trợ khôi phục các quốc gia ở Châu Âu và ngay cả nước Nhật. Hiện nay, trên thế giới có 195 quốc gia mà theo thông tin từ Bộ Ngoại Giao Mỹ thì nước Mỹ viện trợ nhân đạo, kinh tế, và quân sự cho hơn 150 quốc gia.
Hiện nay, nước Mỹ là một siêu cường quốc chưa từng có trong lịch sử loài người.
Về quân sự: Nước Mỹ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới cả về số lượng, chất lượng, và công nghệ. Quân đội Mỹ hiện diện toàn cầu, có khả năng triển khai lực lượng nhanh chóng và có vũ khí hạt nhân.
Về kinh tế: Nền kinh tế Mỹ là lớn nhất thế giới tính theo Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (Gross Domestic Product). Trong lịch sử, không quốc gia nào có thể so bằng sự phát triển và phạm vi của nền kinh tế Mỹ hiện đại.
Về ảnh hưởng văn hóa và chính trị: Nước Mỹ có ảnh hưởng văn hóa và chính trị rất lớn trên toàn cầu, đặc biệt là trong các lĩnh vực giải trí, công nghệ, và chính trị quốc tế. Nhưng nước Mỹ cũng là một nước làm ô uế đạo đức thế giới qua việc xuất khẩu các chương trình truyền hình đồi bại, loại âm nhạc ca ngợi Sa-tan, và các sản phẩm khiêu dâm, hạ thấp phẩm giá của con người.
Nếu xét về phương diện mối quan hệ của nước Mỹ với Thiên Chúa thì có hai điều lạ về nước Mỹ.
Điều lạ thứ nhất về nước Mỹ là dân Mỹ có nhiều điểm tương đồng với dân I-sơ-ra-ên.
1. Về nguồn gốc và di cư: Cả hai đều bắt đầu với nhóm người tin nhận Thiên Chúa, di cư, tìm kiếm sự tự do trong cuộc sống và trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Dân I-sơ-ra-ên thoát ách nô lệ của xứ Ê-díp-tô. Còn những di dân đầu tiên từ Vương Quốc Anh đến Mỹ là những người muốn thoát khỏi Anh Giáo, tự xem mình là “Dân I-sơ-ra-ên Mới”, và xem Bắc Mỹ như “Đất Hứa Mới”. Dân I-sơ-ra-ên phải vượt qua Biển Đỏ để vào Đất Hứa. Còn những di dân Anh phải vượt qua Đại Tây Dương để vào “Đất Hứa Mới”.
2. Về xây dựng quốc gia: Dân I-sơ-ra-ên có thời kỳ Các Quan Xét trước khi lập vương quốc. Dân Mỹ có thời kỳ thuộc địa trước khi trở thành quốc gia độc lập. Cả hai đều phải chiến đấu để xây dựng và bảo vệ lãnh thổ.
3. Về nền tảng đạo đức và pháp luật: Dân I-sơ-ra-ên có Luật Môi-se, với Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời làm nền tảng. Dân Mỹ có Hiến Pháp và Tuyên Ngôn Độc Lập với những nguyên tắc được lấy cảm hứng từ Thánh Kinh, với sự tôn cao Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời.
4. Về phát triển xã hội: Cả hai đều trải qua thời kỳ thịnh vượng và mở rộng lãnh thổ. Cả hai đều đối mặt với những thách thức về đoàn kết dân tộc và xung đột nội bộ. Dân I-sơ-ra-ên có thời kỳ phân chia thành Vương Quốc I-sơ-ra-ên và Vương Quốc Giu-đa. Dân Mỹ thì có Nội Chiến Nam Bắc.
5. Về vai trò quốc tế: I-sơ-ra-ên dưới thời Vua Đa-vít và Vua Sa-lô-môn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của Trung Đông. Nước Mỹ trở thành cường quốc về chính trị, kinh tế, và văn hóa toàn cầu kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến.
6. Về thách thức đạo đức: Cả hai đều đối mặt với việc duy trì giá trị đạo đức, đức tin nơi Thiên Chúa trong thời kỳ thịnh vượng. Cả hai đều trải qua các giai đoạn xa rời đức tin nơi Thiên Chúa.
7. Về sự bội nghịch Thiên Chúa và bị trừng phạt: Khi dân I-sơ-ra-ên quay lưng với Đức Chúa Trời, họ bị trừng phạt qua các cuộc chinh phạt và cuối cùng là sự lưu đày. Sự sa ngã đạo đức và lòng tin kính Thiên Chúa của nước Mỹ có thể dẫn đến sự suy tàn của đất nước và sự trừng phạt từ Đức Chúa Trời.
8. Về sự phục hồi: Dân I-sơ-ra-ên đã có các thời kỳ phục hồi, như khi họ trở về từ thời kỳ lưu đày để xây dựng lại Giê-ru-sa-lem và Đền Thờ, như khi họ được tái lập quốc vào năm 1948. Dân Mỹ có các phong trào phục hưng đức tin, khi người dân quay trở lại với đức tin và sự thờ phượng Thiên Chúa.
9. Về sứ mệnh: Dân I-sơ-ra-ên nhận mình là dân được Thiên Chúa chọn với sứ mệnh đặc biệt. Dân Mỹ thì có khái niệm “Thiên Mệnh Hiển Nhiên” (Manifest Destiny) và tự cho mình có vai trò lãnh đạo thế giới.
Dưới đây là sự so sánh về thiên mệnh của dân I-sơ-ra-ên và dân Mỹ.
Thiên Mệnh của Dân I-sơ-ra-ên:
Dân I-sơ-ra-ên tin rằng, họ có một số sứ mệnh đặc biệt được Đức Chúa Trời giao phó:
1. Sứ mệnh làm “Dân Được Chọn”: Họ tin rằng Đức Chúa Trời đã chọn họ làm dân tộc đặc biệt của Ngài (Xuất Ê-díp-tô Ký 19:5-6). Họ được Đức Chúa Trời gọi là “vương quốc thầy tế lễ” và “dân thánh”. Họ có trách nhiệm sống thánh khiết để làm gương cho các dân tộc khác.
2. Sứ mệnh giữ gìn và truyền bá Lời Chúa: Họ được giao nhiệm vụ bảo tồn Lời Chúa (Cựu Ước). Họ có trách nhiệm dạy dỗ luật pháp của Đức Chúa Trời cho con cháu và làm chứng về Đức Chúa Trời cho các dân tộc khác.
3. Sứ mệnh chuẩn bị cho Đấng Mê-si-a: Họ giữ gìn dòng dõi để Đấng Mê-si-a sẽ sinh ra từ họ. Duy trì các lời tiên tri và những lời hứa về Đấng Mê-si-a.
4. Sứ mệnh làm “Sự Sáng”: Họ được kêu gọi làm “sự sáng cho các dân ngoại” (Ê-sai 42:6). Họ phải thể hiện sự công chính và thánh khiết của Đức Chúa Trời, làm gương cho muôn dân về cách thờ phượng Đức Chúa Trời chân thật.
5. Sứ mệnh về đạo đức xã hội: Họ có bổn phận thực hiện công lý và nhân từ; bảo vệ người nghèo, cô nhi và góa phụ; xây dựng một xã hội công bằng, theo luật pháp của Đức Chúa Trời.
6. Sứ mệnh về phước lành: Họ trở thành kênh phước lành cho các dân tộc khác, như lời Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham: “Trong ngươi, hết thảy các gia tộc trên đất sẽ được ban phước” (Sáng thế ký 12:3).
7. Sứ mệnh về sự thờ phượng: Họ duy trì việc thờ phượng Đức Chúa Trời chân thật. Chống lại sự thờ hình tượng. Giữ gìn các nghi lễ và các lễ hội thánh.
8. Sứ mệnh về đất đai: Họ giữ gìn Đất Hứa làm cơ nghiệp. Xây dựng Đền Thờ Thiên Chúa tại Giê-ru-sa-lem. Biến đất nước I-sơ-ra-ên thành nơi thờ phượng Đức Chúa Trời.
9. Sứ mệnh về tương lai: Họ chờ đợi sự phục hưng của vương quốc. Chuẩn bị cho thời đại Mê-si-a. Làm chứng cho sự thành tín của Đức Chúa Trời.
Tuy nhiên, lịch sử cho thấy, dân I-sơ-ra-ên thường thất bại trong việc thực hiện các sứ mệnh này. Họ nhiều lần quay lưng với Đức Chúa Trời, thờ hình tượng, và không sống theo các tiêu chuẩn đạo đức mà họ được kêu gọi. Điều này dẫn đến nhiều hậu quả trong lịch sử của họ, bao gồm cả sự lưu đày và mất nước.
Thiên Mệnh của Dân Mỹ:
Người Mỹ, với khái niệm “Thiên Mệnh Hiển Nhiên” (Manifest Destiny) vào thế kỷ 19, tin rằng, họ có các sứ mệnh sau đây do Thiên Chúa giao phó:
1. Mở rộng lãnh thổ: Người Mỹ tin rằng, việc mở rộng lãnh thổ từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương là sứ mệnh đã được định sẵn. Điều này bao gồm việc chiếm đoạt và khai thác các vùng đất mới, đặc biệt là những vùng đất không thuộc quyền kiểm soát của người Châu Âu. Nếu cần thì thu mua.
2. Lan tỏa dân chủ và văn hóa: Người Mỹ tin rằng, họ có bổn phận truyền bá chế độ chính trị dân chủ cùng với văn hóa và lối sống của người Mỹ ra khắp lục địa, với niềm tin rằng, chúng sẽ mang lại sự tiến bộ và văn minh cho các dân tộc khác.
3. Rao giảng Tin Lành và giáo dục: Người Mỹ tin rằng, họ có bổn phận rao giảng Tin Lành cho các dân tộc khác và giáo dục các dân tộc khác về các giá trị văn minh phương Tây. Nước Mỹ là nước có nỗ lực lớn nhất trong sự rao giảng Tin Lành cho muôn dân, qua sự gửi những nhà truyền giáo đi khắp nơi và tài trợ sự thành lập các Hội Thánh địa phương ở các quốc gia khác. Nền giáo dục của Mỹ cũng giúp đào tạo nhiều nhân tài cho các dân tộc khác.
4. Tái tạo thế giới: Người Mỹ tin rằng, họ có trách nhiệm tái tạo thế giới theo hình ảnh của Hoa Kỳ, tức là thiết lập các quốc gia khác theo mô hình chính trị, kinh tế, và xã hội của mình, với niềm tin rằng, đây là con đường tốt nhất cho sự phát triển và hòa bình của thế giới.
Những niềm tin này không chỉ dựa trên tư tưởng tôn giáo mà còn gắn liền với chủ nghĩa cá biệt (American exceptionalism), khẳng định rằng, Hoa Kỳ là một quốc gia đặc biệt, có sứ mệnh đặc biệt trong lịch sử thế giới.
Điều lạ thứ nhì về nước Mỹ là nước Mỹ không hề được nói đến trong Thánh Kinh, không hề được nói đến trong các lời tiên tri về những ngày cuối cùng. Lý do hợp lý nhất có lẽ là vì nước Mỹ sẽ không còn là một siêu cường quốc trước Kỳ Tận Thế, không tác động, không ảnh hưởng đến các biến cố trong Kỳ Tận Thế.
Có nhiều nguyên nhân có thể khiến cho nước Mỹ không còn là một siêu cường quốc, như: thiên tai, dịch bệnh, nội chiến, suy sụp kinh tế vì vỡ nợ. Chúng tôi không nghĩ Đệ Tam Thế Chiến là một trong các nguyên nhân. Vì nếu xảy ra thế giới đại chiến lần thứ ba trong lúc này thì chắc chắn sẽ là chiến tranh hạt nhân, và không riêng nước Mỹ mà còn nhiều nước khác sẽ bị xóa sổ. Có lẽ nguyên nhân có xác suất cao nhất là sự Đấng Christ đến, đem Hội Thánh ra khỏi thế gian, trong đó có nhiều con dân Chúa nắm giữ các chức vụ quan trọng trong chính phủ Mỹ, từ trung ương đến địa phương, khiến cho nước Mỹ bị sụp đổ. Các quốc gia khác không bị ảnh hưởng nặng như nước Mỹ, vì trong giới cầm quyền của họ không có nhiều người tin kính Chúa. Điển hình là hiện nay, giới cầm quyền các quốc gia ở Châu Âu không khác gì giới cầm quyền thuộc Đảng Dân Chủ ở Mỹ.
Theo thống kê, hiện tại dân số nước Mỹ là vào khoảng 346 triệu người. Trong đó, có khoảng 218 triệu người, hoặc khoảng 63%, là môn đồ của Đấng Christ. Nhưng có bao nhiêu người trong con số khoảng 218 triệu người Mỹ thật sự là môn đồ của Đấng Christ thì khó mà biết được. Với sự thương xót lớn của Đức Chúa Trời thì một người vẫn có thể được cứu dường như qua lửa (I Cô-rinh-tô 3:15). Có nghĩa là một người được cứu vì người ấy thật lòng tin nhận sự chết chuộc tội của Đấng Christ, nhưng nếp sống của người ấy không kết nhiều quả lành cho Nước Trời, nên không được Chúa ban thưởng.
Chúng tôi nghĩ rằng, rất có thể Tổng Thống Trump sẽ là vị tổng thống cuối cùng của nước Mỹ. Rất có thể vào khoảng gần cuối nhiệm kỳ của ông, Đấng Christ sẽ đến, đem Hội Thánh ra khỏi thế gian. Khi đó, nước Mỹ sẽ tự phân rã thành các nước nhỏ và không còn ủng hộ I-sơ-ra-ên. Các nước Ả-rập Hồi Giáo sẽ nhân đó, liên kết, tấn công I-sơ-ra-ên, mở ra cuộc chiến theo Thi Thiên 83. Liền theo đó, Liên Hiệp Quốc nhanh chóng thành lập chính phủ toàn cầu, dẫn đến sự AntiChrist lên cầm quyền, và thế gian bước vào Kỳ Tận Thế [5].
Bốn năm trước, khi Tổng Thống Trump bị Đảng Dân Chủ gian lận, cướp đi chức vụ tổng thống của ông thì đó cũng là một ơn phước Đức Chúa Trời ban cho con dân Chúa khắp nơi. Đức Chúa Trời cho phép sự gian lận ấy xảy ra để Đảng Dân Chủ bộc lộ mọi sự gian trá, xấu xa, và băng hoại của họ. Điều đó khiến cho con dân Chúa tại Mỹ thức tỉnh, kêu cầu Chúa. Nhưng đó cũng là cơ hội Đức Chúa Trời vạch mặt những giáo sư giả, những tiên tri giả mà phần lớn nằm trong các giáo hội Ân Tứ, Ngũ Tuần. Họ là những người nhân danh Chúa, nói rằng, Chúa tỏ cho họ biết, Tổng Thống Trump chắc chắn sẽ tái đắc cử năm 2020. Con dân Chúa nên tránh xa những kẻ giả mạo đó, đừng tốn thời gian xem, nghe sự rao giảng của họ.
Phải chăng, nước Mỹ tiêu biểu cho Hội Thánh chung của Chúa trong thời Thời Tân Ước, với những ưu khuyết điểm như Đức Chúa Jesus Christ đã nêu lên trong bảy lá thư gửi cho bảy Hội Thánh tại miền Tiểu Á, được ghi lại trong Khải Huyền đoạn 2 và đoạn 3? Phải chăng, cuối cùng sẽ có một sự phục hưng lớn trong Hội Thánh, trước ngày Đấng Christ đến để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian, và Hội Thánh sẽ không liên quan gì đến các biến cố trong Kỳ Tận Thế? Nếu là vậy thì đó là ân điển vô cùng lớn của Đức Chúa Trời ban cho Hội Thánh.
Rất có thể bốn năm của chính quyền Biden và ba năm đầu của chính quyền Trump, nhiệm kỳ hai, là bảy năm sau cùng của Hội Thánh trên đất này để hoàn thành mọi linh vụ Đấng Christ đã giao phó cho Hội Thánh.
Chúng tôi tin rằng, Tổng Thống Trump là tôi tớ của Đức Chúa Trời, được Ngài dùng để hình phạt những kẻ làm ác và bênh vực những con dân của Ngài trong những ngày cuối cùng này. Mọi việc làm của Tổng Thống Trump trong nhiệm kỳ hai sẽ ảnh hưởng lớn không riêng gì nước Mỹ nhưng trên toàn thế giới. Mục đích chính là chuẩn bị con dân Chúa cho sự đến của Đấng Christ.
Chúng tôi tin rằng, sự đến của Đấng Christ đã rất gần, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nhưng không ngoại trừ sự kiện Ngài có thể đến trong một ngày Lễ Thổi Kèn. Chúng tôi mong rằng, mỗi con dân Chúa đều đã sẵn sàng cho sự đến của Đấng Christ.
Nguyện Lời Chúa thánh hóa chúng ta và thêm sức cho chúng ta. Nguyện tất cả chúng ta đều giữ vững đức tin, trung tín với Chúa cho tới ngày Đấng Christ đến. Nguyện tình yêu, ân điển, và sự thông công từ Ba Ngôi Thiên Chúa: Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh, bao phủ quý ông bà, anh chị em. A-men!
Huỳnh Christian Timothy
Huỳnh Christian Priscilla
16/11/2024
Ghi Chú
Nếu không truy cập được các nối mạng dưới đây, xin vào https://server6.kproxy.com/, dán địa chỉ nối mạng vào ô tìm kiếm, rồi bấm nút surf.
[1] “Many people have told me that God spared my life for a reason. And that reason was to save our country and to restore America to greatness. And now we are going to fulfill that mission together.”
[2] “God has now spared my life not once, but twice. These encounters with death have not broken my will. They’ve only hardened my resolve to use my time on Earth to Make America Great Again for all Americans.”
[3] https://kytanthe.net/076-chu-giai-thi-thien-83/
[4] https://kytanthe.net/077-chu-giai-e-sai-17-e-sai-17-va-cuoc-chien-theo-thi-thien-83/
[5] https://kytanthe.net/067-ky-tan-the-va-nam-2027/
Karaoke Thánh Ca: “Lòng Con Khao Khát (2)”
https://karaokethanhca.net/long-con-khao-khat-2/
Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Hiệu Đính 2012: Các câu Thánh Kinh được trích dẫn trong bài này là theo Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Hiệu Đính 2012. Đây là bản Thánh Kinh Việt Ngữ trên mạng, đang trong tiến trình hiệu đính để hoàn thành Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Dịch Ngôi Lời. Quý con dân Chúa có thể đọc tại đây: https://thewordtoyou.net/bible/, chọn phiên bản “Hiệu Đính”.
Các chữ nằm trong hai dấu [ ] không có trong nguyên văn của Thánh Kinh, được thêm vào cho đúng ngữ pháp tiếng Việt, hoặc đó là chú thích của người dịch.