Bấm vào nối mạng dưới đây để tải xuống mp3 bài giảng này
https://soundcloud.com/huynh-christian-timothy/sets/111_hoivadap
https://www.opendrive.com/folders?MV85MDk0MzY5X3FhM2Va
Bấm vào nối mạng dưới đây để tải xuống bài viết pdf:
https://www.opendrive.com/folders?MV85MDk0MzY5X3FhM2Va
Bấm vào nút “play” ► để nghe:
Phần âm thanh của bài giảng này được xếp trong CD_Hỏi & Đáp
https://soundcloud.com/huynh-christian-timothy/sets/111_hoivadap
Huỳnh Christian Timothy
Hỏi:
Ma-thi-ơ 27:46 và Mác 15:34 cùng ghi lại tiếng kêu của Đức Chúa Jesus Christ trên thập tự giá, nhưng cách ghi khác nhau. Dựa theo Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Hiệu Đính 2012 thì trong Ma-thi-ơ 27:46 Đức Chúa Jesus Christ gọi Thiên Chúa, còn trong Mác 15:34 thì Đức Chúa Jesus Christ gọi Đức Chúa Trời. Làm sao để giải thích sự khác biệt này, và ý nghĩa của tiếng kêu của Đức Chúa Jesus Christ là gì? Sao dân chúng lại có người cho rằng, Ngài gọi Tiên Tri Ê-li?
Đáp:
Trước hết, chúng ta hãy liệt kê hai câu Thánh Kinh trong nguyên ngữ Hy-lạp được dịch từ chữ qua chữ, cùng với hai câu được dịch theo bản Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Hiệu Đính 2012:
Ma-thi-ơ 27:46
Nguyên ngữ Hy-lạp:περι vào khoảngG4012 PREP δε và/nhưngG1161 CONJ την thứG3588 T-ASF εννατην chínG1766 A-ASF ωραν thời điểmG5610 N-ASF ανεβοησεν Ngài kêuG310 V-AAI-3S ο ĐứcG3588 T-NSM ιησους JesusG2424 N-NSM φωνη tiếngG5456 N-DSF μεγαλη lớnG3173 A-DSF λεγων nóiG3004 V-PAP-NSM ηλι Thiên Chúa của tôi (Ê-li)G2241 HEB ηλι Thiên Chúa của tôi (Ê-li)G2241 HEB λαμα tại sao (lam-ma)G2982 HEB σαβαχθανι Ngài lìa bỏ tôi (sa-bách-ta-ni)G4518 HEB τουτ điều nàyG3778 D-NSN εστιν là G1510 V-PAI-3S θεε Thiên ChúaG2316 N-VSM μου của tôiG1473 P-1GS θεε Thiên ChúaG2316 N-VSM μου của tôiG1473 P-1GS ινα vì G2443 CONJ τι sự ấyG5101 I-ASN με tôiG1473 P-1AS εγκατελιπες Ngài bỏ rơiG1459 V-2AAI-2S
Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Hiệu Đính 2012:“Ước chừng giờ thứ chín, Đức Chúa Jesus kêu tiếng lớn lên rằng: Ê-li, Ê-li lam-ma sa-bách-ta-ni? nghĩa là: Thiên Chúa tôi ơi! Thiên Chúa tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?”
Mác 15:34
Nguyên ngữ Hy-lạp:και vàG2532 CONJ τη cáiG3588 T-DSF ωρα giờG5610 N-DSF τη thứG3588 T-DSF εννατη chínG1766 A-DSF εβοησεν Ngài kêuG994 V-AAI-3S ο ĐứcG3588 T-NSM ιησους JesusG2424 N-NSM φωνη tiếng G5456 N-DSF μεγαλη lớn G3173 A-DSF λεγων nóiG3004 V-PAP-NSM ελωι Đức Chúa Trời của tôi (Ê-lô-i)G1682 ARAM ελωι Đức Chúa Trời của tôi (Ê-lô-i)G1682 ARAM λαμμα tại sao (lam-ma)G2982 ARAM σαβαχθανι Ngài lìa bỏ tôi (sa-bách-ta-ni)G4518 ARAM ο ấyG3739 R-NSN εστιν làG1510 V-PAI-3S μεθερμηνευομενον có nghĩaG3177 V-PPP-NSN ο ĐứcG3588 T-NSM θεος Chúa TrờiG2316 N-NSM μου của tôiG1473 P-1GS ο ĐứcG3588 T-NSM θεος Chúa TrờiG2316 N-NSM μου của tôiG1473 P-1GS εις trongG1519 PREP τι sự ấyG5101 I-ASN με tôiG1473 P-1AS εγκατελιπες Ngài bỏ rơiG1459 V-2AAI-2S
Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Hiệu Đính 2012:“Đến giờ thứ chín, Đức Chúa Jesus kêu lớn tiếng rằng: Ê-lô-i, Ê-lô-i, lam-ma sa-bách-ta-ni? nghĩa là: Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi?”
Chúng ta cần ghi nhận chi tiết này: Tiếng kêu của Đức Chúa Jesus Christ được Ma-thi-ơ ghi lại bằng tiếng Hê-bơ-rơ, trong khi Mác ghi lại bằng tiếng A-ra-mai. Cả hai ngôn ngữ đều có chung một gốc, và có nhiều từ ngữ giống nhau. Tiếng Hê-bơ-rơ là ngôn ngữ gốc của dân I-sơ-ra-ên. Tiếng A-ra-mai là ngôn ngữ được dân I-sơ-ra-ên dùng từ khi bị lưu đày cho đến thời Hội Thánh ban đầu. Hiện nay, dân I-sơ-ra-ên đã phục hồi tiếng Hê-bơ-rơ làm quốc ngữ.
So sánh hai câu trong tiếng Hê-bơ-rơ và trong tiếng A-ra-mai:
Hê-bơ-rơ: “Ê-li, Ê-li lam-ma sa-bách-ta-ni?”
Nghĩa: “Thiên Chúa tôi ơi! Thiên Chúa tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?”
A-ra-mai: “Ê-lô-i, Ê-lô-i, lam-ma sa-bách-ta-ni?”
Nghĩa: “Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi?”
Chúng ta thấy, ngoài danh xưng “Ê-li” (Hê-bơ-rơ) và “Ê-lô-i” (A-ra-mai), thì phần còn lại của tiếng kêu: “lam-ma sa-bách-ta-ni,” được Ma-thi-ơ và Mác ghi giống nhau, dù là trong hai ngôn ngữ khác nhau. Vậy, có hai câu hỏi được đặt ra:
1. Đức Chúa Jesus Christ đã kêu lên trong tiếng Hê-bơ-rơ hay là tiếng A-ra-mai?
2. Tại sao Ma-thi-ơ và Mác không dùng cùng một ngôn ngữ Hê-bơ-rơ hoặc A-ra-mai để ghi lại trung thực tiếng kêu của Chúa?
Lịch sử cho chúng ta biết, tiếng A-ra-mai được dân I-sơ-ra-ên sử dụng từ khi bị lưu đày sang Ba-bi-lôn, và trở thành tiếng mẹ đẻ của dân I-sơ-ra-ên cho đến khi đền thờ của Đức Chúa Trời bị quân đội La-mã thiêu hủy vào năm 70. Vì thế, Đức Chúa Jesus Christ và các môn đồ của Ngài phải là những người nói tiếng A-ra-mai. Ngoài ra, chúng ta tìm thấy trong Mác 14:36 ghi lại sự kiện Đức Chúa Jesus Christ dùng danh từ “cha” trong tiếng A-ra-mai để gọi Đức Chúa Trời. Vì thế, chúng ta có thể tin rằng, Mác đã ghi lại trung thực tiếng kêu của Đức Chúa Jesus Christ trong tiếng A-ra-mai.
Vì Đức Chúa Jesus Christ đang trong thân vị của một người, lại là một người gánh lấy hình phạt của tội lỗi, cho nên, Ngài cất tiếng kêu cầu cùng Thiên Chúa Ngôi Một, qua danh xưng Đức Chúa Trời. Ngài dùng danh từ אלה (Ê-la) có mạo từ xác định theo sau אלהא(Ê-la-ha) để chỉ về thân vị Thiên Chúa không thấy được, là thân vị thể hiện ý chí của Ba Ngôi Thiên Chúa và tiêu biểu cho Ba Ngôi Thiên Chúa, tức là Đức Chúa Trời. Danh từ đó đã được Mác phiên âm sang tiếng Hy-lạp là “Ê-lô-i,” và dịch chính xác sang tiếng Hy-lạp là “Đức Chúa Trời” (ο θεος).
Ma-thi-ơ đã dịch tiếng kêu của Chúa sang tiếng Hê-bơ-rơ để giúp các độc giả người I-sơ-ra-ên nhìn thấy Đức Chúa Jesus Christ đang làm ứng nghiệm lời tiên tri trong Thi Thiên 22. Trọng tâm của sách Tin Lành Ma-thi-ơ là chứng minh Đức Chúa Jesus Christ là Đấng Mê-sai-a (Đấng Christ), đã được hứa trước trong Thánh Kinh. Ma-thi-ơ luôn chứng minh những lời phán và việc làm của Đức Chúa Jesus Christ ứng với các lời tiên tri trong Cựu Ước về Ngài. Vì thế, Ma-thi-ơ đã dựa vào Thi Thiên 22:1 trong tiếng Hê-bơ-rơ để phiên âm và dịch nghĩa tiếng kêu của Chúa sang tiếng Hy-lạp.
Khi dịch từ tiếng A-ra-mai sang tiếng Hê-bơ-rơ, Ma-thi-ơ đã dùng danh từ “Eo” H410 không có mạo từ xác định đứng trước, là một danh từ chỉ chung Ba Ngôi Thiên Chúa; cho đúng với nguyên văn của Thi Thiên 22:1. Ông cũng dịch nghĩa câu ấy sang tiếng Hy-lạp một cách chính xác, bằng cách dùng danh từ θεος (Thê-ốt) không có mạo từ xác định.
Đức Chúa Trời là Thiên Chúa, cho nên, cách dịch của Ma-thi-ơ không làm sai lạc ý nghĩa tiếng kêu của Đức Chúa Jesus Christ.
Tuy nhiên, chúng ta không thể biết chắc, Ma-thi-ơ đã dịch tiếng kêu của Chúa sang tiếng Hê-bơ-rơ và giải thích ý nghĩa tiếng kêu ấy bằng tiếng Hy-lạp; hay là, chính Đức Thánh Linh đã thần cảm cho ông đặt bút ghi lại tiếng kêu ấy bằng tiếng Hê-bơ-rơ.
Ngày nay, chúng ta vẫn có thể hướng lòng về Ngôi Một Thiên Chúa, tức là Đức Cha, để gọi Ngài, như sau: “Kính lạy Đức Chúa Trời, là Thiên Chúa và là Cha của chúng con!”
Chúng ta có thể dùng danh xưng Thiên Chúa cho bất cứ thân vị nào trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Tùy theo lòng của chúng ta hướng về thân vị nào. Chúng ta có thể nói:
- Kính lạy Thiên Chúa là Đức Chúa Trời và Cha của chúng con!
- Kính lạy Thiên Chúa, Đấng đã đổ máu chuộc tội cho chúng con, là Jesus Christ, Chúa của chúng con!
- Kính lạy Thiên Chúa là Thần Lẽ Thật, là Đức Thánh Linh, xin Ngài dẫn chúng con vào mọi lẽ thật của Lời Thiên Chúa.
“Nguyện xin ân điển của Đức Chúa Jesus Christ, tình yêu của Đức Chúa Trời, và sự thông công của Đức Thánh Linh ở với hết thảy các anh em” (II Cô-rinh-tô 13:14)!
Huỳnh Christian Timothy
07/06/2014