A. W. Tozer: Thập Giá Cũ và Mới

3,283 views

A. W. Tozer

Trong thời đại ngày nay đã có một thập giá mới xuất hiện cách âm thầm, không ai nhận biết trong vòng những nhà truyền giáo. Nó có vẻ vẫn giống thập giá cũ nhưng thực chất lại khác vì chỉ giống ở vỏ bề ngoài nhưng khác về bản chất sâu xa bên trong.

Thập giá mới này đã cho ra một triết lý mới của đời sống Cơ-đốc nhân, và triết lý mới đó dẫn tới một cách truyền giảng mới, nghĩa là giảng Lời Chúa theo kiểu mới và nhóm lại với nhau theo kiểu mới. Ngôn ngữ để truyền giảng Phúc Âm mới này xem chừng vẫn là ngôn ngữ cũ nhưng nội dung của nó đã thay đổi và trọng tâm cũng khác xưa.

Thập giá cũ chẳng có gì chung với thế gian. Nó chấm dứt mọi điều thuộc về xác thịt kiêu ngạo của A-đam. Nó thi hành bản án đã tuyên của bộ luật ban hành tại Si-na-i. Còn thập giá mới không chống đối loài người; mà ngược lại, nó là một người bạn thân thiện và nếu được hiểu đúng, nó là cội nguồn của vô số trò vui “sạch sẽ” cũng như những sở thích “vô tội.” Nó để cho A-đam sống mà không can thiệp chi cả. Ðộng cơ sống của anh ta không hề thay đổi; anh ta vẫn sống vì sở thích riêng của mình, chỉ có điều giờ đây anh thấy vui trong việc hát hợp xướng và xem những phim tôn giáo thay vì hát những bài hát xấu xa và nốc rượu mạnh. Tóm lại, cuộc đời vẫn lấy vui chơi thỏa thích là chính, mặc dù niềm vui cao cấp hơn về mặt đạo đức hay nói đúng hơn là về mặt trí tuệ.

Thập giá mới khuyến khích một phương cách truyền giảng khác lạ hoàn toàn. Người truyền đạo không còn giảng rằng phải từ bỏ đời sống cũ để nhận lãnh đời sống mới nữa. Không còn giảng rằng phải đối nghịch với đời sống cũ mà lại giảng hãy sống tương tự như cũ. Người truyền giảng tìm cách làm thế gian quan tâm qua việc trình bày rằng Cơ-đốc Giáo không hề đòi hỏi những điều làm người thế gian khó chịu, ngược lại Cơ-đốc Giáo mang đến cùng những điều mà thế gian mang đến, chỉ là ở cấp bậc cao hơn. Tóm lại, ngày nay, thế gian mê đắm tội lỗi này yêu thích điều gì thì “phúc âm” cung cấp điều ấy, có điều sản phẩm tín ngưỡng chất lượng hơn mà thôi.

Thập giá mới không tiêu diệt tội nhân, nó chỉ chỉnh hướng anh ta. Nó thúc đẩy anh đi vào một con đường sống sạch sẽ hơn, vui vẻ hơn và giúp cứu vãn sự tự trọng của anh. Ðối với những người luôn muốn khẳng định mình, nó nói, “Hãy đến và khẳng định mình cho Ðấng Christ.” Ðối với những người ích kỷ, nó nói, “Hãy đến và khoe mình trong Chúa.” Ðối với những người tìm kiếm cảm giác mạnh, nó nói, “Hãy đến và tận hưởng cảm xúc mạnh mẽ tình ái hữu Cơ-đốc.” Sứ điệp Cơ-đốc chạy theo mốt hầu mong được công chúng chấp nhận.

Triết lý ẩn đằng sau điều này có thể chân thành, nhưng sự chân thành không cứu nó khỏi bị sai trật. Nó sai vì nó mù quáng. Nó đánh mất toàn bộ ý nghĩa của thập giá.

Thập giá cũ là một biểu tượng của sự chết. Nó biểu trưng cho sự kết thúc đột ngột và đau đớn của một con người. Trong thời kỳ La-mã Ðế Quốc, con người phải chia tay vĩnh biệt bạn bè trước khi mang thập giá mình ra đi vì hiểu rằng một khi đặt thập giá lên vai là một đi không trở lại. Anh đang bước ra để chấm dứt cuộc đời. Thập giá không thỏa hiệp, không phải để điều chỉnh mà là để tiêu diệt tất cả; nó giết chết con người, trọn vẹn và mãi mãi. Nó không chừa cho nạn nhân của nó bất cứ đường lui nào. Nó tra tấn anh ta dữ dội và tàn khốc. Sau khi nó hoàn tất công việc, con người chết hoàn toàn.

Chủng tộc A-đam đang ở dưới bản án tử hình. Không hề có sự thay thế nào và cũng chẳng có lối thoát nào. Ðức Chúa Trời không thể chấp nhận bất cứ bông trái nào của tội lỗi, bất luận chúng có vẻ vô tội ra sao hay đẹp đẽ trước mắt con người như thế nào. Chúa cứu một cá nhân bằng cách thanh toán chính anh ta và rồi khiến anh sống lại trong đời mới.

Truyền bá Phúc Âm mà vẽ ra con đường dễ chịu, trung dung giữa đường lối của Ðức Chúa Trời và đường lối con người là sai với quan điểm Thánh Kinh và nguy hại cho linh hồn của người nghe. Ðức tin của Ðấng Christ không chấp nhận đi song song với thế gian mà là dứt bỏ thế gian. Ðến với Ðấng Christ, chúng ta không mang theo đời sống cũ để nâng lên một tầm cao hơn; chúng ta phải quăng bỏ đời sống cũ ấy tại thập giá. Hột giống lúa mì phải rơi vào trong đất và chết đi.

Chúng ta, những người rao giảng Phúc Âm, không được phép nghĩ mình như nhân viên quan hệ công chúng, được sai đến để xây dựng một mối quan hệ dễ chịu giữa Đấng Christ và thế gian. Chúng ta không được phép tưởng rằng mình được ủy nhiệm để làm cho thương giới, báo giới, thể thao giới hay nền giáo dục hiện đại chấp nhận Đấng Christ. Chúng ta không phải là những nhà ngoại giao bèn là những tiên tri; và sứ điệp của chúng ta không phải là một sự thỏa hiệp, bèn là một tối hậu thư.

Ðức Chúa Trời ban sự sống, nhưng không phải là một sự sống cũ được cải thiện. Sự sống Ngài ban là một sự sống mới đi ra từ cái chết. Sự sống đó ở phía bên kia của thập giá. Bất kỳ ai muốn được nó phải trải qua sự trừng phạt. Phải từ bỏ chính mình và phải chịu bản án công bình của Ðức Chúa Trời.

Nhưng với một người, vốn đã bị lên án tử, bây giờ muốn tìm kiếm sự sống trong Đức Chúa Jesus Christ thì điều ấy nghĩa là gì? Phải vượt qua thập giá, phải chịu hình phạt…đó là cách nói thần học, nhưng làm thế nào chuyển lý thuyết thần học đó thành sự sống? Thật đơn giản, con người ấy hãy ăn năn và tin. Anh ta phải từ bỏ tội lỗi của mình và tiến đến từ bỏ chính mình. Không che đậy, không phòng thủ, không bào chữa bất cứ điều gì. Anh ta không được tìm phương mặc cả, thỏa thuận với Thiên Chúa mà phải cúi đầu trước đòn trách phạt lạnh lùng nghiêm khắc của Thiên Chúa và nhận biết rằng mình đáng chết.

Làm xong điều này, hãy để anh nhìn lên với một niềm tin đơn sơ nơi Cứu Chúa đã sống lại, và từ nơi Ngài sẽ tuôn tràn ra sự sống, sự tái sanh, sự tẩy sạch và quyền năng. Thập giá ngày trước đã giết chết cuộc sống của Jesus nơi trần thế thì bây giờ cũng kết liễu sự sống của tội nhân; quyền năng trước đó đã vực Đấng Christ từ cõi chết sống lại bây giờ cũng vực tội nhân từ kẻ chết vào thẳng sự sống mới với Đấng Christ.

Nếu ai phản đối hoặc cho rằng điều tôi vừa trình bày đây chỉ là một góc nhìn hẹp hòi mang tính cá nhân đối với chân lý thì cho tôi tuyên với người ấy rằng Đức Chúa Trời đã đóng ấn chấp thuận của Ngài trên sứ điệp này từ thời Phao-lô cho đến tận ngày nay. Bất chấp những lời của tôi ở đây có lột tả được nó hay không thì sứ điệp này vẫn là nội dung của mọi sự rao giảng đã đưa đến sự sống và sức mạnh cho thế giới qua bao thế kỷ. Người truyền đạo dù là ở hệ phái nào, thần bí hay cải chánh hay phấn hưng, cũng đều đặt trọng tâm truyền giảng tại sứ điệp này và những dấu kỳ, phép lạ, việc quyền năng của Đức Thánh Linh đã làm chứng cho sự chấp thuận của Đức Chúa Trời.

Lẽ nào chúng ta, những kẻ thừa hưởng gia tài quyền năng, lại dám giả mạo chân lý nầy? Chúng ta, với những mẩu bút chì nhỏ bé của mình lại dám xóa đi bản thiết kế hay chỉnh sửa kiểu mẫu mà Chúa đã ban cho chúng ta trên núi? [1] Đức Chúa Trời cấm điều đó. Chúng ta hãy rao giảng về thập giá cũ và sẽ được chứng nghiệm quyền năng ngày trước.

 A. W. Tozer

[1] Ý tác giả muốn nói: Trên núi Gô-gô-tha, cái chết của Đấng Christ đã thiết lập ý nghĩa của thập tự giá trong đức tin của Cơ-đốc nhân.

THE OLD CROSS AND THE NEW

ALL UNANNOUNCED AND MOSTLY UNDETECTED there has come in modern times a new cross into popular evangelical circles. It is like the old cross, but different: the likenesses are superficial; the differences, fundamental.

From this new cross has sprung a new philosophy of the Christian life, and from that new philosophy has come a new evangelical technique—a new type of meeting and a new kind of preaching. This new evangelism employs the same language as the old, but its content is not the same and its emphasis not as before.

The old cross would have no truck with the world. For Adam’s proud flesh it meant the end of the journey. It carried into effect the sentence imposed by the law of Sinai. The new cross is not opposed to the human race; rather, it is a friendly pal and, if understood aright, it is the source of oceans of good clean fun and innocent enjoyment. It lets Adam live without interference. His life motivation is unchanged; he still lives for his own pleasure, only now he takes delight in singing choruses and watching religious movies instead of singing bawdy songs and drinking hard liquor. The accent is still on enjoyment, though the fun is now on a higher plane morally if not intellectually.

The new cross encourages a new and entirely different evangelistic approach. The evangelist does not demand abnegation of the old life before a new life can be received. He preaches not contrasts but similarities. He seeks to key into public interest by showing that Christianity makes no unpleasant demands; rather, it offers the same thing the world does, only on a higher level. Whatever the sin-mad world happens to be clamoring after at the moment is cleverly shown to be the very thing the gospel offers, only the religious product is better.

The new cross does not slay the sinner, it redirects him. It gears him into a cleaner and jollier way of living and saves his self-respect. To the self-assertive it says, “Come and assert yourself for Christ.” To the egotist it says, “Come and do your boasting in the Lord.” To the thrillseeker it says, “Come and enjoy the thrill of Christian fellowship.” The Christian message is slanted in the direction of the current vogue in order to make it acceptable to the public.

The philosophy back of this kind of thing may be sincere but its sincerity does not save it from being false. It is false because it is blind. It misses completely the whole meaning of the cross.

The old cross is a symbol of death. It stands for the abrupt, violent end of a human being. The man in Roman times who took up his cross and started down the road had already said good-by to his friends, He was not coming back. He was going out to have it ended. The cross made no compromise, modified nothing, spared nothing; it slew all of the man, completely and for good. It did not try to keep on good terms with its victim. It struck cruel and hard, and when it had finished its work, the man was no more.

The race of Adam is under death sentence. There is no commutation and no escape. God cannot approve any of the fruits of sin, however innocent they may appear or beautiful to the eyes of men. God salvages the individual by liquidating him and then raising him again to newness of life.

That evangelism which draws friendly parallels between the ways of God and the ways of men is false to the Bible and cruel to the souls of its hearers. The faith of Christ does not parallel the world, it intersects it. In coming to Christ we do not bring our old life up onto a higher plane; we leave it at the cross. The corn of wheat must fall into the ground and die.

We who preach the gospel must not think of ourselves as public relations agents sent to establish good will between Christ and the world. We must not imagine ourselves commissioned to make Christ acceptable to big business, the press, the world of sports or modern education. We are not diplomats but prophets, and our message is not a compromise but an ultimatum.

God offers life, but not an improved old life. The life He offers is life out of death. It stands always on the far side of the cross. Whoever would possess it must pass under the rod. He must repudiate himself and concur in God’s just sentence against him.

What does this mean to the individual, the condemned man who would find life in Christ Jesus? How can this theology be translated into life? Simply, he must repent and believe. He must forsake his sins and then go on to forsake himself. Let him cover nothing, defend nothing, excuse nothing. Let him not seek to make terms with God, but let him bow his head before the stroke of God’s stern displeasure and acknowledge himself worthy to die.

Having done this let him gaze with simple trust upon the risen Saviour, and from Him will come life and rebirth and cleansing and power. The cross that ended the earthly life of Jesus now puts an end to the sinner; and the power that raised Christ from the dead now raises him to a new life along with Christ.

To any who may object to this or count it merely a narrow and private view of truth, let me say God has set His hallmark of approval upon this message from Paul’s day to the present. Whether stated in these exact words or not, this has been the content of all preaching that has brought life and power to the world through the centuries. The mystics, the reformers, the revivalists have put their emphasis here, and signs and wonders and mighty operations of the Holy Ghost gave witness to God’s approval.

Dare we, the heirs of such a legacy of power, tamper with the truth? Dare we with our stubby pencils erase the lines of the blueprint or alter the pattern shown us in the Mount? May God forbid. Let us preach the old cross and we will know the old power.

 A. W. Tozer