Ngày Sinh của Đức Chúa Jesus

3,546 views

Huỳnh Christian Timothy
Huỳnh Christian Priscilla

Ngày Sinh của Đức Chúa Jesus
(Có Hiệu Đính và Bổ Sung)

  • Các câu Thánh Kinh được trích dẫn trong bài này là theo Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Hiệu Đính 2012: https://thanhkinhvietngu.online/tiengviet/

  • Các chữ nằm trong hai dấu { } không có trong nguyên văn của Thánh Kinh, nhưng được hàm ý theo cấu trúc của văn phạm tiếng Hê-bơ-rơ và tiếng Hy-lạp.

  • Các chữ nằm trong hai dấu [ ] không có trong nguyên văn của Thánh Kinh, đó là chú thích của người dịch.

Thánh Kinh không hề ghi lại chính xác ngày sinh của Đức Chúa Jesus. Hội Thánh lúc ban đầu, trong suốt hơn 300 năm không hề kỷ niệm sự giáng sinh của Đức Chúa Jesus.

Theo sử liệu thì vào năm 274, tiết đông chí (thời điểm giữa mùa đông, là lúc duy nhất ngày ngắn nhất và đêm dài nhất trong năm) rơi vào ngày 25 tháng 12, và hoàng đế La-mã thời bấy giờ tuyên bố đó là ngày sinh của Thần Mặt Trời Bất Khuất. Kể từ đó, dân La-mã kỷ niệm sinh nhật của Thần Mặt Trời vào ngày 25 tháng 12. Cũng theo sử liệu, lễ mừng sinh nhật của Đức Chúa Jesus lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 25 tháng 12 năm 336, dưới thời Hoàng Đế Công-tăng-tinh (Constantine), vị hoàng đế La-mã đầu tiên xưng nhận mình là môn đồ của Đức Chúa Jesus Christ. Đến năm 350, Giáo Hoàng Giu-li-út Đệ Nhất (Julius I) chỉ thị cho Giáo Hội Công Giáo phải tổ chức “Lễ Sinh Nhật Đấng Christ” vào ngày 25 tháng 12 hàng năm. Kể từ đó, ngày 25 tháng 12 chính thức trở thành ngày sinh của Đức Chúa Jesus trong Giáo Hội Công Giáo, được lưu truyền sang các Giáo Hội Tin Lành, và ngày nay được cả thế giới chấp nhận. Tuy nhiên, chắc chắn là Đức Chúa Jesus không hề được sinh ra vào ngày 25 tháng 12 [1], [2]. Thói tục mừng sinh nhật của Đức Chúa Jesus vào ngày 25 tháng 12 đã đem lại nhiều sự dối trá, mê tín dị đoan, và phạm thượng, như đã được trình bày trong hai bài viết “Sự Thật về Christmas” [3] và “Sự Thật Hiển Nhiên về Christmas” [4].

Dù Thánh Kinh không ghi lại ngày sinh của Đức Chúa Jesus nhưng chúng ta vẫn có thể dựa vào một số chi tiết trong Thánh Kinh, đối chiếu với các tài liệu lịch sử, để phỏng đoán khá chính xác thời điểm Đức Chúa Jesus được sinh ra. Trước hết, chúng ta hãy đọc lại các câu Thánh Kinh được nêu ra dưới đây, và chú ý đến những chữ được in đậm:

Lu-ca 1:5-13

5 Trong những ngày của Hê-rốt, vua xứ Giu-đê, có một thầy tế lễ thuộc ban A-bi-gia, tên là Xa-cha-ri; vợ của ông thuộc về con cháu của A-rôn, và tên của bà là Ê-li-sa-bét.

6 Cả hai đều là công bình trước Đức Chúa Trời, bước đi trong mọi điều răn và luật lệ của Chúa không chỗ trách được.

7 Họ không có con, vì Ê-li-sa-bét son sẻ, và cả hai đều cao tuổi.

8 Xảy ra trong khi ông theo thứ tự trong ban của mình mà làm bổn phận thầy tế lễ trước Đức Chúa Trời,

9 theo tục lệ của các thầy tế lễ, thì phần bắt thăm của ông là vào trong đền thờ của Chúa để đốt hương.

10 Vào giờ dâng hương, cả đoàn dân đông cầu nguyện ở bên ngoài.

11 Có một vị thiên sứ của Chúa hiện ra cùng ông, đứng bên phải của bàn thờ xông hương.

12 Xa-cha-ri nhìn thấy thì bối rối, và sự sợ hãi giáng xuống trên ông.

13 Nhưng vị thiên sứ nói với ông: Hỡi Xa-cha-ri, đừng sợ! Vì lời khẩn xin của ngươi đã được nghe. Ê-li-sa-bét vợ ngươi, sẽ sinh cho ngươi một con trai, ngươi hãy đặt tên của nó {là} Giăng.

Lu-ca 1:23-25

23 Xảy ra khi những ngày phục vụ của ông đã trọn, ông trở về nhà mình.

24 Sau những ngày đó, Ê-li-sa-bét vợ ông có thai, ẩn mình {trong} năm tháng, nói:

25 Ấy là {việc} Chúa đã làm cho tôi trong những ngày Ngài đã nhìn đến tôi, để cất sự xấu hổ của tôi giữa mọi người.

Lu-ca 1:32-36

32 Ngài sẽ nên cao trọng và sẽ được gọi là con của Đấng Rất Cao. Chúa, {là} Đức Chúa Trời, sẽ ban cho Ngài ngôi của tổ phụ Ngài {là} Đa-vít.

33 Ngài sẽ cai trị trên nhà Gia-cốp cho đến mãi mãi và vương quốc của Ngài sẽ vô tận.

34 Ma-ri thưa với vị thiên sứ: Làm sao điều này có thể được, khi tôi không biết một người nam nào?

35 Vị thiên sứ đáp lời, nói với nàng: Thánh linh sẽ đến trên ngươi, và quyền phép của Đấng Rất Cao sẽ che phủ ngươi dưới bóng mình, cho nên, Đấng Thánh sẽ được sinh ra từ ngươi, sẽ được gọi là Con của Thiên Chúa.

36 Kìa, Ê-li-sa-bét, bà con của ngươi, bà ấy cũng đã mang thai một con trai trong tuổi già của bà. Nay là tháng thứ sáu của bà ấy, người bị gọi là son sẻ.

I Sử Ký 24:1-19

1 Này là các ban thứ của các con cháu A-rôn: Các con trai của A-rôn là Na-đáp, A-bi-hu, Ê-lê-a-sa, và I-tha-ma.

2 Nhưng Na-đáp và A-bi-hu chết trước cha của chúng và không có con, nên Ê-lê-a-sa và I-tha-ma làm chức thầy tế lễ.

3 Đa-vít phân công họ: Xa-đốc, con cháu Ê-lê-a-sa, và A-hi-mê-léc, con cháu I-tha-ma, tùy theo chức vụ trong sự phục vụ của họ.

4 Trong con cháu của Ê-lê-a-sa có nhiều trưởng tộc hơn trong con cháu của I-tha-ma. Họ được chia ban thứ như sau: Các con cháu của Ê-lê-a-sa có mười sáu trưởng tộc trong nhà các tổ phụ {của họ}, và tám {trưởng tộc} thuộc các con cháu của I-tha-ma trong nhà các tổ phụ của họ.

5 Họ được chia ra bằng cách bốc thăm, người này với người kia; vì các trưởng của nơi thánh, và các trưởng của {nhà} Đức Chúa Trời đều là con cháu của Ê-lê-a-sa và con cháu của I-tha-ma.

6 Sê-ma-gia, con trai của Na-tha-na-ên, {là} thư ký, thuộc những người Lê-vi, ghi chép trước mặt vua và các quan trưởng, thầy tế lễ Xa-đốc, A-hi-mê-léc, con trai của A-bia-tha, và các trưởng tộc của những thầy tế lễ và người Lê-vi. Một (thăm) bắt lấy cho một tộc trưởng trong con cháu của Ê-lê-a-sa, rồi một {thăm} bắt lấy cho một tộc trưởng trong con cháu của I-tha-ma.

7 Cái thăm thứ nhất nhằm Giê-hô-gia-ríp; cái thứ nhì nhằm Giê-đa-ê-gia;

8 cái thứ ba nhằm Ha-rim; cái thứ tư nhằm Sê-ô-rim;

9 cái thứ năm nhằm Manh-kia; cái thứ sáu nhằm Mia-min;

10 cái thứ bảy nhằm Cốt; cái thứ tám nhằm A-bi-gia;

11 cái thứ chín nhằm Giê-sua; cái thứ mười nhằm Sê-ca-nia;

12 cái thứ mười một nhằm Ê-li-a-síp; cái thứ mười hai nhằm Gia-kim;

13 cái thứ mười ba nhằm Húp-ba; cái thứ mười bốn nhằm Giê-sê-báp;

14 cái thứ mười lăm nhằm Binh-ga; cái thứ mười sáu nhằm I-mê;

15 cái thứ mười bảy nhằm Hê-xia; cái thứ mười tám nhằm Phi-xết;

16 cái thứ mười chín nhằm Phê-ta-hia, cái thứ hai mươi nhằm Ê-xê-chi-ên;

17 cái thứ hai mươi mốt nhằm Gia-kin; cái thứ hai mươi hai nhằm Ga-mun;

18 cái thứ hai mươi ba nhằm Đê-la-gia; cái thứ hai mươi bốn nhằm Ma-a-xia.

19 Ấy đó là ban thứ của họ trong chức việc của họ, để vào trong nhà của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, theo nghi thức của họ {được truyền cho} bởi tay của A-rôn, tổ phụ của họ, y như Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu của I-sơ-ra-ên đã phán dặn người.

Từ thời Vua Đa-vít, dòng dõi của A-rôn giữ chức vụ thầy tế lễ được chia thành 24 ban thứ. Mỗi ban thứ của các thầy tế lễ phục vụ trong đền thờ một tuần lễ (I Sử Ký 9:25). Phiên trực bắt đầu vào ngày Sa-bát (II Sử Ký 23:8) và kết thúc sau khi giao ban vào ngày Sa-bát kế tiếp. Khi nhằm ba kỳ lễ hội lớn: Lễ Vượt Qua, Lễ Ngũ Tuần, và Lễ Lều Trại (Phục Truyền Luật Lệ Ký 16), thì cả 24 ban thứ đều phục vụ trong tuần lễ có lễ hội. Lịch phục vụ của các thầy tế lễ bắt đầu với tuần thứ nhất của tháng Nisan là tháng đầu trong một năm, theo lịch Thiên Chúa đã ban cho dân I-sơ-ra-ên (Xuất Ê-díp-tô Ký 12).

Sử Gia Giô-se-phớt (Josephus) người Do-thái cho biết, vào năm 70, khi thành Giê-ru-sa-lem bị quân La-mã bao vây thì ban thứ Giê-hô-gia-ríp phụ trách phục vụ trong đền thờ tuần thứ nhất của tháng Nisan (từ Thứ Bảy ngày 1 tháng Nisan năm 3830, theo Lịch Do-thái) [5]. Tính ngược về đến năm 3755 theo Lịch Do-thái, nhằm năm 7 TCN, thì chúng ta thấy, ban thứ A-bi-gia phục vụ trong đền thờ từ Sa-bát ngày 26 tháng Sivan đến Sa-bát ngày 3 tháng Tammuz [6].

Kế tiếp, chúng ta hãy xem bảng dưới đây:

Sự Kiện

Ban Thứ các Thầy Tế Lễ

Tháng

Tuần Trong Năm

(20) Ê-xê-chi-ên

1 Nisan
(30 ngày)

1

(21) Gia-kin

2

Lễ Vượt Qua, ngày 14 tháng Nisan

(22) Ga-mun

3

(23) Đê-la-gia

4

(24) Ma-a-xia

2 Iyyar
(29 ngày)

5

(1) Giê-hô-gia-ríp

6

(2) Giê-đa-ê-gia

7

(3) Ha-rim

8

(4) Sê-ô-rim

3 Sivan
(30 ngày)

9

Lễ Ngũ Tuần, ngày 6 tháng Sivan.

(5) Manh-kia

10

(6) Mia-min

11

(7) Cốt

12

Sau Sa-bát ngày 3 tháng Tammuz, Xa-cha-ri về lại nhà. Ê-li-sa-bét mang thai Giăng Báp-tít vào đầu tháng Sivan.

(8) A-bi-gia: 26 tháng Sivan đến 3 tháng Tammuz

4 Tammuz
(29 ngày)

13

5 Av
(30 ngày)

6 Elul
(29 ngày)

Lễ Lều Trại, bắt đầu vào ngày 15 tháng Tishrei.

7 Tishrei
(30 ngày)

8 Heshvan
(29 ngày)

Vào cuối tháng Kislev, Ê-li-sa-bét mang thai được 6 tháng.

9 Kislev
(30 ngày)

Số ngày kể từ khi Ma-ri mang thai:

Ma-ri bắt đầu mang thai Đức Chúa Jesus vào đầu tháng Tevet.

10 Tevet
(29 ngày)

29 ngày

11 Shevat
(30 ngày)

59 ngày

12 Adar
(29 ngày)

88 ngày

Lễ Vượt Qua, ngày 14 tháng Nisan.

1 Nisan
(30 ngày)

118 ngày

2 Iyyar
(29 ngày)

147 ngày

Lễ Ngũ Tuần, ngày 6 tháng Sivan.

3 Sivan
(30 ngày)

177 ngày

4 Tammuz
(29 ngày)

206 ngày

5 Av
(30 ngày)

236 ngày

6 Elul
(29 ngày)

265 ngày

Lễ Lều Trại, bắt đầu vào ngày 15 tháng Tishrei. Rất có thể Đức Chúa Jesus được sinh ra vào ngày thứ nhất của Lễ Lều Trại.

7 Tishrei
(30 ngày)

280 ngày

Phần trích dẫn Thánh Kinh và bảng trên đây được tham khảo từ bài “Jesus’ Day of Birth” của Luzius Schneider [7] và tính toán theo Lịch Do-thái [8].

Thời gian mang thai của loài người trung bình là 40 tuần lễ = 280 ngày [9]. Theo bảng trên đây, chúng ta thấy, Ma-ri bắt đầu mang thai Đức Chúa Jesus sau khi Ê-li-sa-bét mang thai Giăng Báp-tít được sáu tháng. Sau 40 tuần lễ thì Ma-ri sinh ra Đức Chúa Jesus nhằm vào ngày thứ nhất của Lễ Lều Trại. Chúng ta cũng đã biết Lễ Lều Trại làm hình bóng cho sự Thiên Chúa Ngôi Lời nhập thế làm người, mà Sứ Đồ Giăng gọi là “đóng trại giữa chúng ta” [10]:

Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, đóng trại giữa chúng ta. Chúng tôi đã ngắm xem sự vinh quang của Ngài, là vinh quang của Con Một đến từ nơi Cha, đầy ơn và lẽ thật.” (Giăng 1:14).

Nhưng Đức Chúa Jesus đã được sinh ra vào năm nào?

Lịch sử cho biết, Vua Hê-rốt chết vào khoảng giữa ngày 13 tháng 3 năm 4 TCN, là ngày có hiện tượng nguyệt thực xảy ra trên vùng trời Giê-ru-sa-lem, và ngày 11 tháng 4 năm 4 TCN, là ngày Lễ Vượt Qua của năm đó. Sử gia Giô-se-phớt (Josephus) ghi lại các biến cố xảy ra trong khoảng thời gian này và cho biết, Vua Hê-rốt đã chết sau ngày nguyệt thực nhưng trước ngày Lễ Vượt Qua [11]. Như vậy, Đức Chúa Jesus phải được sinh ra khoảng ba năm trước ngày Vua Hê-rốt chết, tức là vào khoảng năm 7 TCN, vì khi Hê-rốt ra lệnh giết các bé trai tại Bết-lê-hem thì Đức Chúa Jesus đã vào khoảng hai tuổi. Ngoài ra, Đức Chúa Jesus phải được sinh ra trước ngày 15 tháng 10 Tây Lịch (Lịch Julian), là ngày bắt đầu vào mùa mưa lạnh, các mục đồng không thể chăn chiên ngoài đồng sau ngày ấy.

Nếu Chúa được sinh vào ngày 15 tháng Tishrei nhằm ngày thứ nhất của Lễ Lều Trại năm 3755 Lịch Do-thái, nhằm ngày 08 tháng 10 năm 7 TCN theo Tây Lịch (nhằm ngày 06 tháng 10 năm 7 TCN theo Lịch Gregorian), thì như vậy, Chúa đã được 30 tuổi khi Ngài chịu báp-tem trước Lễ Vượt Qua năm 3785 theo Lịch Do-thái, nhằm năm 25 theo Tây Lịch [12]. Vì thế, Thánh Kinh chép là Ngài đã vào khoảng 30 tuổi khi Ngài chịu báp-tem:

Khi tất cả dân chúng đã chịu báp-tem, thì Đức Chúa Jesus cũng chịu báp-tem. Ngài đang cầu nguyện thì trời mở ra, Đức Thánh Linh ngự xuống trên Ngài trong một thân thể có hình dạng như một con chim bồ câu; và có một tiếng từ trên trời phán: Con là con yêu dấu của Ta! Trong Con Ta được thỏa lòng! Bản thân Đức Chúa Jesus đã bắt đầu vào khoảng ba mươi tuổi, theo phong tục là con trai Giô-sép, thuộc về Hê-li.” (Lu-ca 3:21-23).

Tài liệu lịch sử cho thấy Hoàng Đế Au-gút-tơ ra chiếu chỉ lập sổ dân vào năm 8 TCN và Qui-ri-ni-u đại diện cho Hoàng Đế Au-gút-tơ tiến hành việc lập sổ dân vào năm 7 TCN [13].

Khi đối chiếu các chi tiết trong Thánh Kinh với các dữ kiện lịch sử, chúng ta thấy xác suất Đức Chúa Jesus được sinh ra trong đêm đầu tiên của Lễ Lều Trại, vào Thứ Năm ngày 15 tháng Tishrei năm 3755, theo Lịch Do-thái, nhằm Thứ Năm ngày 08 tháng 10 năm 7 TCN, theo Tây Lịch, để làm ứng nghiệm ý nghĩa thứ nhất của Lễ Lều Trại, là rất cao.

Kính thưa những ai thật lòng ăn năn tội, hoàn toàn tin nhận sự chết chuộc tội của Đấng Christ, và hết lòng sống theo Lời Chúa!

Dù Thánh Kinh không truyền cho chúng ta kỷ niệm sự sinh ra của Đức Chúa Jesus, nhưng nếu chúng ta muốn kỷ niệm sự sinh ra của Ngài, thì thà là chúng ta kỷ niệm vào dịp Lễ Lều Trại, như chúng ta kỷ niệm sự chết của Ngài vào dịp Lễ Vượt Qua, hơn là chọn kỷ niệm vào ngày lễ mừng sinh nhật của tà thần mặt trời. Và chúng ta cũng đừng dính dáng đến những hủ tục, mê tín dị đoan của cái gọi là Christmas, như đã được liệt kê trong hai bài viết về Christmas [3], [4]. Hãy gọi ngày kỷ niệm sinh nhật của Đức Chúa Jesus là “Lễ Mừng Sinh Nhật của Đức Chúa Jesus Christ”. Chúc nhau câu: “Happy Christ’s Birthday!” (Hạnh Phúc Trong Ngày Sinh của Đấng Christ!) Thay vì nói câu phạm thượng: “Merry Christmas!” (Mừng Chúa Chết!)

Dưới đây là danh sách ngày đầu của Lễ Lều Trại từ năm 2018 đến năm 2026:

    • 2018: Sau khi mặt trời lặn Chủ Nhật, ngày 23 tháng 09.

    • 2019: Sau khi mặt trời lặn Chủ Nhật, ngày 13 tháng 10.

    • 2020: Sau khi mặt trời lặn Thứ Sáu, ngày 02 tháng 10.

    • 2021: Sau khi mặt trời lặn Thứ Hai, ngày 20 tháng 09.

    • 2022: Sau khi mặt trời lặn Chủ Nhật, ngày 09 tháng 10.

    • 2023: Sau khi mặt trời lặn Thứ Sáu, ngày 29 tháng 09.

    • 2024: Sau khi mặt trời lặn Thứ Tư, ngày 16 tháng 10.

    • 2025: Sau khi mặt trời lặn Thứ Hai, ngày 06 tháng 10.

    • 2026: Sau khi mặt trời lặn Thứ Sáu, ngày 25 tháng 09.

Lý do chúng tôi chỉ liệt kê ngày đầu của Lễ Lều Trại đến năm 2026 sẽ được trình bày trong bài: “Ô-sê 6:1-2 và Kỳ Tận Thế – Phần 2” sẽ được giảng vào ngày 30/12/2017, và được đăng trên web site www.kytanthe.net.

Quý con dân Chúa có thể tổ chức Lễ Mừng Sinh Nhật của Đấng Christ vào buổi tối của các ngày liệt kê trên đây. Hội Thánh có thể nhóm hiệp để thờ phượng Chúa, cảm tạ Ngài về sự Ngài đã nhập thế làm người như chúng ta, để có thể hoàn thành công cuộc cứu chuộc chúng ta và khiến chúng ta được hiệp một với Thiên Chúa qua chính Ngài. Đồng thời, chúng ta cùng hướng về thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm, là khi Đấng Christ sẽ ở với loài người trên đất, và thời kỳ Vương Quốc Đời Đời, là khi Đức Chúa Trời và Đấng Christ sẽ cùng ở với loài người trên đất trong trời mới đất mới, cho đến đời đời.

Nếu điều kiện cho phép thì nên tổ chức cắm trại, chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy thú vị hơn khi kết hợp Lễ Mừng Sinh Nhật của Đấng Christ với Lễ Lều Trại.

Ngày Chúa đến để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian đã rất gần. Chúng ta hãy dọn mình thánh sạch, đừng để bị ô uế bởi những truyền thống dối trá, mê tín dị đoan, tiêm nhiễm ngoại giáo và tà giáo từ các giáo hội. Hãy trả lại cho thế gian những gì thuộc về thế gian. Hãy trả lại cho các giáo hội những gì thuộc về các giáo hội. Hãy hết lòng, hết sức, hết trí mà thờ phượng Thiên Chúa trong thần trí và trong lẽ thật. Thần trí là sự nhận thức về lẽ thật. Lẽ thật là Lời Chúa, là Thánh Kinh, và là chính Chúa.

Nguyện: “Đức Chúa Trời của sự bình an khiến các anh chị em nên thánh trọn vẹn. Tâm thần, linh hồn, và thân thể của các anh chị em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được, cho sự đến của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta!” (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:23). A-men!

Huỳnh Christian Timothy
Huỳnh Christian Priscilla
27/11/2017

Ghi Chú

Tải xuống bài viết này tại đây:
https://www.mediafire.com/file/brz8af6zlczw8ac/201714_NgaySinhCuaDucChuaJesus.pdf/file

https://od.lk/d/MV8xNjA0MjY1MTdf/201714_NgaySinhCuaDucChuaJesus.pdf

[1] http://www.didyouknow.cd/xmas/xmashistory.htm

[2] https://www.whychristmas.com/customs/25th.shtml

[3] http://timhieuthanhkinh.net/?p=47

[4] http://timhieuthanhkinh.net/?p=92

[5] https://pursiful.com/2006/12/18/when-was-jesus-born-zechariahs-priestly-service/

[6] http://www.abdicate.net/print.aspx?sdn=1719133

[7] https://www.luziusschneider.com/Papers/JesusDateOfBirth.htm

[8] http://www.abdicate.net/print.aspx

[9] https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/baby-due-date

[10] http://timhieuthanhkinh.net/chu-giai-co-lo-se-2_16-23/

[11] Flavius Josephus. Jewish Antiquities, 17.6.4.

[12] https://timhieutinlanh.com/thanhoc/ngay-chua-chet-va-ngay-chua-phuc-sinh-phien-ban-moi/

[13] http://www.comereason.org/roman-census.asp