11,585 views

Bài viết của Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn

Posted on by

Kính thưa quý bạn đọc,

Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn email cho chúng tôi một bài viết dài, mang tựa đề "VÀI SUY NGHĨ VỀ ĐỌC VÀ LÀM THEO KINH THÁNH." Chúng tôi xin đăng toàn văn bài viết tại đây, ngoại trừ việc xóa đi tên của một vị mục sư không muốn cho tên ông nêu ra trên diễn đàn này.

Sau đó, chúng tôi chia bài viết của Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn thành nhiều chủ đề khác nhau để con dân Chúa có thể thảo luận và chất vất trong các diễn đàn khác nhau. Xin bấm vào tên các diễn đàn dưới đây để vào đọc và thảo luận:

 

Diễn đàn dành riêng cho Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn và Mục Tử Huỳnh Christian Timothy:

 

Dưới đây là nguyên văn bài viết của Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn:

VÀI SUY NGHĨ VỀ ĐỌC VÀ LÀM THEO KINH THÁNH

Tôi đã xem kỹ những trao đổi giữa hai ông ______________________ và ông Huỳnh Christian Timothy về ngày Sabat, là điều răn thứ tư trong 10 điều răn của Đức Chúa Trời (ĐCT).

Tôi xin bổ sung thêm những gì tôi biết về ngày Sabat. Tiếng Hê-bơ-rơ, chữ Sabat xuất phát từ chữ Sabety nghĩa là số 7 (number seven), chứ không phải là thứ Bảy (Tiếng Anh: Saturday, hay tiếng Pháp: Samedi). Thế thì, thứ Bảy mà KT nói, không nói về thứ Bảy mà hiện nay theo lịch của các nước không Do Thái sử dụng. Vì điều ĐCT phán trước khi có lịch. Chúng ta hãy xem ý kiến sau đây trên Bách Khoa Toàn Thư:

Lịch được sử dụng rộng rãi nhất ngày nay là lịch Gregory, trên thực tế nó là tiêu chuẩn quốc tế, và nó được sử dụng ở mọi nơi trên khắp thế giới cho các mục đích thông thường, bao gồm cả Trung QuốcẤn Độ là những quốc gia trước đây sử dụng lịch khác. Lịch Do Thái là lịch chính thức của chính quyền Israel, nhưng lịch Gregory được sử dụng rộng rãi hơn trong kinh doanh ở Israel và càng ngày càng được ưa chuộng hơn. Lịch Ba Tư được sử dụng ở IranAfghanistan. Lịch Hồi giáo được sử dụng bởi những người theo đạo Hồi trên toàn thế giới. Các loại lịch Trung Quốc, Hêbrơ, Hindu và lịch Julius cũng được sử dụng rộng rãi trong các mục đích tôn giáo và/hoặc xã hội.

Lịch Hebrew (הלוח העברי ha'luach ha'ivri), hoặc lịch Do Thái, là một hệ thống lịch ngày nay được sử dụng chủ yếu là để xác định các ngày lễ tôn giáo của người Do Thái. Hệ thống lịch này xác định các ngày nghỉ lễ của người Do Thái như Torah, yahrzeits (ngày để tưởng niệm cái chết của người thân), và đọc Thánh Vịnh hàng ngày, và nhiều ứng dụng nghi lễ khác. Tại Israel, hệ thống lịch này là lịch chính thức cho các mục đích dân sự và là các mốc thời gian cho ngành nông nghiệp.

Lịch sử của tháng giêng, tháng Nisan, hay tháng đầu năm của lịch Do Thái bắt nguồn từ biến cố Ðức Giavê giải phóng dân Do Thái ra khỏi ách nộ lệ Ai Cập. Thời Môsê, nghĩa là cách đây khoảng 3250 năm, vào đầu tháng xảy ra cuộc giải phóng này, lúc đó dân Do Thái còn đang trong tình trạng nô lệ bên Ai Cập, Ðức Giavê ra lệnh cho Môsê và Aaron rằng: Ðối với các ngươi, tháng này phải là tháng đầu cho tất cả những tháng khác, tức là tháng đầu tiên trong năm (Xh 12, 1).

Những ý kiến trên đây giúp ta hiểu rằng, lịch của Việt Nam và các nước khác trên thế giới, khác với lịch Do Thái. Cho nên, gán cho ngày thứ Bảy của Việt Nam hoặc Sarturday của Anh, Mỹ, hoặc Samedi của Pháp hoặc của các dân tộc khác là ngày Sabat trong KT; là một gượng ép vô lý, nếu không muốn nói là nực cười.

Tương tự như vậy, KT chép: “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” (Math 27:45), thì không có nghĩa là từ 6:00 đến 9:00 (AM), mà là từ giữa trưa đến 3 giờ chiều (PM). Hoặc: “Những người nầy chẳng phải say như các người ngờ đâu, vì bây giờ mới là giờ thứ ba ban ngày” (Công Vụ 2:15), không có nghĩa là 3 giờ sáng hoặc 3 giờ chiều mà là 9 giờ sáng (AM). Hoặc: “Đương ban ngày, nhằm giờ thứ chín” (Công Vụ 10:3,9), không phải là 9g sáng, mà là 3 giờ chiều. Ông Ma-thi-ơ, ông Phi-e-rơ và ông Luca là người Do Thái, ba ông phát biểu thời gian theo cách của người Do Thái, khác với người Việt Nam hay người Mỹ, người Pháp phát biểu về thời gian.

Hoặc như KT chép: “Ngày thứ nhất trong tuần lễ…” (Mác 16:2) thì không có nghĩa là ngày Chúa Nhật (Sunday). Hiện nay giữa giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm và các hệ phái Tin Lành truyền thống tranh cãi nhau về thờ phượng Chúa trong ngày Thứ Bảy hay ngày Chúa Nhật. Thật ra, đều không có căn cứ nào đúng theo KT. Bởi vì lịch của người Do Thái không như lịch của người Việt Nam. Chẳng qua là ước lệ của giáo hội mà thôi.

Thế thì các tín hữu phải làm sao cho đúng với KT? Thật ra ngày nào thờ phượng Chúa là không quan trọng đối với Chúa. Các học giả KT đều đồng ý rằng, các bày tỏ của ĐCT có những bày tỏ chưa cụ thể, rõ ràng cho nhân loại, hoặc có những bày tỏ mang tính nguyên tắc, chứ không nhất thiết buộc phải đúng từng lời từng chữ.

Vậy nên, không cần phải xây dựng giáo lý, hoặc giảng dạy những gì chưa được ĐCT mạc khải sáng tỏ, mà buộc người khác phải làm theo, rồi bảo rằng “đó là ý của Chúa, là lời của Chúa”. Có người suy diễn rồi gán cho KT điều mà KT không dạy bảo, tưởng rằng KT nói vậy, nhưng kỳ thực là không phải.

Có 8 lần ĐCT ban hành mạng lịnh về ngày Sabat: Xuất.16:26; 20:9; 23:12; 31:15; 34:21; 35:2, Lê.23:3, Phục.5:13. Trong Mười Điều Răn có điều thứ 4 đề cập ngày Sabat. Nhưng lưu ý rằng, điều răn thứ 4 hoặc 8 lần nhắc đến ngày Sabat thì không liên quan đến Sáng.2:2-3 rằng: “Ngày thứ bảy Ngài làm xong công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi”.

Sáng. 2:2-3 không phải là mạng lịnh của ĐCT cho dân Iraen, hay cho toàn nhân loại, nó đơn giản là một sự kiện được KT ghi lại về công cuộc sáng tạo của ĐCT. Sự kiện nầy đã xảy ra nhiều thế kỷ trước khi ĐCT giải cứu dân Israen khỏi vòng nô lệ tại xứ Ai cập. Mạng lịnh về ngày Sabat chỉ dành cho dân Israen mà thôi.

Chữ “ĐCT nghỉ” không có nghĩa là ĐCT bị mệt mỏi, bị kiệt sức sau 6 ngày sáng tạo. Nếu ĐCT mệt mỏi, phải nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc thì đó không phải là ĐCT quyền năng. Chữ “nghỉ” (cease)  có nghĩa là dừng, hoàn tất, thành công…Tức là ĐCT hoàn tất công việc sáng tạo của Ngài. “Nghỉ” nầy chỉ là hình bóng, hoặc là một hình ảnh tạm thời về sự yên nghỉ đời đời, mà những người tin Chúa sẽ nhận hưởng (Col. 2:14-17; Heb. 4:1-11). Chúng ta có thể nghỉ bất cứ ngày nào, mà chúng ta cảm thấy mệt mỏi, mặc dầu công việc chưa hoàn tất. ĐCT nghỉ vì Ngài đã hoàn tất công cuộc sáng tạo. Chúng ta nghỉ không chỉ vì sức khỏe, mà còn bày tỏ lòng tin vào sự chu cấp của ĐCT. Chúng ta không cần phải “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm Chúa Nhật”.

Điều răn thứ tư, về ngày Sabat không có trong Giao Ước Mới, kể từ khi Giao-Ước-Cũ Môi-se không còn hiệu lực. Giao-Ước-Cũ là bảng đá, nhưng Giao-Ước-Mới là huyết của Chúa Giê-xu. Vì thế các tín hữu trong Giao-Ước-Mới không bị ràng buộc phải giữ điều răn thứ tư nầy. Nói cách khác, trong thời kỳ Ân Điển của Chúa Giê-xu, các tín hữu được tự do chọn lấy ngày nghỉ cho riêng mình (Roma 14:5-6; Gal.4:9-10; Col.2:14-17) để phục hồi sức khỏe. Đó chính là mục đích của 8 lần mạng lịnh về ngày Sabat được nhắc lại. Nó không còn là giáo điều trong tôn giáo, mà trở thành một luật lao động, nhằm bảo đảm sức khỏe trong cuộc sống con người. Là lợi ích của con người.

Về phần tôi, Chúa Nhật (Sunday), với riêng tôi không là ngày nghỉ, mà trái lại ngày mệt nhọc nhất của tôi trong tuần. Trong ngày nầy có khi tôi phải giảng đến 3 nơi với khoảng đường di chuyển rất xa. Thế là tôi chọn ngày thứ Hai để nghỉ. Như Ông Huỳnh nói, ngày thứ Bảy (Sarturday) ông rất bận. Ông mệt mỏi chứ? Cũng như tôi, ông có thể chọn một ngày khác để nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe cho một ngày mới khác. Chẳng có điều gì ngăn trở cho việc nầy cả, nếu chúng ta thật sự được tự do trong Ân điển của Chúa Giê-xu. Còn nếu giữ theo luật pháp thì chúng ta phải gồng mình, phải chịu đựng, phải cố gắng để vượt qua. Bụng chẳng vui, nhưng thân xác phải gánh gồng. Nếu có vui thì chỉ là “vui gượng kẻo mà!”.  Ôi sao mà mệt mỏi như một tên nô lệ cho luật pháp vậy! Ms Rick Warren viết rằng: “Tôn giáo bảo: “hãy làm – do”, Ân điển của ĐCT bảo: “đã làm xong rồi – done”.

Đọc KT, làm theo KT là tốt. Tuy nhiên cũng cần phân biệt điều gì là chung, điều gì là riêng. Chung là: KT phán dạy chung cho các dân tộc, cho toàn nhân loại. Riêng là: KT chỉ phán dạy dành riêng cho dân Do Thái, mà không dành cho dân ngoại bang.

Có những điều, mà ĐCT chỉ qui định cho dân Do Thái để phân biệt họ với các dân tộc khác. Chẳng hạn như: Cắt bì, thờ phượng Chúa trong ngày Sabat, người Na-xi-rê…Những điều nầy không dành cho dân ngoại bang, trong đó có các tín hữu là dân Việt Nam.

Bối cảnh lúc bấy giờ (thời hình thành Kinh Thánh và chọn tuyển dân) là dân tộc Do Thái sống chung với các dân tộc thờ phượng tà thần ở xứ Ca-na-an, nên ĐCT có những luật định khắc khe chỉ dành cho họ, chứ không dành cho dân ngoại bang. KT cũng không buộc các tín hữu dân ngoại bang sau khi quay lại tin Chúa Giê-xu và thờ phượng ĐCT phải tuân giữ tất cả những gì chỉ dành riêng cho dân Do Thái (Công Vụ. 15:18-29). Hành động ép buộc tín hữu ngoại bang vâng giữ luật pháp Môi-se là hành động “khuấy rối, gây xáo trộn và làm rối trí anh em” (Câu 18, 24).  Tín hữu Việt Nam, Hàn quốc, Pháp, Đức, Mỹ… là người ngoại bang. Trong 10 điều răn, có 9 điều là chung cho toàn nhân loại, chỉ có 1 điều (điều thứ 4) dành cho dân Do Thái, mà cũng là điều duy nhất không được Tân Ước xác nhận, hay dạy bảo. Nó đã bị vô hiệu hóa từ khi Chúa Giê-xu chịu chết trên Thập Tự. Ngài công bố trước khi trút hơi thở: “Mọi việc đã được trọn” (Giăng 19:30).

Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm (CĐPL) có bản tuyên ngôn 13 tín điều mà người nào chịu báp-tem gia nhập Giáo hội CĐPL đều phải tuyên xưng. Điều thứ 6 viết:

“Tôi tin nhận Mười Điều Răn là vẫn còn tính bắt buộc đối với Cơ đốc nhân, và mục đích của tôi là, bởi quyền năng của Đấng Christ ngự trong lòng, sẽ vâng giữ luật pháp này, kể cả điều răn thứ tư, là điều đòi hỏi phải giữ ngày thứ bảy trong tuần làm ngày Sabat của Chúa”.

Họ còn đi quá xa khi nâng điều răn thứ 4 là cao trọng hơn 9 điều răn kia. Họ tuyên bố rằng việc vâng giữ ngày Sabat chính là “ấn của Đức Chúa Trời”: “Những kẻ thù của luật pháp Đức Chúa Trời, từ các mục sư truyền đạo cho đến những người nhỏ nhất, đều có một quan điểm mới về lẽ thật và nhiệm vụ. Họ nhận ra quá trễ rằng ngày Sabat của điều răn thứ tư chính là ấn của Đức Chúa Trời hằng sống” (Đại Tranh Biện, tr. 640).

Trong Khải Huyền 9:4 có chép rằng những ai không có ấn của Đức Chúa Trời thì sẽ bị ném vào lò lửa hừng của Hố Sâu – hỏa ngục. Vì thế, sự dạy dỗ của CĐPL mặc định rằng tất cả những ai không tin theo giáo thuyết ngày thứ bảy Sabat đều sẽ bị hư mất đời đời. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng dù đó là giáo lý ban đầu của Giáo hội CĐPL, nhưng nhiều tín hữu CĐPL ngày nay không theo quan điểm cực đoan này, bất chấp sự dạy dỗ của các lãnh tụ tinh thần và nữ tiên tri của họ (bà Ellen White).

Nền tảng của giáo thuyết ngày thứ bảy Sabat của Giáo hội CĐPL xuất phát từ Mười Điều Răn. Mười Điều Răn là một phần của Luật Pháp được ban qua trung gian là Môi-se cho dân Y-sơ-ra-ên vốn được Đức Chúa Trời giải cứu khỏi vòng nô lệ của Ai cập. Phục Truyền 5:1-5 nói rõ rằng Luật Pháp được ban cho dân Y-sơ-ra-ên chớ không phải cho cả nhân loại. Vì lý do đó, Luật Pháp không chỉ bao gồm những điều dạy dỗ về tinh thần và đạo đức (như “Trước mặt Ta ngươi chớ có các thần khác” và “Ngươi chớ giết người”) mà còn có những huấn thị về chính trị và tổ chức xã hội nữa. Ngoài ra, cũng có nhiều giáo nghi được mô tả trong Luật Pháp.

Khi Giáo hội CĐPL nói đến Luật Pháp, ý họ thường chỉ nói đến Mười Điều Răn (hoặc có khi chỉ có Điều Răn thứ tư). Họ loại bỏ ra ngoài những luật nghi lễ và chính trị. Tuy nhiên, Kinh Thánh không hề có sự phân biệt như vậy. Khi Kinh Thánh nói đến Luật Pháp, thì đó là toàn bộ Luật Pháp – do đó nếu Giáo hội CĐPL thật sự muốn giữ Luật Pháp thì phải giữ hết tất cả các điều luật nghi lễ và chính trị nữa. Dù Giáo hội CĐPL tôn cao Điều Răn thứ tư, nhưng họ vẫn không giữ điều răn này theo đúng đòi hỏi của Cựu Ước.

Nếu muốn giữ đúng thì họ phải:

(1) Tử hình tất cả những ai làm việc trong ngày Sabat (Xuất Ê-díp-tô ký 31:14-17).

(2) Không được đốt lửa trong ngày Sabat (Xuất 31:14-17).

(3) Dâng một của lễ thiêu mỗi ngày Sabat (Dân số 28:9,10).

Điều Răn thứ tư là điều răn duy nhất không được xác nhận trong sự dạy dỗ của Tân Ước. Thật ra, một số câu Kinh Thánh cho thấy việc vâng giữ ngày Sabat là vấn đề lương tâm của mỗi tín hữu, chớ không phải là cái để vâng giữ một cách giáo điều, khuôn rập: “Người nầy tưởng ngày nầy hơn ngày khác, kẻ kia tưởng mọi ngày đều bằng nhau: ai nấy hãy tin chắc ở trí mình. Kẻ giữ ngày là giữ vì Chúa…” (Rô-ma 14:5,6). “Vì vậy, chớ có ai đoán xét anh em về của ăn uống, hoặc ngày lễ, hoặc ngày trăng mới, hoặc ngày Sa bát, ấy đều chỉ là bóng của các việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Đấng Christ”(Cô-lô-se 2:16,17).

Trong Tân Ước, chỉ có một lần nhắc đến việc giữ ngày Sabat, đó là trong Hê-bơ-rơ 4:4-10. Tuy nhiên khúc Kinh Thánh này nói về sự yên nghỉ ngày Sabat dành cho mọi Cơ đốc nhân trên thiên đàng, chớ không nói đến việc giữ ngày Sabat ở dưới đất này.

Hầu hết những sự kiện mà ĐCT cho phép diễn ra trong dân tộc Do Thái là hình bóng, dọn đường cho sự xuất hiện của Chúa Giê-xu, là Đấng có đủ thẩm quyền làm trọn luật pháp thay cho nhân loại để giải cứu nhân loại bằng Ân Điển chứ không bằng luật pháp. Hê-bơ-rơ đoạn 1:1-2 chép rằng: “Đời xưa, ĐCT đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, rồi đến ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập lên kế tự muôn vật, lại bởi con mà Ngài lập nên thế gian…”

Như vậy, KT đã cho chúng ta thấy có hai phần thời gian “đời xưa”“ngày sau rốt nầy”. Trong hai phần thời gian nầy ĐCT đã có những cách phán dạy khác nhau cho nhân loại. “Đời xưa” có thể hiểu là thời Cựu Ước, còn “ngày sau rốt nầy” có thể hiểu là từ thời Tân Ước. Chúa Giê-xu đã đến rồi, và Ngài đã làm trọn mọi điều mà người của thời “đời xưa” không thể làm được, và không bao giờ làm được, tức là vâng giữ luật pháp của ĐCT. Ngài làm trọn luật pháp trên cây gỗ.

Nếu ngày nay người đã tin Chúa Giê-xu, thờ phượng ĐCT, mà cứ quay về cái thời “đời xưa” để muốn giữ lấy những luật pháp mà con người yếu đuối không làm được, thì có ích gì?  Điều nầy cũng tương tự như, có người dân Việt Nam nào ngày nay quay lại sống với thời bao cấp của những năm 70, 80 của thế kỷ XX không? Vào thời bao cấp ấy, từ cây kim, sợi chỉ, áo quần, nhu yếu phẩm, ai muốn mua đều phải có phiếu, còn người làm công thì được trả công bằng điểm!? (Tôi làm công cho hợp tác xã, cuối tháng nhận được 22 điểm).

Nếu muốn thể hiện mình là người nhất nhất làm theo lời Chúa bằng cách giữ luật pháp thì phải tuân giữ tất cả các điều luật trong sách Xuất-Ê-díp-tô Ký, Lê vi ký, Dân số Ký, Phục Truyền Luật Lệ Ký nữa, chứ không phải chỉ vâng giữ 10 điều răn hoặc chỉ vâng giữ điều răn thứ 4. Không những tuân giữ luật pháp ĐÚNG, mà còn phải tuân giữ ĐỦ, thì mới gọi là người chánh giáo hoàn-hảo-mọi-thời-đại.

Nhưng, có mấy ai làm được? Luật pháp không cứu rỗi được con người, và cũng không có con người nào nhờ cậy (làm theo) vào luật pháp mà được cứu cả. (Roma 8:3).

Chúng ta được cứu là “nhờ ân điển bởi đức tin…hầu cho chẳng ai khoe mình…” (Ê-phê-sô 2:8-9)

Vì thế, “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Chúa Giê-xu…”. (Roma 8:1)

Vì biết trước rằng trong ngày sau rốt nầy cũng có những kẻ “khuấy rối, gây xáo trộn, làm rối trí anh em” tín hữu ngoại bang bằng cách trao thêm cho họ những gánh nặng của luật pháp nên trong thế kỷ thứ nhất Phao-lô được Đức Thánh Linh soi dẫn, đã viết: “Chớ có ai đoán xét anh em về của ăn uống, hoặc ngày lễ, hoặc ngày trăng mới, hoặc ngày Sabat, ấy chỉ là bóng của các việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Đấng Christ. Chớ để cho những kẻ kia cướp lấy phần thưởng chạy thi, là kẻ giả đò khiêm nhường mà muốn thờ lạy các thiên sứ. Họ theo những sự mình xem thấy, và bởi tính xác thịt nổi lòng kiêu ngạo vô ích…” (Cô-lô-se 2:16-18).

Ngày nay đừng ai lên giọng cho rằng mình khôn ngoan, thông thái và chỉ trích người khác là “dốt nát và tin không quyết đem giải sai ý nghĩa” (IIPhi. 3:16). Đừng dùng KT mà đe nẹt người khác. Những Mục Sư ở Việt Nam dù không nhiều bằng cấp, học vị bằng những người ở nước ngoài, nhưng không đến nổi dốt nát và tin không quyết đâu. Các Mục Sư Việt Nam dám biện luận về “ngày Sabat” thì không phải là hạng lôm côm đâu ông Huỳnh ạ! Đừng ai chủ quan cho mình là theo đúng KT còn kẻ khác là sai lạc. Coi chừng “gậy ông đập lưng ông” đấy! Ông dùng câu nói của Phi-e-rơ để ám chỉ người đang trao đổi với ông, có khi ông đang nói chính mình đấy! Ông hãy lấy cây đà trong mắt của ông ra, trước khi ông lấy cái rác trong mắt kẻ đối diện.

Có một bác nông dân mang một gói đồ to và nặng đi bộ giữa trưa nắng gắt. Một tài xế xe tải lái xe ngang qua và mời bác nông dân lên xe đi cho khỏe, bớt vất vả, bớt nắng nóng. Bác nông dân vui vẻ lên xe ngồi, nhưng bác ấy vẫn mang bao tải nặng nề ấy trên vai. Thấy vậy người tài xế nói với bác nông dân rằng: Chiếc xe nầy có khả năng chở bác và cả bao đồ kia, bác hãy để nó xuống sàn xe đi, đừng mang làm chi cho nặng bác à!

Người nào muốn vâng giữ luật pháp thì giống như bác nông dân quê mùa, tội nghiệp ấy.

Nếu ông Huỳnh có ý đúng đắn về lời của Chúa, là người hướng dẫn kẻ khác làm theo KT, là người không bưng bít những lẽ thật của KT, thì ông hãy can đảm đăng bài viết của chúng tôi là những người trao đổi với ông để mọi người cùng thông lãm. Họ sẽ sai lạc nếu họ chỉ nghe một chiều. Sự phản biện nghiêm túc giúp mọi người khám phá lẽ thật.

Xin Chúa ban phước.

Ms Nguyễn quốc Ấn

 

6 Replies to “Bài viết của Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn”

  1. NguyenThiThanhThuy Post author

    Kính gởi Mục sư Nguyễn Quốc Ấn
    Tôi tên là:Nguyễn Thị Thanh Thủy là con dân Chúa ở Tiền Giang

    Tôi đã xem qua bài viết của ông về cách suy nghĩ đọc và làm theo lời Chúa trong Thánh Kinh,thì tôi có vài lời muốn gửi đến ông như sau:
    Tôi biết ông là người học cao,hiểu rộng,đọc rất nhiều loại sách vở để tham khảo đó là một điều rất tốt cho người mục sư như ông,còn nếu đọc để tìm cách biện luận với lời của Chúa thì là một điều đáng buồn cho ông vì:
    “Chúa đã làm cho lời Chúa được tôn cao hơn cả Danh của Chúa”(Thi Thiên 138:2)
    “Vì ai biết được ý tưởng Chúa,ai là kẻ bàn luận của Ngài?”(Rô ma 11:34)

    Cho nên những điều ông suy nghĩ đến từ lòai người,mà đến từ loài người thì không thể nào đúng được:
    Đức Giê Hô Va phán:”Ý tưởng Ta chẳng phải ý tưởng các ngươi,đường lối các ngươi chẳng phải đường lối Ta.Vì các tầng trời cao hơn đất bao nhiêu,thì đường lối Ta cao hơn đường lối các ngươi,ý tưởng Ta cũng cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu( Esai 55:8,9)

    Đúng là lịch của chúng ta khác với lịch của Do Thái,và các múi giờ của Việt nam khác với giờ của các nước khác,Chúa đã biết truớc là trong thế gian có nhiều nguời tranh luận và tìm cách để không vâng giữ nên Chúa có ghi rõ trong (Lê Vi Ký 23:3 .Nguời ta làm việc trong sáu ngày,nhưng qua ngày thứ bảy là ngày sabat,một ngày nghỉ,tức một sự nhóm hiệp thánh,đừng làm một công việc gì,ấy là lễ Sabat của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu trong những nơi các nguơi ở)

    Đúng như vậy,nơi nào mình ở thì mình vâng giữ đúng như lịch của mình thôi,có buổi chiều và buổi mai thì xem như một ngày,có gì khó hiểu đâu?
    Và nghỉ ở đây không phải là bất kỳ ngày nào như ông nói,nếu vậy thì Chúa cần gì phải nói “hãy nhớ ngày nghỉ và thánh hóa nó”.và tại sao Chúa không nói thứ 2 hoặc thứ 3 hay ngày nào khác mà Chúa nói ngày thứ bảy?
    Ngày sabat đã đuợc thiết lập từ buổi sáng thế,:”Phần ngươi, hãy nói với dân I-sơ-ra-ên rằng: Nhất là các ngươi hãy giữ ngày Sa-bát ta, vì là một dấu giữa ta và các ngươi, trải qua mọi đời, để thiên hạ biết rằng ta, là Đức Giê Hô Va, làm cho các ngươi nên thánh.”(Xuất Ê Díp Tô Ký 31:13)

    Và cũng vì loài người mà Chúa lập lên ngày Sabat.Giữ hay không nó không quan trọng nhưng qua đó nó cũng thể hiện rằng người đó có thật lòng yêu kính Chúa hay không,vì một người chân thật yêu kính Chúa thì sẽ sống cho Chúa và vâng giữ tất cả những gì học được từ trong lời của Ngài ,đó là Thánh Kinh.

    “Vì này là sự yêu mến Đức Chúa Trời,tức là chúng ta vâng giữ điều răn Ngài.Điều răn của Ngài chẳng phải là nặng nề.”(1Giăng 5:3)

    Và trong( Thi Thiên 119:151,152) Hỡi Đức Giê Hô Va, Ngài ở gần; Các điều răn Ngài là chân thật.Cứ theo chứng cớ Chúa Tôi đã biết từ lâu rằng Chúa lập các điều răn ấy đến đời đời.

    Đức Chúa Jesus còn khẳng định luật pháp và điều răn của Đức Chúa Trời không hề thay đổi:

    Vì ta nói thật với các ngươi, đang khi trời đất chưa qua đi, thì một chấm một nét trong luật pháp cũng không qua đi được cho đến khi mọi sự được trọn. Vậy, ai hủy một điều cực nhỏ nào trong những điều răn này, và dạy người ta làm như vậy, thì sẽ bị xưng là cực nhỏ trong nước thiên đàng; còn như ai giữ những điều răn ấy, và dạy người ta nữa, thì sẽ được xưng là lớn trong nước thiên đàng.( Mathio 5:18,19)

    Nếu chúng ta là cơ đốc nhân thì nên cần phải giữ điều răn và luật pháp của Chúa vì “Luật pháp là thánh,điều răn cũng là thánh,công bình và tốt lành”(Rô ma 7:12)
    Chúa có dạy chúng ta điều gì tốt lành thì giữ lấy,còn điều gì tựa như điều ác thì phải tránh xa.

    Đúng là luật pháp không cứu rỗi con người nhưng nếu không có luật pháp thì mọi người phạm tội,vì luật pháp là tiêu chuẩn đạo đức để chúng ta sống trọn vẹn trong Chúa,ngày nay nếu ông phạm tội tà dâm sẽ không bị ném đá vì tội của ông đã chất hết trên người của Chúa Jesus rồi,luật pháp có đó nhưng chúng ta không ở dưới luật pháp,không bị luật pháp ràng buộc nhưng không vì vậy mà chúng ta phạm luật
    “Anh em thảy đều muốn cậy luật pháp cho được xưng công bình,thì đã lìa khỏi Đấng Christ,mất ân điển rồi”(Galati 5:4)

    Vậy làm sao chúng ta có thể sống và làm theo đúng Thánh Kinh?
    “Về phần các con,sự xức dầu đã chịu từ nơi Chúa,vẫn còn trong mình,thì không cần ai dạy cho hết,song vì sự xức dầu của Ngài dạy các con đủ mọi việc,mà sự ấy là thật không phải dối,thì hãy ở trong Ngài theo như sự dạy dỗ mà các con đã nhận”(1Giăng:2:27)

    Lời của Chúa đã bày tỏ rõ ràng trong Thánh Kinh,không có điều gì Ngài muốn chúng ta làm mà Ngài không chỉ dạy và nói trước hết,Chúa còn sợ chúng ta mắc bẫy rập và bị người đời dẫn dụ đi sai lạc.Người mù dắt kẻ đui cả hai cùng lọt xuống hố.
    “Hỡi kẻ rất yêu dấu,vì anh em đã được biết trước,vậy hãy giữ cho cẩn thận,e anh em cũng bị sự mê hoặc của những người ác ấy dẫn dụ,mất sự vững vàng của mình chăng”(II Phiero 3:17)

    Và cũng có nhiều nguời ngày nay nghe mà chẳng tin thì Chúa cũng báo trước
    Vì Tin lành này đã rao truyền cho chúng ta cũng như cho họ,những lời họ đã nghe không ích chi hết,vì trong khi nghe,chẳng lấy đức tin nhận lời đó thuộc về mình( Heboro 4:2)
    Và ngày nay các ngươi nghe thì chớ cứng lòng

    Là tín đồ của Chúa chúng ta không bị ràng buộc phải làm điều gì đó để đuợc cứu rỗi,ngoài việc chúng ta thật lòng ăn năn tội ,tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời,và nếu được cứu rồi thì chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với tình yêu cao thượng mà Chúa đã hy sinh cho chúng ta,chứ không phải chúng ta sống trong thời kỳ ân điển muốn làm gì thì làm,

    Tại sao chúng ta lại vâng giữ được điều răn và luật pháp của Chúa một cách trọn vẹn được?thì lời Chúa cũng có chép

    Đức Chúa Jesus đáp rằng:”Nếu ai yêu mến Ta thì vâng giữ lời Ta,Cha ta sẽ thương yêu người,chúng ta đều đến cùng người và ở trong người”(Giăng 14:23) .Và nếu chúng ta ý thức được có Chúa ở trong chúng ta thì chúng ta sẽ không dám phạm tội nữa.

    Chúng ta đã được tái sinh,đuợc Đức Chúa Trời dựng nên mới bởi quyền năng của Đức Thánh Linh và ban cho chúng ta Thánh Linh để sống một đời sống mới”vừa muốn vừa làm theo ý tốt của Ngài”(Phi líp 2:13) và Ngài cũng thêm sức của Ngài cho chúng ta”Tôi làm đuợc mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi”(phi líp 4:13)

    Tại sao 9 điều ông có thể giữ mà điều thứ 4 ông không thể giữ,nếu bỏ đi 1 điều là coi như ông đã phạm tất cả:” Vì người nào giữ trọn luật pháp, mà phạm một điều răn, thì cũng đáng tội như đã phạm hết thảy.”(Gia cơ 2;10)ông cam lòng sao?

    Không phải Chúa chỉ bảo riêng cho dân Do Thái mà dân ngoại thì không có:(Rô ma 11:16-21).Chúng ta là dân ngoại đã được tháp vào trong gốc Olive của Chúa,nếu chúng ta không vâng giữ điều răn của Chúa thì Chúa cũng sẽ tách chúng ta ra khỏi cây giống như dân Israel vậy

    Và Tiên tri Esai cùng tiên tri Ê-xê-chi-ên đã tiên tri trước trong một ngàn năm bình an,ngày sabat và các nghi thức lễ nghi sẽ được tái lập.Và mọi dân trên đất không riêng gì dân Israel sẽ thờ phượng Chúa trong ngày Sabat:
    “Đức Giê Hô Va phán:từ ngày trăng mới này đến ngày trăng mới khác,từ ngày sabat nọ đến ngày sabat kia,mọi xác thịt sẽ đến thờ lạy trước mặt Ta”(Esai 66:23)

    Vâng giữ ngày sabat để được vui thỏa trong mối tương giao mật thiết với Chúa,và sự thông công với các anh chị em trong tình yêu của Ngài thì đó là một niềm vui,và điều phước hạnh mà Chúa dành riêng cho những ai yêu mến luật pháp Chúa và vâng giữ điều răn Ngài

    Ngài không gán ép cho chúng ta điều gì mà chúng ta không làm nổi,vì nếu như vậy thì khác nào nói Đức Chúa Trời nói dối,(như tôi đã nói ở phần trên,chúng ta là người đã được tái sinh rồi)
    Nếu vậy Chúa đâu có nói “Hãy trở nên trọn vẹn như Cha các ngươi trên trời là trọn vẹn”,”Nếu không tái sinh thì không thấy đựơc nước Đức Chúa Trời”
    Đức Thánh Linh qua sứ đồ Phao Lô răn dạy Hội Thánh phải tuân giữ điều răn của Đức Chúa Trời cho đến ngày Đấng Christ hiện ra:”Phải giữ điều răn,ở cho không vết tích và không chỗ trách được,cho đến kỳ sự hiện ra của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta” (1 Ti mô thê 6:14)

    Và khi chúng ta vâng giữ thì chúng ta nhận được những gì?

    “Đức Giê Hô Va phán như vầy:Hãy giữ điều chánh trực và làm sự công bình vì sự cứu rỗi của ta gần đến,sự công bình của ta sắp được bày tỏ.Phước thay cho người làm điều đó,và con người cầm vững sự đó,giữ ngày Sabat đặng đừng làm ô uế,cấm tay mình không làm một điều ác nào.Người dân ngoại liên hiệp cùng Đức Giê Hô Va chớ nên nói rằng:Đức Giê Hô Va chắc sẽ biệt ta ra khỏi dân Ngài.kẻ họan cũng chớ nên nói rằng:Này ta là cây khô.vì Đức Giê Hô Va phán như vầy:Những kẻ họan hay giữ các ngày Sabat Ta,lựa điều đẹp lòng ta,cầm vững lời giao ước ta,thì ta sẽ ban cho họ tại trong nhà ta và trong tường ta một chỗ và một danh tốt hơn danh của con trai,con gái,ta sẽ ban cho họ một danh đời đời chẳng hề dứt đi
    Các người dân ngoại về cùng Đức Giê Hô Va đặng hầu việc Ngài,đặng yêu mến danh của Đức Giê Hô Va,đặng làm tôi tớ Ngài,tức là hết thảy những kẻ giữ ngày Sabat cho khỏi làm ô uế và cầm vững lời giao ước Ta,thì Ta sẽ đem họ lên trên núi thánh Ta,làm cho họ vui mừng trong nhà cầu nguyện ta.Của lễ thiêu và hy sinh họ dâng trên bàn thờ Ta,sẽ được nhận lấy,vì nhà Tasẽ gọi là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc”(Esai 56:1-7)

    Ví dụ ông có 2 đức con,một đứa ông nói nó vâng dạ nhưng không làm theo,còn một đứa không trả lời gì hết nhưng ông nói cái gì nó cũng làm từ A đến Z thì đứa nào làm ông vui hơn?
    Thì cũng vậy Chúa ưa thích và vui với những người biết vâng lời Ngài hơn là kẻ dâng của tế lễ
    Ấy là thần linh làm cho sống,xác thịt chẳng ích chi,những lời Ta phán cùng các ngươi đều là thần linh và sự sống.Song trong vòng các ngươi có kẻ không tin,vì Đức Chúa Jesus biết từ ban đầu,ai là kẻ không tin,ai là kẻ sẽ phản Ngài( Giăng 6:63)

    Tôi đưa ra thí dụ như vầy:Có khi nào ông ngồi suy nghĩ nếu như vợ của ông phạm một tội trọng với ông(tội mà ông không thể tha thứ được)mà trong lúc đó Chúa Jesus xuất hiện và nói với ông rằng:”Này con,tội người này đã chất hết trên người của ta rồi,con có muốn làm gì thì hãy làm trên thân thể của ta đây” thì ông có cảm giác gì,có suy nghĩ và hành động gì về lời nói của Chúa trong lúc đó?
    Có phải ông sẽ cảm thấy Chúa yêu chúng ta vô cùng?Nếu chúng ta nói rằng chúng ta yêu Chúa thì chúng ta phải làm giống như Chúa có đúng không thưa mục sư ?”(1Giăng 2:3-6)

    Điều răn của Chúa là nền tảng cơ bản đạo đức,và thánh thiện,không phải là bóng cho một điều nào hết,ngày Sabat là kết quả trong việc sáng tạo của Chúa,vì lòai nguời mà Chúa lập lên ngày Sabat,bất kể là nguời tin Chúa hay không tin Chúa,thì đều phải vâng giữ,vì để cho thân thể chúng ta đuợc nghỉ ngơi sau sáu ngày lao động,ông đừng nhầm lẫn với (Cô lô se 2;17)đây mới là bóng cho những việc sẽ tới

    Và trong( Khải huyền 11:19) có chép như thế này”Đền thờ của Đức Chúa Trời bèn mở ra ở trên trời,hòm giao ước bày ra trong đền thờ Ngài,rồi có chớp nhóang,tiếng sấm sét,động đất và mưa đá lớn.
    Đến cuối của bảy năm đại nạn 10 điều răn sẽ là tiêu chuẩn đạo đức để xét đóan cho tòan nhân loại,vì lời của Chúa còn lại cho đến đời đời mà

    Tác giả Thi Thiên ca ngợi lời Chúa”Lời Chúa ngọt họng tôi dường bao,thật ngọt hơn mật ong trong miệng tôi(Thi Thiên 119:103).Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi,ánh sáng cho đường lối tôi(Thi Thiên 119:105)
    Có bài hát cũng ca ngợi về lời của Chúa,vì lời Chúa là Chúa,nếu chúng ta không cần lời Chúa thì chúng ta sẽ chết.
    Và “Cả quyển Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn,có ích cho sự dạy dỗ,bẻ trách,sửa trị,dạy người trong sự công bình,hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành”(II Timothe 3:16).
    Kinh Thánh là do Đức Chúa Trời mạc khải cho các tiên tri viết lên,là tuyệt đối không thêm gì được và cũng không bớt chi đặng,và đã bày tỏ rất rõ ràng(Khải huyền 22:18,19)

    Tôi cũng có câu chuyện hay kể cho ông nghe đây:

    Có 1 người thanh niên trời đang nắng gắt anh ta cột sợi dây vào cổ và kéo chiếc xe mình đi trên đường một cách rất là mệt nhọc mà chiếc xe thì quá nặng đi không được bao nhiêu hết,lại có 1 người thanh niên khác lái chiếc xe tới mới hỏi:”ủa sao anh không ngồi lên chạy mà phải cột dây vào cổ để kéo khổ sở như vậy?”
    anh thanh niên trả lời: “Tôi cũng muốn lắm chứ ,muốn ngồi lên lái lắm chứ nhưng vì xe tôi không có xăng”

    Thì cũng vậy người có Chúa,có Thánh Linh ở cùng,người ta luôn dùng sức của Chúa chớ không ai dại mà dùng sức riêng của mình bao giờ.
    Người nào muốn dùng sức riêng của mình thì cũng rất tội nghiệp và đáng thương như anh thanh niên cột sợi dây vào cổ mà kéo đi ấy.

    Lời cuối cùng tôi muốn gửi đến ông,ông cũng như bậc cha mẹ tôi vậy nên tôi hy vọng qua lời tâm tình này ông sẽ suy nghĩ lại,đọc kỹ lại các câu kinh thánh mà tôi viết trên đây,mở lòng ra tiếp nhận,lấy đức tin mà tin vì lời Chúa sẽ giúp ích cho chính ông và tôi trong nếp sống đạo.
    Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi và đặt thần mới trong các ngươi.Ta sẽ cất lòng bằng đá khỏi thịt các ngươi và ban cho các ngươi lòng bằng thịt”( Ê xê chi ên 36:26).

    Cám ơn ông đã dành thời gian quý báu để đọc lời tâm tình của tôi

    Trong ân điển Chúa Jesus Christ

    Thanh Thủy

  2. NguyenQuocAn

    Kính thưa chị Thủy (Thúy?) – Tiền Giang.
    Tôi rất cám ơn chị, và thán phục chị, người nữ tín hữu rất sâu nhiệm lời Chúa.
    Thưa chị! Mình chưa gặp nhau, sao chị vội đoán xét tôi như thế. Chị viết: "còn nếu đọc để tìm cách biện luận với lời của Chúa thì là một điều đáng buồn cho ông vì:…".
    Tôi cũng chỉ là người hậu sinh, mọi hiểu biết đều phải học tập. Tôi không tìm cách biện luận với lời của Chúa , nhưng được ông Huỳnh cho phép cùng ông trao đổi những lẽ thật trong Lời Chúa, để vừa học cho bản thân, vừa giúp các tín hữu khám phá chân lý mầu nhiệm của Chúa. Nếu lòng tôi có chú về điều ác, ắt Chúa chẳng nghe tôi đâu.

    Những điều tôi viết cũng không đến từ loài người. Tôi đọc nhiều bản địch của VN và của nước ngoài. Đặc biệt là từ KT nguyên bản nữa cơ!
    Về những điều chị viết, tôi thấy Rất Đúng. Nhưng chỉ đúng 1/5 thôi. Chị rất cần nhiều thời gian nữa.
    Xin Chúa ban phước cho chị, cho anh và các cháu trong gia đình
    Cám ơn chị Thủy hoặc Thúy – Tiền Giang.

    Mời chị hãy tiếp tục đọc những trao đổi giữa tôi với Ông Huỳnh nha!

    Chúc bình an trong Chúa Giê-xu
    Ms Nguyễn Quốc Ấn

  3. NguyenManhTuong

    Kính chào mục sư Nguyễn Quốc Ấn!

         Con là Nguyễn Mạnh Tưởng, một con dân Chúa ở Hà Nội. Con có được biết bài viết đọc và làm theo Thánh Kinh của bác. Con cũng xin đóng góp ý kiến với những kiến thức ít ỏi của mình về Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, trên tinh thần học hỏi hầu tìm kiếm lẽ thật và sự sống qua lời của Ngài.

         Con đồng ý với bác là có những điều Chúa phán dạy chung cho nhân loại và riêng cho dân Do Thái. Rõ ràng mười điều răn là Chúa phán chung cho toàn bộ dân I-sơ-ra-ên thuộc thể và dân I-sơ-ra-ên thuộc linh. Đôi khi chúng ta quên rằng những ai tin và làm theo lời Đức Chúa Trời thì đều là "con cháu thật của Áp-ra-ham" và "là người Giu-đa thật". Mặc dù mỗi một người được tạo dựng như hình Ngài (Sáng 1:27), và Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con một Ngài hầu cho ai tin Con ấy thì được sự sống đời đời (Giăng 3:16). "Song ai không tin vào Con đó thì  không biết luât pháp và mười điều răn của Đức Chúa Trời. Vì vậy mọi việc họ làm đều bởi lương tâm và nhận thức của từng cá nhân nên "Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy; Đức Giê-hô-va đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người." Ê-sai 53:6Chúa Jesus cũng nói: "Ta cũng nói cùng các ngươi, có nhiều người từ đông phương, tây phương sẽ đến, ngồi đồng bàn với Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp trong nước thiên đàng. Nhưng các con bổn quốc sẽ bị liệng ra chốn tối tăm ở ngoài, tại đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng" Ma-thi-ơ 8:11-12

         Luật pháp thời cựu ước có 613 điều, thời Chúa Jesus chỉ rút gọn còn 2 điều quan trọng và lớn hơn hết (Ma-thi-ơ 22:37-39). Như vậy dễ thấy rằng nội dung của 2 điều răn đó là rút gọn của mười điều răn thời cựu ước. Cứ chiểu theo mười điều răn, trong đó có điều răn thứ tư, con xin đưa ra ý hiểu và lập luận của mình như sau:

         1-Vào ngày Sa-bát tất cả mọi vật có sự sống và hơi thở, vật vô tri vô giác (như đất đai, công cụ…) đều không làm việc chi hết. Mạng lệnh này Chúa phán tất cả mọi vật Ngài tạo ra. Ngài chỉ ban phước cho ngày Sa-bát và đặt là ngày thánh, chứ Ngài không chúc phước và đặt ngày thánh cho cho các ngày khác. 

         3-Không phải tự nhiên Chúa lại phán cho con dân Chúa nghỉ vào ngày thứ bảy, Chúa muốn trong ngày thánh Sa-bát con dân Chúa sẽ dành toàn bộ linh hồn, thời gian, công sức, trí tuệ…để thờ phượng, tương giao với  Chúa. Tất nhiên là chúng ta có thể cầu xin, thờ phượng, trò chuyện tương giao với Chúa bất cứ thời gian nào, ở bất kỳ địa điểm nào và hoàn cảnh nào Chúa đều  vui lòng và đáp ứng tùy theo sự cần dùng của chúng ta. 

         4-"Chớ bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau…" Hê-bơ-rơ 10:25a. Ngày thánh không những là ngày nghỉ mà còn là ngày tất cả các con dân Chúa ở khắp mọi nơi nghỉ mọi công việc mình, nhóm lại với nhau để thờ phượng Chúa, cầu nguyện, hiệp một và thông công với nhau. Nếu không có một ngày nghỉ chung do Chúa đặt ra thì con dân Chúa gặp nhau lúc nào?  

         5Nếu xét kỹ Hội Thánh ban đầu thì thấy rằng các môn đồ vẫn nhóm vào ngày Sa-bát. Đặc biệt là sứ đồ Phao-lô giảng Tin Lành ở các thành của dân ngoại và trong đế quốc La-mã như: 

         -"Đến ngày lễ Ngũ Tuần, môn đồ nhóm họp tại một chỗ."  Công vụ 2:1

         -Và cả ngày thứ nhất: "Ngày thứ nhất trong tuần lễ, chúng ta đang nhóm lại để bẻ bánh; Phao-lô phải đi ngày mai, nên người nói chuyện với các môn đồ, và cứ giảng luôn cho đến nửa đêm"  Công vụ 20:7

         -"Phao-lô với đồng bạn mình xuống thuyền tại Ba-phô, sang thành Bẹt-giê trong xứ Bam-phi-ly. Nhưng Giăng lìa hai người, trở về thành Giê-ru-sa-lem. Về phần hai người, thì lìa thành Bẹt-giê, cứ đi đường đến thành An-ti-ốt xứ Bi-si-đi; rồi nhằm ngày Sa-bát, vào trong nhà hội mà ngồi. Vừa đọc sách luật và sách các tiên tri xong, các chủ nhà hội sai sứ nói cùng hai người rằng: Hỡi anh em, nếu có mấy lời khuyên bảo dân chúng, hãy giảng đi."  Công vụ 13:13-15

         -Có khi phải giảng Tin Lành ở gần sông cho người ngoại do họ không có nhà hội: "Đang ban đêm, Phao-lô thấy sự hiện thấy; có một người Ma-xê-đoan đứng trước mặt mình, nài xin rằng: Hãy qua xứ Ma-xê-đoan mà cứu giúp chúng tôi. Phao-lô vừa thấy sự hiện thấy đó rồi, chúng ta liền tìm cách qua xứ Ma-xê-đoan, vì đã định rằng Đức Chúa Trời gọi chúng ta rao truyền Tin Lành ở đó. Vậy, chúng ta từ thành Trô-ách đi thuyền thẳng đến đảo Sa-mô-tra-xơ; bữa sau, đến thành Nê-a-bô-li; từ nơi đó, chúng ta tới thành Phi-líp, là thành thứ nhất của tỉnh Ma-xê-đoan, và là thuộc địa nước Rô-ma. Chúng ta ở tạm đó vài ngày. Đến ngày Sa-bát, chúng ta ra ngoài cửa thành, đến gần bên sông, là nơi chúng ta tưởng rằng người ta nhóm lại đặng cầu nguyện; chúng ta ngồi xong, giảng cho những đàn bà đã nhóm lại."  Công vụ 16:9-13 

         -"Hễ đến ngày Sa-bát, thì Phao-lô giảng luận trong nhà hội, khuyên dỗ người Giu-đa và người Gờ-réc."  Công vụ 18:4

         =>Ngày nay, con dân Chúa không nhóm lại vào ngày Sa-bát do tính chất công việc…Điều đó không ảnh hưởng tới sự cứu rỗi. Tại sao Hội Thánh này nhóm vào một ngày nào đó bất kỳ từ chủ nhật tới thứ sáu thì không sao, còn Hội Thánh kia nhóm vào ngày Sa-bát thứ bảy  thì bị chỉ trích và gán cho cái mác "TÀ GIÁO"??? Nếu vậy các sứ đồ cũng là tà giáo hết vì họ vẫn nhóm vào ngày Sa-bát. Ở đây vấn đề là giữ ngày Sa-bát là làm theo điều răn của Chúa. Cả hai đều được cứu, nhận sự sống đời đời, người giữ và không giữ chỉ hơn nhau phần thưởng.

          Con chỉ nói như con trẻ trong Đấng Christ vậy. Nguyện ân điển của Đức Chúa Trời, tình yêu thương của Đức Chúa Jesus Christ ở với bác. Amen!

    Hà Nội 30/11/2013

    Nguyễn Mạnh Tưởng

  4. NguyenQuocAn

    Cháu Mạnh Tưởng thân mến!

    Không phải Phao-lô chủ trương giữ ngày sabat, nhưng vì yếu tố thuận tiện, đồng thời, có lẽ Phao-lô cũng muốn cho người Do Thái lúc ấy biết về Phúc Âm của Chúa nên ông không có chọn lựa nào khác.

    Về điều cháu nói: "Ngày nay, con dân Chúa không nhóm lại vào ngày Sa-bát do tính chất công việc…Điều đó không ảnh hưởng tới sự cứu rỗi. Tại sao Hội Thánh này nhóm vào một ngày nào đó bất kỳ từ chủ nhật tới thứ sáu thì không sao, còn Hội Thánh kia nhóm vào ngày Sa-bát thứ bảy  thì bị chỉ trích và gán cho cái mác "TÀ GIÁO"??? Nếu vậy các sứ đồ cũng là tà giáo hết vì họ vẫn nhóm vào ngày Sa-bát. Ở đây vấn đề là giữ ngày Sa-bát là làm theo điều răn của Chúa. Cả hai đều được cứu, nhận sự sống đời đời, người giữ và không giữ chỉ hơn nhau phần thưởng".

    Bác thưa thật rằng chưa bao giờ bác chỉ trích những anh em tín hữu nhóm ngày sabat là ta giáo, cho đến khi bác biết được về tín lý cứu rỗi của họ. Mời cháu xem một đoạn ngắn dưới đây:

    ……………được mọi người biết đến nhiều nhất qua giáo lý ngày thứ bảy Sa bát, nhưng tín lý chuộc tội của họ có lẽ mới chính là điều nghiêm trọng nhất. Nếu họ muốn thờ phượng ngày thứ bảy thay vì ngày Chúa nhật, thì đó là quyền của họ. Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều là quan điểm sai lạc về ơn cứu rỗi và phương thức chuộc tội. Giáo lý của họ về đề tài này được hình thành từ “sự thất vọng lớn”, phát xuất từ nhu cầu giải thích tại sao Đấng Christ không tái lâm vào năm 1844 như họ mong đợi.

    Để làm việc đó, họ diễn giải lại Đa-ni-ên 8:14 một lần nữa, và kết hợp khúc Kinh Thánh này với Lê-vi ký 16 để có một cách giải thích. Đáng tiếc là nỗ lực che đậy sai lầm của họ như thế đã đưa họ càng lúc càng xa rời sự dạy dỗ của Kinh Thánh về vấn đề chuộc tội. Có một số khái niệm trong giáo lý chuộc tội của họ mà chúng ta sẽ xem xét ở đây – Nơi thánh, Cánh cửa đóng, sự Thẩm tra, con Dê thế thân….(Còn nhiều nữa, nhưng bác sợ chiếm hết diễn đàn. Nếu cháu cho bác email bác sẽ gửi toàn bộ tài liệu nầy cho cháu.

    Xin Chúa ban phước cho cháu.

    Bác Quốc Ấn

  5. admin Post author

    Ngoc Nguyen commented on a link you shared.

    Cảm tạ Chúa và cám ơn anh Tim . Tôi có theo dõi và được đọc những bài Biện Giáo giữa hai vị „người chăn“ Chiên của Chúa. Tôi nói (trong Danh Chúa ) rằng tôi thực sự ngưỡng mộ và học hỏi nhiều không phải chỉ là kiến thức mà là thái độ biện giải của anh. Nguyền xin ơn Chúa dồi dào trên anh và qua đây L Thật của Ngài đến với hết thảy con dân Chúa trong những ngày „Cuối cùng „ này hầu cho ai nấy đều có phần với Ngài. Tuy nhiên còn một vài điểm rất nhỏ tôi chưa được hiểu nên xin hỏi như sau:

    1- Trong bài phản biện của ông Ấn có viết chữ in hoa to: Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn: Sau khi xác minh hai bản KT tiếng Hy-lạp: Interlinear New Testament của Jay P.Grenn, Sr., và quyển The Greek New Testament của Kurt Aland, tôi xác nhận chữ sabbath mà Chúa Giê-xu nói trong câu 27 và câu 28 đều là “σάββατον,”G4521, là Thứ Bảy (Saturday, hay Samedi ngày nay). ÔNG HUỲNH HOÀN TOÀN ĐÚNG – HOAN HÔ ÔNG BÌNH. ………… Vậy kể từ hôm nay tôi đồng ý với ông Huỳnh rằng chữ “σάββατον,” (sabaton) là ngày Thứ Bảy – Saturday hay Samedi ngày nay của các dân tộc trên thế giới. NHƯNG CHỈ TẠM THỜI CHẤP NHẬN, VÌ TÔI CHƯA XÁC MINH ĐƯỢC LOẠI LỊCH TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI DO THÁI HIỆN NAY. Vậy có thêm một người nào nữa tên là BÌNH nữa trong cuộc trao đổi giữa hai người sao?

    2- Trong bài viết đầu tiên của ông Ấn có viết như sau: "Đọc KT, làm theo KT là tốt. Tuy nhiên cũng cần phân biệt điều gì là chung, điều gì là riêng. Chung là: KT phán dạy chung cho các dân tộc, cho toàn nhân loại. Riêng là: KT chỉ phán dạy dành riêng cho dân Do Thái, mà không dành cho dân ngoại bang. Có những điều, mà ĐCT chỉ qui định cho dân Do Thái để phân biệt họ với các dân tộc khác. Chẳng hạn như: Cắt bì, thờ phượng Chúa trong ngày Sabat, người Na-xi-rê…Những điều nầy không dành cho dân ngoại bang, trong đó có các tín hữu là dân Việt Nam." Đúng vậy! Đọc KT, làm theo KT là tốt – rất tốt mà còn là tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời, là ý muốn của Ngài và chỉ có như vậy chúng ta mới có phần với Chúa, mới được „chung bàn „ với Ngài có đúng không? Tôi cũng nhiều lần được nghe từ các vị „người chăn“ rằng: KT(Kinh Thánh) chính là LỜI Đức Chúa Trời và quyển KT chính là: 8 Quyển sách luật pháp nầy chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong; vì như vậy ngươi mới được may mắn trong con đường mình, và mới được phước. Có đúng vậy không?

    Ở đây ông Ấn viết : KT phán dạy chung cho các dân tộc, cho toàn nhân loại. Nếu đã viết là cho toàn nhân loại thì chả lẽ dân Việt nam không nằm trong cái „ toàn nhân loại „ đó hay sao mà lại muốn tách ra để đòi cái riêng cho mình? Xin ông Ấn cho biết tại sao lại có nhiều dân tộc như vậy để rồi lại có nhiều thứ tiếng, có nhiều múi giờ khác khau, có nhiều loại lịch, có nhiều thứ „riêng“ đến như vậy? Tại sao không thể Chung mà lại phải Riêng? Tại sao lại gọi là tuyển dân Do Thái và dân ngoai bang? Xin được cho biết thế nào là những nhánh Ôlive thuận tánh và nghịch tánh. Dân Israen ngày nay họ học lịch sử của nước họ là KT vậy cớ chi mà dân Việt nam và nhiều dân nước khác lại học về lịch sử của „người ta „ vậy? Bộ những nước này không có lịch sử riêng hay sao? => Rất Amen với ý kiến của bạn Nguyễn mạnh Tưởng (người đồng quê, cùng họ thuộc thể – người cùng chung dòng Huyết thuộc Linh) xin trich lại một đoạn: “Rõ ràng mười điều răn là Chúa phán chung cho toàn bộ dân I-sơ-ra-ên thuộc thể và dân I-sơ-ra-ên thuộc linh. Đôi khi chúng ta quên rằng những ai tin và làm theo lời Đức Chúa Trời thì đều là "con cháu thật của Áp-ra-ham" và "là người Giu-đa thật” .

    Xin thưa với ông Nguyễn quốc Ấn: ông đừng quên rằng ông cũng là dân I-so-ra-ên, ông là con cháu Apraham và cũng là người Giu-đa đó. Nếu ông phủ nhận thì cũng không ai có quyền ngăn cản ông được. Còn nếu như thực sự là điều đó thì thiết tưởng cũng nên chấp hành những điều khoản mà „nhà nước „ đó quy định ông à! Cũng như người VN đi định cư sinh sống tại các quốc gia khác thì phải học và tuân thủ mọi điều trong luật pháp của quốc gia đó chứ, huống chi chúng ta tự cho mình là công dân Thiên Quốc mà lại không thể chấp nhận luật pháp của Nước Trời hay sao? 12 Ấy vậy, luật pháp là thánh, điều răn cũng là thánh, công bình và tốt lành.

    Thần học là môn học về Lời Chúa giúp chúng ta hiểu biết thêm sự sâu nhiệm của Lời Đức Chúa Trời hầu cho chúng ta nhận biết rõ sự công bình và tt lành của Ngài để rồi có thể soi gương, sửa mình sao cho giống Chúa mới mong Ngày Cuối cùng Ngài nhận ra. Kiến thức Thần học không phải để cho mọi người biết nhiều hay ít, không phải dựng võ đài để xem ai Thắng hay Thua. Sai thì sửa ; chưa làm được thì xin Chúa cho làm được. Tôi không muốn biện luận (hay ngụy biện) – Luật pháp của thế gian luôn có k hở, vì thế người ta tìm nhờ luật sư (thầy cãi) giỏi đôi khi cũng thoát được tội, nhưng tại nơi Tòa án của Nước Trời sẽ vĩnh viễn không có một k hnào hết; cũng chẳng có một ai thoát tội khi Ngài phán xét. Vì chính Đức Chúa Jesus Christ Ngài là „Luật Sư“ nhưng cũng chính là vị „Quan Tòa „

    Rất mong được giãi bày Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

    NguyenNgoc

     

  6. DuongQuangTrung Post author

    Kính gửi ông Nguyễn Quốc Ấn.

    Tôi là Dương Quang Trung, thuộc Hội Thánh của Chúa tại Hà Nội. Qua thư ông trình bày về ngày Sa-bát, tôi thấy có mấy vấn đề nổi cộm như sau:

    1/ Điều răn 4 không còn dùng cho Tân ước.

    2/ Điều răn 4 không dùng cho các dân tộc khác mà chỉ dùng cho tuyển dân Do thái

    3/ Sự thờ phượng ngày nào cũng được mà không cứ vào ngày Sa bát

    4/ Ngày thứ bảy hiện nay không còn đúng với ngày thứ bảy của Thánh kinh vì lịch Do thái khác với lịch thế giới đang dùng.

    5/ Sự bày tỏ ngày Sa-bát theo Thánh kinh là chưa rõ ràng.

    6/ "Có mấy ai làm được” 10 điều răn.

    Tôi cậy ơn Cha trên trời, dùng lời Ngài trong Thánh Kinh để chỉ ra các điều trên là không đúng và cầu xin Ngài mở trí mở lòng, soi sáng chúng ta để nhận ra lẽ thật của Ngài:

    1) Tôi dẫn chứng những câu trong Tân ước chỉ ra điều răn 4: ngày thứ bảy, Sa-bát thánh của Cựu ước vẫn còn áp dụng không những cho Tân ước mà còn mãi mãi:

    “Tôi có lòng vui mừng lắm mà thấy trong con cái bà có mấy kẻ làm theo lẽ thật, theo điều răn chúng ta đã nhận lãnh nơi Đức Chúa Cha….không phải truyền một điều răn mới nhưng nhắc lại điều chúng ta đã nhận lãnh từ ban đầu" (IIGiăng  4, 5). Điều răn "nơi Đức Chúa Cha" có phải là 10 điều răn của Cựu ước ?

    Để nhận được ơn cứu rỗi, ta phải tin Chúa Jê-sus (Giăng  3: 16), tin là làm những việc như Ngài đã làm: "kẻ nào tin Ta cũng sẽ làm những việc Ta làm…" (Giăng  14: 12). Vậy Chúa Jê-sus đã làm gì ? “Chính Ta đã vâng giữ các điều răn của Cha Ta" (Giăng 15: 10), phải chăng, tin Chúa Jê-su là vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Cha thời Cựu ước ?

    “Đức Chúa Jê-su cất tiếng phán rằng: ai tin Ta chẳng phải tin Ta, nhưng tin Đấng đã sai Ta" (Giăng 12: 44), “những điều Ta nói thì nói như Cha Ta đã dặn" (Giăng  12: 50)

    “Lời các ngươi nghe đó, chẳng phải bởi Ta, nhưng bởi Cha, là Đấng đã sai Ta đến" (Giăng  14: 24)

    “Con đã truyền cho họ những Lời Cha đã truyền cho Con và họ đã nhận lấy…" (Giăng 17: 8, 14). Tin Đức Chúa Cha tức là tin chính Ngài, tin vào đường lối của Ngài, công việc của Ngài, lời phán của Ngài, làm theo giao ước của Ngài là 10 điều răn:

    "… Đức Giêhôva chép trên hai bảng đá các lời giao ước, tức là mười điều răn" (Xuất Êdiptô 34: 28). Câu tương tự Phục truyền 4: 13, Xuất Êdiptô 34: 28. "Đức Giêhôva lại phán cùng Môi se rằng: phần ngươi, hãy nói cùng dân Y-sơ-ra-en rằng: nhất là các ngươi hãy giữ ngày Sa-bát ta, vì là một dấu giữa ta và các ngươi, trải qua mọi đời" (Xuất Êdiptô 31: 12, 13)                           “Ấy vậy, dân Y-sơ-ra-en sẽ giữ ngày Sa-bát trải qua các đời của họ, như một giao ước đời đời (Xuất 31: 16), câu tương tự Lêvi 16: 31/ 23: 21, 31, 32. Tôi là ai mà dám hủy bỏ giao ước của Ngài? “Các ngươi chớ thêm chi và đừng bớt chi về điều ta truyền cho để giữ theo các điều răn của Giê Hô Va Đức Chúa Trời các ngươi mà ta đã truyền” (Phục truyền 4: 2).

    Các câu khác: "… ấy chẳng phải là điều răn mới mà ta viết cho anh em, bèn là điều răn cũ anh em đã nhận lấy từ lúc ban đầu" (IGiăng 2: 7). Các câu sau đề cập đến 10 điều răn mà không hề nói bỏ đi điều răn 4 hoặc chỉ còn có 9 điều: Giăng 14: 15, 21 / ITim: 6: 14 / Galati 3: 12b / IGiăng 3: 24 / 5: 3/ ICô rinh tô 7: 19.

    “Nhưng kẻ nào xét kĩ luật pháp trọn vẹn… hết lòng giữ theo phép tắc nó… (Gia cơ 1: 25), “nếu anh em vâng giữ luật pháp trọn vẹn…" (Gia cơ 2: 8) “luật pháp trọn vẹn" phải chăng là đủ 10 điều răn ?

    "… dạy họ giữ hết cả mọi điều mà Ta đã truyền cho các ngươi (Ma thi ơ 28: 20), "…cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong…" (Giô suê 1: 8), “mọi điều" phải chăng là đủ 10 điều răn ?

    “Vậy, chúng ta nhân đức tin mà bỏ luật pháp sao? chẳng hề như vậy! Trái lại, chúng ta làm vững bền luật pháp" (Rôma 3: 31), không những không được bỏ mà làm “vững bền luật pháp", phải chăng là giữ và làm theo không thiếu 1 điều răn nào?

    Ấy vậy, luật pháp là thánh, điều răn cũng là thánh, công bình và tốt lành" (Rôm ma 7: 12) điều răn là thánh, công bình và tốt lành thì làm sao có thể bỏ đi được ?

    “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng Ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa thì đều được vào nước Thiên đàng đâu, nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha Ta ở trên trời mà thôi" (Ma thi ơ 7: 21), “ý muốn của Cha Ta" phải chăng là thực hiện đủ 10 điều răn của Ngài ?

    “Ai nói mình ở trong Ngài, thì cũng phải làm theo như chính Ngài đã làm" (I Giăng  2: 6)

    “Ngày mà Thiên Chúa dựng nên loài người, thì Ngài làm nên loài người giống như Thiên Chúa" (Sáng Thế Ký 5;1/ 1: 26): giống cách ăn nếp ở, “giống như Thiên Chúa trong sự công bình và thánh sạch của lẽ thật" (Êphêsô 4: 24). Công bình, thánh sạch chính là điều răn của Ngài (Rôma 7: 12). Vậy, Ngài đã làm gì: “Ngày thứ bảy, Thiên Chúa làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh" (Sáng Thế Ký 2: 2, 3). Rõ ràng, nếu tôi không làm như Ngài là không ở trong Ngài. Ngài muốn loài người nói chung, chứ đâu chỉ dân Do thái mới thực hiện điều răn này, từ “thứ bảy” nhắc lại 3 lần là ngày thánh, rất rõ ràng.

    “Vì Ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như Ta đã làm cho các ngươi" (Giăng  13: 15).

    “Hãy bắt chước tôi cũng như chính mình tôi bắt chước Đấng Christ" (I Cô rinh tô 11: 1 / Ê phê sô 5: 1). Phải chăng con dân Chúa phải làm giống như Chúa đã làm?

    Vậy, Chúa Jê-su đã làm gì:

    Nhằm ngày Sa bát, tức thì Đức Chúa Jê-sus vào nhà hội, khởi dạy dỗ tại đó" (Mác 1: 21). Tại sao chỉ nhằm ngày Sa bát mà không vào ngày khác ? Nếu Chúa làm vậy, tôi có bắt chước Chúa không? Các câu sau đây đều có nội dung tương tự: Mác 6: 2 / Luca 4: 4, 6: 6, 13: 10, 23: 56.

    Các câu sau bày tỏ con dân Chúa nhóm hiệp vào ngày Sa-bát: Công vụ 13: 14, 15, 27, 42, 44 / 15: 21 / 16: 13 /17: 2. Phao Lô giảng tại Hội Thánh Cô-rinh-tô “1 năm sáu tháng" nhằm ngày Sa Bát (công vụ 18: 4, 11). Chỉ có 1 ngày nhóm vào ngày thứ nhất trong tuần lễ vì “Phao lô phải đi ngày mai" (Công vụ 20: 7).

    “Các ngươi đừng tưởng Ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri, Ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn " (Mathiơ 5: 17) liệu tôi có bắt chước Ngài để làm cho trọn ? Nhiều người hiểu sai câu này: dù tôi không làm trọn, đã có Chúa làm trọn đỡ cho tôi rồi, hiểu vậy là ngược với câu Rôma 3: 31.

    "Vậy thì Con người cũng làm chủ ngày Sa bát" (Mác 2: 28, Mathiơ 12: 8, Luca 6: 5). Chúa Jê-su làm chủ ngày Sa-bát nghĩa là Ngài có quyền trên ngày đó, chỉ Ngài mới có quyền thay đổi nó. Vậy, tôi là ai mà dám thay đổi nó?

       Nhiều người cho rằng: thời Tân ước 10 điều răn được thay bằng 2 điều răn: yêu kính Chúa và yêu người. Nhưng, để yêu Chúa, ta phải làm gì ? “Nếu các người yêu mến Ta thì giữ các điều răn Ta" (Giăng  14: 15, 21). “Ai vâng giữ các điều răn Ngài thì ở trong Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời ở trong người ấy" (I Giăng  3: 24)

       Toàn Thánh Kinh không tìm đâu thấy một câu nào bỏ đi điều răn 4 hoặc chuyển đổi từ ngày thánh Sa Bát sang ngày thứ nhất trong tuần lễ, cũng chẳng có 1 câu nào gọi ngày thứ nhất trong tuần lễ là ngày chủ nhật hoặc ngày thánh nhật (nếu Thánh Kinh không dùng, không nói thì con dân Chúa cũng không dùng, không nói) vậy mà một giáo hội mang danh Hội Thánh nhóm vào ngày thứ nhất trong tuần, tôi chứng kiến người dẫn chương trình nói trước hội chúng “hôm nay là ngày Sa Bát…", hoặc: hôm nay là ngày thánh nhật, rõ ràng họ thay đổi điều răn của Ngài, phải chăng “điếc không sợ súng" ?

    “Kinh Thánh không thể bãi bỏ được" (Lời Chúa Jê-sus trong Giăng  10: 35b) Khi Chúa nói câu này thì Tân ước chưa có, mà chỉ có Cựu ước, vậy Cựu ước không thể bãi bỏ được. Nói như vậy không có nghĩa là: khi có lỗi ta dâng chiên hoặc bò làm của lễ chuộc tội mà chính Chúa Jê-sus “dâng mình làm tế lễ để cất tội lỗi đi" (Hê bơ rơ 9: 26).

    Lời Cha là lẽ thật" (Giăng  17: 17), là lẽ thật nên không thể bỏ đi được mà phải còn đời đời.

    “Luật pháp là thánh, điều răn cũng là thánh, công bình và tốt lành" (Rôma 7: 12), thánh, công bình và tốt lành thì làm sao có thể bỏ đi được.

    Các điều răn Ngài là chân thật. Cứ theo chứng cớ Chúa, tôi biết từ lâu rằng, Chúa lập các điều răn ấy đến đời đời." (Thi thiên 119: 151, 152 / 111: 9)

    “Sự tổng cộng lời Chúa là chân thật, các mạng lệnh công bình của Chúa còn đời đời." (Thi thiên 119: 160), điều răn có phải là mạng lệnh ?

    Trong tương lai Chúa không bỏ ngày Sa-bát được bầy tỏ trong các câu Êsai 56: 2, 4 5, 6, 7/ 58: 13, 14 / 66: 23, 24 / Ê-xêchiên 46: 3, các phân đoạn này đều nói về tương lai 1000 năm bình an. Tương lai vẫn giữ thì vì cớ gì hiện tại lại bỏ đi.

    “Đền thờ Đức Chúa Trời được mở ra trên trời, hòm giao ước bày ra trong đền thờ Ngài…" (Khải Huyền 11: 19). Hòm giao ước để bảng đá có 10 điều răn hay chỉ còn 9 điều ?

    "…là những kẻ vẫn giữ các điều răn của Đức Chúa Trời và lời chứng của Đức Chúa Jê-sus " (Khải Huyền 12: 17), và Khải Huyền 14: 12 cũng tương tự

         Tóm lại: điều răn 4 nói về ngày Sa-bát thánh thứ bảy tồn tại muôn đời, vì là tảng đá có dấu tay của Đức Chúa Trời. Khi Môi se vì giận sự phạm tội của tuyển dân đã đập vỡ 2 bảng đá mà Đức Chúa Trời đã dùng chính tay Ngài viết 10 điều răn. Ngài giao cho Môi se đục 2 bảng đá khác, nhưng không bảo ông khắc 10 điều răn trên đó, (thông thường, con người làm được thì Ngài không làm thay, Ngài chỉ làm thay khi con người không thể làm được) mà chính ngón tay Ngài viết lại 10 điều răn một lần nữa. Điều này nhấn mạnh: không thể xóa đi, không thể thay đổi vì Ngài đã viết ai dám xóa hay bỏ nó đi. Tiếc thay nhiều con dân Chúa ngày nay lại bỏ đi hoặc thay đổi điều răn 4 này. “Ngài phán cùng họ rằng: “Các ngươi bỏ hẳn điều răn của Đức Chúa Trời, đặng giữ theo lời truyền khẩu của mình " (Mác 7: 9), và Chúa cảnh báo: “Sự chúng nó thờ lạy Ta là vô ích. Vì chúng nó dạy theo những điều răn mà chỉ bởi người ta đặt ra" (Mác 7: 7). Chỉ bỏ 1 điều răn là chúng ta đã “trắng tay" với Đức Chúa Trời: “Vì người nào giữ trọn luật pháp mà phạm một điều răn thì cũng đáng tội như phạm hết thảy" (Gia cơ 2: 10)

    2) Tôi dẫn chứng điều răn 4 nói về ngày thứ bảy Sa-bát thánh không những áp dụng cho dân Do thái mà cho toàn nhân loại:

    “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh. Ngươi hãy làm hết công việc mình trong sáu ngày. Nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giê hô va Đức Chúa Trời ngươi: trong ngày đó: ngươi, con trai, con gái, tôi trai, tớ gái, súc vật của ngươi hoặc khách ngoại bang ở trong nhà ngươi, đều chớ làm công việc chi hết…" (Xuất 20: 8 -11)

      Trong số những người ra khỏi Ai cập không phải chỉ có tuyển dân nhưng có “vô số người ngoại đi lên chung" (Xuất Ê díp tô 12: 38). Những người ngoại bang này phải chấp nhận luật pháp của Chúa, nếu không họ bị truất khỏi cộng đồng dân Chúa:

     “Bất luận kẻ khách ngoại bang hay là người trong xứ, các ngươi cũng phải dùng một luật lệ" (Lêvi 24: 22)

    “Còn các ngươi hoặc dân bản xứ, hoặc khách kiều ngụ giữa các ngươi, phải giữ luật pháp và mạng lệnh Ta" (Lêvi 18: 26)

    “Trong hội chúng chỉ đồng có một luật lệ cho các ngươi và cho khách ngoại bang kiều ngụ giữa các ngươi. Ấy sẽ là một lệ định đời đời…" (Dân số 15: 15, 16).

       Khi Phao lô truyền giáo và thành lập các Hội Thánh tại vùng Tiểu á, thành Rôm cùng các nơi khác thì các Hội Thánh có người ngoại này đều áp dụng điều răn 4: Công vụ 13: 14, 15 27, 42, 44 / 15: 21 / 16: 13 / 17: 2 / 18: 4.

    “Ngài lại phán: Vì loài người mà lập ngày Sa-bát chớ chẳng phải vì ngày Sa-bát mà dựng nên loài người" (Mác 2: 28). Thật rõ ràng, loài người là mọi dân tộc hay chỉ dân Do thái? Đây, nói lên tình yêu của Chúa đối với loài người, Ngài muốn cho họ một ngày nghỉ ngơi đỡ mệt mỏi thể xác.

       “Các người dân ngoại bang về cùng Đức Giê hô va, đặng hầu việc Ngài, đặng yêu mến danh Đức Giê hô va, đặng làm tôi tớ Ngài, tức là những kẻ giữ ngày Sa-bát cho khỏi làm ô uế, và cầm giữ lời giao ước ta" (Êsai 56: 6)

       “từ ngày Sa bát nọ đến ngày Sa-bát kia, mọi xác thịt sẽ đến thờ lạy trước mặt ta" (Êsai 66: 23), mọi xác thịt là mọi dân tộc chứ đâu chỉ riêng Do thái ?

       “những kẻ vẫn giữ các điều răn của Đức Chúa Trời" (Khải 12: 17)

       "Đây tỏ ra sự nhịn nhục của các thánh đồ, chúng giữ điều răn của Đức Chúa Trời…" (Khải 14: 12), những kẻ, các thánh đồ là nói chung chứ đâu chỉ riêng Do thái.

       Tóm lại: điều răn 4 nói về ngày thứ 7 Sa-bát thánh không chỉ dành cho dân Do thái, mà áp dụng cho toàn thể loài người.

    3) Chúa đã định ngày thờ phượng, sự nhóm hiệp thánh là ngày thứ bảy Sa-bát thánh.

       “Người ta làm việc trong sáu ngày, nhưng qua ngày thứ bảy là Sa-bát của Lễ Nghỉ, tức một sự nhóm hiệp thánh; đừng làm một công việc gì; ấy là Sa-bát của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu trong những nơi các ngươi ở." (LêViKý 23:3)

        Các câu sau là áp dụng thời Tân ước: mác 1: 21/ 6: 2, luca 4: 4, 16, 31 / 6: 6 / 13: 10 / công vụ 13: 42, 44 / 15: 21 / 16: 13 / 17: 2. 18: 4.

       “chớ bỏ sự nhóm hiệp như mấy kẻ quen làm.." (Hê bơ rơ 10: 25), sự nhóm hiệp này phải là ngày thứ bảy Sa-bát thánh.

       Các câu sau là áp dụng cho tương lai:

       “từ ngày Sa-bát nọ đến ngày Sa-bát kia, mọi xác thịt sẽ đến thờ lạy trước mặt Ta" (Ế sai 66: 23). thờ lạy là thờ phượng.

       “Những ngày Sa-bát và ngày trăng mới, dân sự của đất sẽ thờ lạy trước mặt Đức Giêhôva" (Ẽ xêchiên 46: 3), dân sự của đất là mọi dân tộc khác nhau.

       Ngoài ngày thứ bảy Sa-bát thánh là ngày nhóm hiệp, con dân Chúa nhóm thêm ngày khác cũng tốt. Nhưng không thể bỏ ngày nhóm thứ bảy mà chuyển hẳn sang ngày khác.

    4) Ngày thứ bảy theo lịch Do thái cũng là ngày thứ bảy theo lịch thế giới ngày nay.

       Ai tạo nên 1 tuần lễ có 7 ngày, ai tạo nên ngày, đêm, tháng, năm, ai đặt ra lịch.

      “Này, ta là Giêhôva, Đức Chúa Trời của mọi xác thịt, có sự gì khó quá cho ta chăng?" (Giê rê mi 32: 27). Với đầy dẫy những chứng cớ nêu trên, Chúa định cho con dân Ngài phải áp dụng theo ý định của Ngài về ngày thứ bảy, Đấng toàn năng có quyền làm cho ngày đó không bị sai lệch. Nếu ai không tin điều đó, người ấy không tin Ngài là Đấng toàn năng.

    5) Sự bầy tỏ về ngày thứ bảy Sa-bát thánh là quá rõ ràng.

       Trong Thánh kinh có những lẽ thật chỉ bầy tỏ bởi 1 câu, 1 lần (Thi thiên 138: 2c). Nhưng lẽ thật về ngày thứ bảy Sa-bát thánh bầy tỏ trong 151 câu, rải rác từ Cựu ước, Tân ước cho đến tương lai thì thật quá rõ ràng. Xuất hiện nhiều lần, nhiều chỗ, Chúa muốn nhấn mạnh cho con dân Ngài hiểu thấu, hiểu rõ về điều răn này.

    6) Có mấy ai làm được 10 điều răn ?

       Chúa Jê-su phán “Thế thì các ngươi hãy nên trọn vẹn như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn" (Mathiơ 5: 8). Đây là mệnh lệnh chứ không phải là nên hay không nên, vì có những câu hỗ trợ, đồng nghĩa với câu này: “hãy nên thánh vì Ta là thánh" (I Phi e rơ 1: 15 / Lê vi 11: 44 / 19: 12 /20: 7) “Vì không nên thánh thì chẳng ai được thấy Đức Chúa Trời" (Hêbơrơ 12: 14b).

    Có người cho rằng “nhân vô thập toàn", ai mà hoàn hảo như Đức Chúa Trời được ?

    Vậy Ngài đánh đố chúng ta sao ? Ngài bắt chúng ta mang 1 gánh nặng mà không ai làm nổi?

    Có người cha trần gian nào bảo người con 5 tuổi của mình vác bao gạo 50kg đi từ chỗ này đến chỗ kia trong khi sức nó chỉ vác được 5kg? chắc là không. Vậy Cha trên trời chẳng bao giờ bắt chúng ta làm điều gì mà sức chúng ta không làm nổi. Những câu sau xác nhận lẽ thật này:

    "Điều răn mà Ta truyền cho các ngươi ngày nay chẳng phải cao quá ngươi hay là xa quá cho ngươi. Nó chẳng phải ở trên trời để ngươi nói rằng: ai sẽ lên trời đem nó xuống để cho chúng tôi nghe, đặng chúng tôi làm theo? Nó cũng chẳng phải ở bên kia biển, để ngươi nói rằng: ai sẽ đi qua bên kia biển đem nó về cho chúng tôi nghe, đặng chúng tôi làm theo? Vì lời này rất gần ngươi, ở trong miệng ngươi và ở trong lòng ngươi để ngươi làm theo nó" (Phục truyền 30: 11- 14).

    Điều răn Ngài chẳng phải là nặng nề" (I Giăng  5: 3), ai không tin điều này là không tin Ngài, cho Ngài là nói dối.

    “Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu, nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đường cho ra khỏi, để anh em có thể chịu đựng được" (I Cô rinh tô 10: 13). Không những thế Ngài ban Thánh Linh, năng lực, thần quyền của Ngài để giúp ta làm được:

    Tin lành là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin" (Rom ma 1: 16)

    “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi" (Phi líp 4: 13).

    “Vì ấy chính Chúa cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt của Ngài" (Phi líp 2: 13), con người cũ của “tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi" (Ga la ti 2: 20).

    Ai có sự sống của Chúa (khi chúa ở trong họ và họ ở trong Chúa), chứ không phải sự sống đến từ Chúa (Chúa không ở trong họ và họ không ở trong Chúa) thì người ấy không phạm tội:

    "Ai ở trong Ngài thì không phạm tội, còn ai phạm tội thì chẳng thấy Ngài và chẳng từng biết Ngài" (I Giăng  3: 6)

    Ai sinh bởi Đức Chúa Trời thì chẳng phạm tội, vì hột giống của Đức Chúa Trời ở trong người, và không thể phạm tội được, vì đã sinh bởi Đức Chúa Trời." (I Giăng  3: 9), hột giống là Lời Ngài, là điều răn.

    Ngài đã đem sự vi phạm chúng tôi xa khỏi chúng tôi", “như phương đông xa cách phương tây" (Thi thiên 103: 12 / Mi chê 7: 19b). Chúa đã ngăn cách tội lỗi với chúng ta để nó không còn ảnh hưởng, lây nhiễm tới chúng ta.

    Ta sẽ để luật pháp ta trong trí họ và ghi tạc vào lòng" (Hê bơ rơ 8: 10 / Thi thiên 40: 8 / Giê rê mi 31: 3)

    Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi để tôi không phạm tội với Chúa" (Thi thiên 119: 11)

    Nếu luật pháp, Lời Chúa, lẽ thật, điều răn ở trong lòng, trong máu, trong thịt, tức là ở trong nếp sống thì chúng ta phải làm được.

    “Xin Cha lấy lẽ thật khiến họ nên thánh, lời Cha là lẽ thật ", "… họ cũng nhờ lẽ thật mà được nên thánh vậy" (Giăng : 17: 17. 19).

    Trong Tân ước có những câu, từ nói về nếp sống của con dân Chúa như: “trọn vẹn" hoặc "sự thánh sạch, không tì không vết, không chỗ trách được" : Cô lô se 1: 22c, 28c / Phi líp 1: 10 / 2: 15 / I Tê sa lô ni ca 3: 13 / II Ti mô thê 3: 17 / II Phi e rơ 3: 14 / Hê bơ rơ 13: 21

    "…chính Ngài sẽ làm cho anh em trọn vẹn, vững vàng và thêm sức cho…" (I Phi e rơ 5: 10). Xin Chúa giữ kẻ tôi tớ Chúa khỏi cố ý phạm tội, nguyện tội ấy không cai trị tôi, thì tôi sẽ không chỗ trách được" (Thi thiên 19: 5). Người có tội, nhưng biết ăn năn, thì được kể như không đáng trách,  có tấm lòng không muốn phạm tội thì không chỗ trách được, nếu vì yếu đuối hoặc vô tình mà phạm thì xưng tội và ăn năn. “nếu anh em xưng tội mình thì Ngài là thành tín, công bình để tha tội cho chúng ta và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác" (I Giăng 1: 9). Sạch mọi điều gian ác là sạch tội, giúp ta không còn phạm tội.

    Cựu ước như: Gióp (Gióp 1: 1), Nô ê (Sáng thế 6: 9), Áp ra ham (Sáng thế 26: 5), Hê nóc (Hê bơ rơ 11: 5), Môi se, Ê li (Ma thi ơ 17: 3) Đa vít (Ê xê chiên 34: 23, 24)…..Những người này dù có tội nhưng biết ăn năn nên vẫn đươc kể là trọn vẹn, không chỗ trách được.

    Tân ước bày tỏ có người được trọn vẹn như: Xa cha ri, Ê li sa bet (Lu ca 1: 6), Si mê ôn (Lu ca 2: 25), Phao lô (Phi líp 3: 6b) và những người khác mà không nói rõ.

    Tóm lại: mấy ai giữ được 10 điều răn là không đúng theo quan điểm và bày tỏ của Thánh Kinh.

    Các vấn đề khác:

    Điều răn 4 (Xuất Ê díp tô 20: 8-11) có nguồn gốc từ Sáng Thế ký 2: 1-3. Cả hai đều có những từ trùng lặp như: “Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm", sau khi đã “dựng nên trời đất và muôn vật", đến ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ".

    “Hãy biệt riêng những ngày Sa-bat ta ra thánh, nó sẽ làm dấu giữa Ta và các ngươi" (Ê xê chiên 20: 20 / Xuất Ê díp tô 31: 13).

    Ông lấy ví dụ về việc quay trở lại thời bao cấp (ai mà muốn trở lại thời bao cấp) nó chẳng ăn nhập gì với lẽ thật của Thánh Kinh. Thực chất giao ước mới vẫn giữ 10 điều răn của giao ước cũ, nhưng được bổ xung ân điển để ta có năng lực mà thực hiện được.

    Kết luận:

    “Các dân ngoại về cùng Đức giê hô va, đặng hầu việc Ngài, đặng yêu mến danh Đức Giê hô va, đặng làm tôi tớ Ngài, tức là hết thảy những kẻ giữ ngày Sa bát cho khỏi làm ô uế, và cầm vững lời giao ước ta" (Êsai 56: 6), qua câu này, nếu ai không giữ ngày Sa bát thì bị ô uế. Kẻ bị ô uế liệu có được nên thánh? (I Tê-sa-lô-ni-ca 4: 3) liệu có được vào thiên đàng? (Khải huyền 21: 27).

     “Vì Chúa đã làm cho LỜI CHÚA được tôn cao hơn cả Danh thinh Chúa" (Thi thiên 138: 2c).

     “Những khí giới mà chúng tôi dùng để chiến tranh, là không phải thuộc về xác thịt đâu, bèn là bởi quyền năng của Đức Chúa Trời, có sức mạnh để đạp đổ các đồn lũy, nhờ khí giới đó chúng tôi đánh đổ các lý luận, mọi sự tự cao nổi lên nghịch cùng sự hiểu biết Đức Chúa Trời và bắt phục hết các ý tưởng làm tôi, vâng phục Đấng Christ" (II Cô rinh tô 10: 4-5) Amen !

     

    Trong ân điển của Đức Chúa Jêsus Christ

    Dương Quang Trung