4,210 views

Ngày Sa-bát Trong Thánh Kinh và Lịch

Posted on by

Trong diễn đàn này, xin các thành viên chỉ thảo luận về mối liên quan giữa Ngày Sa-bát trong Thánh Kinh và lịch mà chúng ta đang dùng ngày hôm nay.

Mục đích của sự thảo luận là: Xác định hoặc phủ định ngày Thứ Bảy Sa-bát trong Thánh Kinh là ngày Thứ Bảy trong lịch chúng ta dùng ngày hôm nay.

Những bài nào không nằm trong mục đích nêu trên, sẽ bị xóa bỏ.

Admin


Quan điểm trích từ bài viết của Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn:
https://timhieutinlanh.com/biengiao/?page_id=440

Tôi xin bổ sung thêm những gì tôi biết về ngày Sabat. Tiếng Hê-bơ-rơ, chữ Sabat xuất phát từ chữ Sabety nghĩa là số 7 (number seven), chứ không phải là thứ Bảy (Tiếng Anh: Saturday, hay tiếng Pháp: Samedi). Thế thì, thứ Bảy mà KT nói, không nói về thứ Bảy mà hiện nay theo lịch của các nước không Do Thái sử dụng. Vì điều ĐCT phán trước khi có lịch. Chúng ta hãy xem ý kiến sau đây trên Bách Khoa Toàn Thư:

Lịch được sử dụng rộng rãi nhất ngày nay là lịch Gregory, trên thực tế nó là tiêu chuẩn quốc tế, và nó được sử dụng ở mọi nơi trên khắp thế giới cho các mục đích thông thường, bao gồm cả Trung QuốcẤn Độ là những quốc gia trước đây sử dụng lịch khác. Lịch Do Thái là lịch chính thức của chính quyền Israel, nhưng lịch Gregory được sử dụng rộng rãi hơn trong kinh doanh ở Israel và càng ngày càng được ưa chuộng hơn. Lịch Ba Tư được sử dụng ở IranAfghanistan. Lịch Hồi giáo được sử dụng bởi những người theo đạo Hồi trên toàn thế giới. Các loại lịch Trung Quốc, Hêbrơ, Hindu và lịch Julius cũng được sử dụng rộng rãi trong các mục đích tôn giáo và/hoặc xã hội.

Lịch Hebrew (הלוח העברי ha'luach ha'ivri), hoặc lịch Do Thái, là một hệ thống lịch ngày nay được sử dụng chủ yếu là để xác định các ngày lễ tôn giáo của người Do Thái. Hệ thống lịch này xác định các ngày nghỉ lễ của người Do Thái như Torah, yahrzeits (ngày để tưởng niệm cái chết của người thân), và đọc Thánh Vịnh hàng ngày, và nhiều ứng dụng nghi lễ khác. Tại Israel, hệ thống lịch này là lịch chính thức cho các mục đích dân sự và là các mốc thời gian cho ngành nông nghiệp.

Lịch sử của tháng giêng, tháng Nisan, hay tháng đầu năm của lịch Do Thái bắt nguồn từ biến cố Ðức Giavê giải phóng dân Do Thái ra khỏi ách nộ lệ Ai Cập. Thời Môsê, nghĩa là cách đây khoảng 3250 năm, vào đầu tháng xảy ra cuộc giải phóng này, lúc đó dân Do Thái còn đang trong tình trạng nô lệ bên Ai Cập, Ðức Giavê ra lệnh cho Môsê và Aaron rằng: Ðối với các ngươi, tháng này phải là tháng đầu cho tất cả những tháng khác, tức là tháng đầu tiên trong năm (Xh 12, 1).

Những ý kiến trên đây giúp ta hiểu rằng, lịch của Việt Nam và các nước khác trên thế giới, khác với lịch Do Thái. Cho nên, gán cho ngày thứ Bảy của Việt Nam hoặc Sarturday của Anh, Mỹ, hoặc Samedi của Pháp hoặc của các dân tộc khác là ngày Sabat trong KT; là một gượng ép vô lý, nếu không muốn nói là nực cười.

Tương tự như vậy, KT chép: “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” (Math 27:45), thì không có nghĩa là từ 6:00 đến 9:00 (AM), mà là từ giữa trưa đến 3 giờ chiều (PM). Hoặc: “Những người nầy chẳng phải say như các người ngờ đâu, vì bây giờ mới là giờ thứ ba ban ngày” (Công Vụ 2:15), không có nghĩa là 3 giờ sáng hoặc 3 giờ chiều mà là 9 giờ sáng (AM). Hoặc: “Đương ban ngày, nhằm giờ thứ chín” (Công Vụ 10:3,9), không phải là 9g sáng, mà là 3 giờ chiều. Ông Ma-thi-ơ, ông Phi-e-rơ và ông Luca là người Do Thái, ba ông phát biểu thời gian theo cách của người Do Thái, khác với người Việt Nam hay người Mỹ, người Pháp phát biểu về thời gian.

Hoặc như KT chép: “Ngày thứ nhất trong tuần lễ…” (Mác 16:2) thì không có nghĩa là ngày Chúa Nhật (Sunday). Hiện nay giữa giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm và các hệ phái Tin Lành truyền thống tranh cãi nhau về thờ phượng Chúa trong ngày Thứ Bảy hay ngày Chúa Nhật. Thật ra, đều không có căn cứ nào đúng theo KT. Bởi vì lịch của người Do Thái không như lịch của người Việt Nam. Chẳng qua là ước lệ của giáo hội mà thôi.

Thế thì các tín hữu phải làm sao cho đúng với KT? Thật ra ngày nào thờ phượng Chúa là không quan trọng đối với Chúa. Các học giả KT đều đồng ý rằng, các bày tỏ của ĐCT có những bày tỏ chưa cụ thể, rõ ràng cho nhân loại, hoặc có những bày tỏ mang tính nguyên tắc, chứ không nhất thiết buộc phải đúng từng lời từng chữ.

 

2 Replies to “Ngày Sa-bát Trong Thánh Kinh và Lịch”

  1. PaulVuong

    Kính chào ông Ấn,
    Tôi tên Paul Vương
    Sinh năm : 1977
    Từ nhỏ tới 2012 là người Công Giáo, và trở về với lẽ thật của Chúa khoảng gần cuối năm 2012
    Hiện cư trú ở Sài Gòn
    Số điện thoại: 0913105505
    Email: paulvuong2012@gmail.com
    Hiện sinh hoạt tại Hội Thánh Chúa ở Sài Gòn
    Trước hết cảm tạ Thiên Chúa chúng ta đã cho phép sự trao đổi qua lại giữa chúng ta để tuyên xưng lẽ thật của Ngài trong Kinh Thánh, để nhờ đó mà độc giả – dưới sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh và sự cảm động của Ngài sẽ biết được lẽ thật mà Ngài dạy dỗ Hội Thánh. Do đó, xin Chúa ban phước cho sự biện luận của chúng ta.
    Trước hết tôi có đọc qua bài viết của ông ở nội dung ông bàn về các loại lịch ( Grerory, lịch Do Thái, lịch Ba Tư, lịch Julius v.v). Cám ơn ông đã trưng dẫn các loại lịch để tôi có thêm sự hiểu biết.
    Khi bàn về ngày Sa-bát hàng tuần trong Kinh Thánh thì tôi cầu nguyện Đức Thánh Linh dẫn dắt và tôi cảm nhận được những sự lạ sau đây liên quan đến định nghĩa về “ lịch” và liệu ngày Thứ Bảy hàng tuần có phải là ngày mà Chúa phán dạy “ hãy nhớ ngày nghỉ để làm nên ngày Thánh” hay không, xin ông suy tư những quan sát sau đây của tôi:
    • Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay, một tuần lễ của họ vẫn là 7 ngày. Tôi không tìm thấy quốc gia nào có tuần lễ 8 ngày hay 6 ngày hay 10 ngày… Theo tôi, đây là một sự lạ, một sự gìn giữ đơn vị thời gian “ tuần 7 ngày” mà Ngài đã thiết lập từ lúc sáng thế cho đến bây giờ.
    • Thiên Chúa biết loài người phân tán đầy dẫy mặt đất và sẽ sinh sống ở cả Đông bán cầu và Tây bán cầu, và có sự khác biệt về múi giờ và ngày – đêm. Nên lời Ngài trong Lê-vi Ký 23:3 rất là tuyệt vời “Người ta làm việc trong sáu ngày, nhưng qua ngày thứ bảy là ngày Sa-bát, một ngày nghỉ, tức một sự nhóm hiệp thánh; đừng làm một công việc gì; ấy là Lễ Sa-bát của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu trong những nơi các ngươi ở” Lê-vi Ký 23:3
    • Cụm từ “ trong những nơi các ngươi ở” là việc Ngài cho phép chúng ta sử dụng lịch của địa phương nơi chúng ta cư trú. Ví dụ, nếu chúng ta ở Việt Nam thì sử dụng lịch Việt Nam, ở Mỹ thì sử dụng lịch Mỹ. Rất “ đơn sơ như con trẻ” ở chổ chúng ta mở tờ lịch ra, cột nào ghi “ Thứ Bảy” thì đó chính là ngày Thứ Bảy Sa-bát Thánh hàng tuần mà Chúa đặt để ở điều răn thứ tư.
    Kính Thưa ông Ấn,
    Dùng Kinh Thánh để giải thích Kinh Thánh là một nguyên tắc đúng đắn để hiểu chính xác lẽ thật. Nếu chúng ta không dùng Sáng Thế Ký làm nền tảng để hiểu điều răn thứ tư thì cũng giống như người ta cố hiểu ân tứ nói tiếng ngoại quốc ( tiếng lạ) được Phao – Lô nói đến trong I Cor 14 mà không chịu lấy Công Vụ 2 làm nền tảng để định nghĩa chính xác loại ân tứ liên quan đến ngôn ngữ do Chúa ban.
    Xin ông tham khảo thêm video clip sau đây của tôi liên quan đến việc hiểu đúng về ân tứ nói ngoại ngữ do Chúa ban khác với phong trào nói tiếng lạ ngày nay, tuy nhiên ông có thể click vào đường link để xem sau cũng được, để cho luồng suy nghĩ của ông không bị gián đoạn ở chủ đề ngày Sa-bát mà chúng ta đang biện luận: https://www.youtube.com/watch?v=UExPfrxDGuU
    Trở lại chủ đề lịch, chúng ta phải lấy đoạn Kinh Thánh sau đây làm nền tảng để hiểu về ngày Sa-bát hàng tuần được Chúa định nghĩa chính là ngày thứ bảy theo bất kỳ loại lịch địa phương nào khi chúng ta lật ra và tìm tới cột có ghi “ Thứ Bảy”.
    “Ngày thứ bảy, Thiên Chúa làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm.
    3 Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã sáng tạo và đã làm xong rồi.” Sáng 2:2-3
    Và một tuần lễ gồm có 7 ngày, Ngài thiết lập cho toàn thể nhân loại chứ không phải dành riêng cho một loại lịch nào, cho nên Ngài vẫn gìn giữ hệ thống đo lường thời gian với đơn vị “ tuần 7 ngày” cho đến ngày nay, và Ngài cho phép chúng ta vâng giữ theo lịch địa phương theo kiểu đơn sơ như con trẻ.
    Ông có viết: “ Chúng ta nghỉ không những vì lý do sức khỏe mà còn bày tỏ lòng tin vào sự chu cấp của Đức Chúa Trời”. Tôi đồng ý với ông, và xin ông suy gẫm phân đoạn Kinh Thánh sau đây liên quan đến sự chu cấp của Chúa:
    “ Đến ngày thứ sáu, dân sự lượm lương thực gấp hai; mỗi người hai ô-me. Các hội trưởng đến thuật lại cho Môi-se rõ.
    23 Người đáp rằng: Ấy là lời Đấng Tự Hữu Hằng Hữu đã phán rằng: Mai là ngày nghỉ, tức ngày Sa-bát thánh cho Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, hãy nướng món gì các ngươi muốn nướng, hãy nấu món gì các ngươi muốn nấu; nếu còn dư, hãy để dành đến sáng mai.
    24 Dân sự để dành cho đến sáng mai, y như lời Môi-se đã truyền; vật đó chẳng sinh mùi hôi hám và cũng chẳng hóa sâu chút nào.
    25 Môi-se nói rằng: Bữa nay hãy ăn đồ đó đi, vì là ngày Sa-bát của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu; hôm nay các ngươi chẳng tìm thấy vật đó ở trong đồng đâu.
    26 Các ngươi lượm trong sáu ngày, nhưng qua ngày thứ bảy là ngày Sa-bát, sẽ chẳng có đâu.
    27 Ngày thứ bảy, một vài người trong vòng dân sự ra để lượm lấy, nhưng tìm chẳng thấy gì hết.
    28 Đấng Tự Hữu Hằng Hữu phán với Môi-se rằng: Các ngươi chẳng chịu vâng giữ điều răn và luật pháp ta cho đến chừng nào?” Xuất 16:22-28
    Thông qua sự kiện Chúa cho phép dân Israel thời đó vào ngày thứ sáu nhặt ma-na gấp đôi ngày thường vì ngày Thứ Bảy Sa-bát Chúa không cho đi nhặt, và Chúa làm cho Ma-na không bị hư để có thể ăn luôn cho ngày thứ bảy. Nhưng vẫn có kẻ vẫn cố tình đi làm việc nhặt Ma-na vào ngày thứ bảy Sa-bát và ngay lập tức họ bị Chúa quở trách.
    Ngày thứ bảy trong đoạn Kinh Thánh trên chính là ngày thứ bảy Sa-bát Thánh hàng tuần theo lịch ở mỗi địa phương chúng ta ngày nay.
    Kính thưa ông Ấn,
    Việc giữ ngày Sa-bát theo lẽ thật phải được hiểu trên tinh thần “ Vì loài người mà lập ra ngày Sa-bát chứ chẳng phải vì ngày Sa-bát mà lập ra loài người”.
    Nghỉ ngơi theo luật Chúa là một phước hạnh, một sự “ hưởng” chứ không phải là luật pháp nặng nề, nhưng theo nội dung bài viết của ông thì ông xem ngày Sa-bát thứ bảy hàng tuần như một điều “ luật pháp” nặng nề, chính vì vậy mà ông hiểu theo kiểu “ một tuần miễn sao có một ngày nghỉ là được”.
    Đức Chúa Trời đã phán ra động từ mang tính mệnh lệnh: “ Hãy nhớ”.
    Nếu Ngài không thiết lập, không định nghĩa ngày đó theo chuẩn thứ bảy hàng tuần của Ngài thì Ngài phán “ hãy nhớ” để làm chi?
    Tương tự như khi ông bảo con cháu trong nhà “ hãy nhớ ngày sinh nhật của ông ngoại” thì có nghĩa là ngày sinh nhật đó phải do chính ông ngoại công nhận là ngày nào, chứ con cháu không thể nói rằng “ ngày nào cũng được, miễn sao là có tổ chức một ngày sinh nhật cho ngoại’ là tốt rồi?!
    Đức Chúa Jesus đến để “ làm trọn luật pháp” chứ Ngài không đến để “ hủy bỏ luật pháp”. Quả thật, đúng nh ư vậy, những người không biết lẽ thật của Chúa sẽ xem rằng nghỉ làm việc ngày thứ bảy hàng tuần là sẽ thiệt thòi cho công việc làm ăn của họ, họ có thể sẽ mất tiền… nên họ KHÔNG THỂ giữ ngày Sa-bát thứ bảy hàng tuần theo lẽ thật.
    Đức Chúa Jesus ban Thánh Linh của Ngài cho chúng ta để chúng ta chiến thắng được sự cám dỗ làm việc vào ngày thứ bảy hay sống theo ý riêng vào ngày thứ bảy. Chính năng lực của Thánh Linh giúp cho chúng ta vui hưởng ngày thứ bảy hàng tuần, và tin tưởng vào sự chu cấp của Chúa.
    Chúa đã thực hiện một phép lạ để ấn chứng đức tin của tôi liên quan đến lẽ thật nghỉ ngơi ngày thứ bảy Sa-bát hàng tuần, xin ông xem qua clip làm chứng sau đây của tôi:
    https://www.youtube.com/watch?v=Xkam4q04WH4
    Clip trên là một sự làm chứng về phép lạ mà Chúa thực hiện để ấn chứng sự hiểu đúng đắn của tôi liên quan đến ngày thứ bảy Sa-bát hàng tuần, bên cạnh lẽ thật được bày tỏ rõ ràng trong Kinh Thánh. Tôi cảm tạ Chúa vì phước hạnh đặc biệt này
    Tôi cầu nguyện cho những ai biết nhờ cậy Thánh Linh Chúa ban mà vui hưởng ngày Sa-bát Thánh thứ bảy hàng tuần trong sự thông công thờ phượng Chúa, làm việc lành, mặc dù Sa-tan đã tạo ra những tà giáo có tín điều vâng giữ ngày Sa-bát theo đúng lẽ thật nhưng lại có những tín lý nghịch Thánh Kinh để mưu đồ quy chụp con dân Chúa hễ ai vâng giữ ngày Sa-bát đều bị coi là tà giáo.
    Xin Chúa ban ơn dồi dào, dẫn dắt ông vào mọi lẽ thật của Lời Ngài.
    Trong Ân Điển Của Đức Chúa Jesus Christ. Amen
    Paul Vương
    Sài Gòn 26/11/2013

  2. NguyenQuocAn

    Kính chào Anh Vương!

    Tôi cám ơn Chúa vì có dịp làm quen với Anh và được học thêm những điều anh bày tỏ trong bài viết của Anh.

    Nhất là những thước phim anh gửi.

    Xin Chúa ban phước cho anh, cho chị và các cháu nha!

    Mời Anh tiếp tục xem những trao đổi giữa tôi với ông Huỳnh.

    Ms Nguyễn Quốc Ấn