Giáo Hội Công Giáo Có Quyền Tha Thứ Tội?

3,904 views

Đặng Vũ Thanh Nguyên

Giáo Hội Công Giáo dạy rằng họ có thẩm quyền để tha thứ cho tội lỗi của những người theo Công Giáo. Xin dẫn chứng một số phân đoạn trích từ sách Giáo Lý Công Giáo (GLCG) có sự đối chiếu giữa bản tiếng Việt và tiếng Ý. Sở dĩ tôi chọn bản tiếng Ý vì là bản gốc dễ hiểu hơn bản tiếng La-tinh:

Điều 982 trong GLCG, bản Việt ngữ chép rằng:“Không có tội nào nặng đến nỗi Hội Thánh không thể tha thứ được. “Dù có ai gian ác và xấu xa đến đâu… vẫn có thể tin chắc được tha thứ, miễn là chân thành sám hối” (x. Giáo lý Rô-ma 1, 11, 5). Ðức Ki-tô, Ðấng đã chết cho mọi người, muốn rằng: mọi cánh cửa tha thứ trong Hội Thánh luôn rộng mở cho bất cứ ai ăn năn trở lại” (x. Mt 18, 21-22).

Đối chiếu với điều 982, trang 258 trong bản tiếng Ý:“Non c’è nessuna colpa, per grave che sia, che non possa essere perdonata dalla santa Chiesa. « Non si può ammettere che ci sia un uomo, per quanto infame e scellerato, che non possa avere con il pentimento la certezza del perdono ». (550) Cristo, che è morto per tutti gli uomini, vuole che, nella sua Chiesa, le porte del perdono siano sempre aperte a chiunque si allontani dal peccato (551).”

Trong nguyên bản tiếng Ý chúng ta lưu ý câu: “Non c’è nessuna colpa, per grave che sia, che non possa essere perdonata dalla santa Chiesa” nếu dịch cho thật sát nghĩa sẽ là “không có một tội lỗi nào dù nặng nề, xấu xa đến đâu đi chăng nữa mà Giáo Hội không thể không tha thứ được.”

Nguy hiểm hơn nữa là câu “Ðức Ki-tô, Ðấng đã chết cho mọi người, muốn rằng: mọi cánh cửa tha thứ trong Hội Thánh luôn rộng mở cho bất cứ ai ăn năn trở lại” (bản Việt ngữ). Chúng ta nhận thấy có điểm khác biệt giữa sự dẫn chứng của hai bản văn.

Bản Việt ngữ dẫn chứng câu Kinh Thánh trong sách Mathieu 18:21-22 và Rô-ma 1, 11, 5. Vậy Ma-Thi-ơ 18:21-22 nói gì?

“Phi-e-rơ bèn đến gần Đức Chúa Jêsus mà hỏi rằng: Thưa Chúa, nếu anh em tôi phạm tội cùng tôi, thì sẽ tha cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần chăng? Ngài đáp rằng: Ta không nói cùng ngươi rằng: đến bảy lần đâu, nhưng đến bảy mươi lần bảy”(Ma-thi-ơ 18:20-22).

Không hề có một câu nào có ý nghĩa Giáo Hội Công Giáo có quyền phép tha thứ mọi tội lỗi.

Bản tiếng Ý dùng điều 550 và 551 của GLCG để dẫn chứng quyền phép tha thứ của Giáo Hội Công Giáo. Vậy chúng ta hãy tra điều 550 và 551 trong bản Việt ngữ.

Điều 550:“Nước Thiên Chúa đến làm cho nước Xa-tan sụp đổ (x. Mt l2, 26) “Nếu tôi nhờ Thánh Thần Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là Nước Thiên Chúa đã đến giữa các ông” (Mt l2, 28). Ðức Giê-su trừ quỷ là giải phóng con người khỏi vòng cương tỏa của ma quỷ (x. Lc 8, 26-39). Qua đó, Người thể hiện trước Người sẽ toàn thắng “thủ lĩnh thế gian này” (Ga l2, 3l). Chính nhờ Thánh Giá Ðức Ki-tô mà Nước Thiên Chúa sẽ được thiết lập vĩnh viễn : “Trên ngai Thập Giá, Thiên Chúa thống trị muôn loài” (x. Thánh ca “Vexilla Regis”).

Điều 551: “Ngay khi bắt đầu đời sống công khai, Ðức Giê-su chọn Nhóm Mười Hai để các ông cùng ở với Người và chia sẻ sứ mạng với Người (x. Mc 3, l3-l9). Người ban cho họ dự phần vào uy quyền của Người và “sai họ đi loan báo Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân” (Lc 9, 2). Họ sẽ vĩnh viễn liên kết với Nước Ðức Ki-tô, bởi vì Người sẽ nhờ họ mà điều hành Hội Thánh.”

“Thầy sẽ ban quyền cai trị cho anh em; như Cha Thầy đã ban cho Thầy, anh em được đồng bàn ăn uống với Thầy trên vương quốc của Thầy, và ngự trên tòa xét xử l2 chi tộc Ít-ra-en”(Lc 22, 29-30).

Trong phần dẫn chứng, chúng ta thấy chẳng hề có sự liên quan giữa hai văn bản của Giáo Hội Công Giáo Việt-Ý-Pháp! Qua những sự so sánh ở trên, chúng ta thấy rõ ràng GLCG hoàn toàn là truyền thống của loài người, không phải lời Chúa trong Kinh Thánh. Nếu đem đối chiếu với bản Pháp ngữ thì thực trạng cũng không khá hơn. Bản Việt ngữ dịch thuật không đúng với bản GLCG bản tiếng Ý và tiếng Pháp. Bản Việt ngữ dẫn chứng bằng những câu Kinh Thánh nhưng thực chất những câu dẫn chứng đó không hề liên quan gì đến sự ghi chép trong GLCG của Vatican. Các bản tiếng Ý và tiếng Pháp lại chú giải bằng chính các điều khoản đã dẫn trong GLCG. Ngoài ra để khẳng định quyền năng tha thứ tội lỗi của mình Giáo Hội Công Giáo còn đưa ra nhưng dẫn chứng khác trong GLCG:

Điều 986, bản Việt ngữ: “Do ý muốn của Ðức Ki-tô, Hội Thánh có quyền tha tội cho những người đã được rửa tội. Thông thường Hội Thánh thi hành quyền này trong bí tích Giải Tội qua các giám mục và linh mục.”

Điều 986, bản tiếng Ý:“Secondo la volontà di Cristo, la Chiesa possiede il potere di perdonare i peccati dei battezzati e lo esercita per mezzo dei Vescovi e dei sacerdoti normalmente nel. sacramento della Penitenza.”

Điều 986, bản Pháp ngữ,(tôi chỉ trích câu, đoạn cần thiết): “De par la volonté du christ, l’église possède le pouvoir de pardonner les péchés des baptisés…”

Khủng khiếp hơn là những gì mà Giáo Hội ghi trong điều 1448, trang 378:

Điều 1448, bản Việt ngữ:“Qua những thay đổi về qui định và nghi thức theo dòng thời gian, chúng ta nhận ra một cấu trúc nền tảng với hai yếu tố chính. Một mặt là những hành vi của những con người hoán cải dưới tác động của Chúa Thánh Thần : ăn năn, thú tội và đền tội. Mặt khác là tác động của Thiên Chúa qua thừa tác vụ của Hội Thánh. Nhờ giám mục và linh mục, Hội Thánh tha tội nhân danh Ðức Ki-tô, ấn định việc đền tội, cầu nguyện cho hối nhân và cùng làm việc thống hối với họ. Nhờ đó, tội nhân được chữa lành và hiệp thông lại với Hội Thánh.”

Điều 1448, bản tiếng Ý:“Attraverso i cambiamenti che la disciplina e la celebrazione di questo sacramento hanno conosciuto nel corso dei secoli, si discerne la medesima struttura fondamentale. Essa comporta due elementi ugualmente essenziali: da una parte, gli atti dell’uomo che si converte sotto l’azione dello Spirito Santo: cioè la contrizione, la confessione e la soddisfazione; dall’altra parte, l’azione di Dio attraverso l’intervento della Chiesa. La Chiesa che, mediante il Vescovo e i suoi presbiteri, concede nel nome di Gesù Cristo il perdono dei peccati e stabilisce la modalità della soddisfazione, prega anche per il peccatore e fa penitenza con lui. Così il peccatore viene guarito e ristabilito nella comunione ecclesiale.”

Qua điều 1448, rõ ràng là GLCG khẳng định là Chúa đã phải nhờ đến các Linh mục, Giám mục thay thế ngài làm việc tha thứ cho tội nhân! Vậy Giáo Hội Công Giáo có quyền tha tội không? Xin mời các anh chị em cùng tôi đi tìm sự thật qua lời Chúa trong Kinh Thánh:

“Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy”(Ê-phê-sô 4:32).

Theo Kinh Thánh Đức Chúa Trời muốn con cái của Ngài trực tiếp đến đối diện với Ngài, cầu nguyện Ngài chứ không phải qua trung gian của bất kỳ một ai. Hãy suy ngẫm câu Kinh Thánh Hê-bơ-rơ 4:16:

“Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng.”

Ngôi ơn phước ngụ ý nói về Ngai của Đức Chúa Trời. Vậy câu Kinh Thánh này nói rõ ràng sự tha thứ tội lỗi là đến từ Đức Chúa Trời chứ không phải là Linh mục, Giám mục, Giáo Hội hay bất kỳ một ai khác. Thế nhưng Giáo Hội Công Giáo đã dạy những tín lý sai trái như sau:

Điều 1461, bản Việt Ngữ:“Vì Ðức Ki-tô đã trao cho các tông đồ thừa tác vụ giao hòa (x. Ga 20,23; 2Cr 5,18), nên các giám mục kế nhiệm các ngài và các linh mục là những cộng sự viên của các giám mục, tiếp tục thi hành thừa tác vụ này. Nhờ bí tích Truyền Chức, các giám mục và linh mục có quyền tha tội “nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.”

Điều 1461, bản tiếng Ý:“Poiché Cristo ha affidato ai suoi Apostoli il ministero della riconciliazione, (63) i Vescovi, loro successori, e i presbiteri, collaboratori dei Vescovi, continuano ad esercitare questo ministero. Infatti sono i Vescovi e i presbiteri che hanno, in virtù del sacramento dell’Ordine, il potere di perdonare tutti i peccati « nel nome del Padre e del Figlio e dello Spirito Santo ».”

Điều 1461, bản Pháp Ngữ:“”En effet, ce sont les évêques et les presbytres, qui ont, en vertu du sacrement de l’Ordre, le pouvoir de pardonner les péchés”

Điều 979, bản Việt Ngữ:“Trong cuộc chiến chống xu hướng xấu, không ai đủ nghị lực và cảnh giác để tránh mọi tội lỗi, “vì thế, Hội Thánh cần có quyền tha tội. Bí tích Thánh Tẩy không phải là phương thế duy nhất để Hội Thánh sử dụng chìa khóa Nước Trời đã lãnh nhận từ Ðức Giê-su Ki-tô; Hội Thánh phải có khả năng tha tội cho tất cả các hối nhân phạm tội sau khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy”, cho dù họ có còn phạm tội cho đến hơi thở cuối cùng.” (Giáo Lý Rô-ma 1, 11, 4).

Điều 979, bản tiếng Ý:“In tale combattimento contro l’inclinazione al male, chi potrebbe resistere con tanta energia e con tanta vigilanza da riuscire ad evitare ogni ferita del peccato? « Fu quindi necessario che nella Chiesa vi fosse la potestà di rimettere i peccati anche in modo diverso dal sacramento del Battesimo. Per questa ragione Cristo consegnò alla Chiesa le chiavi del regno dei cieli, in virtù delle quali potesse perdonare a qualsiasi peccatore pentito i peccati commessi dopo il Battesimo, fino all’ultimo giorno della vita » (546).”

Điều 979, bản Pháp Ngữ:“il fallait qu’elle [ý chỉ Hội Thánh trong bản Việt ngữ] fût capable de pardonner leurs fautes à tous les pénitents, quand même ils auraient péché jusqu’au dernier moment de leur vie.”

Tín điều do Giáo Hội Công Giáo tạo dựng đã đi ngược hoàn toàn với Kinh Thánh, họ tự ban cho mình cái thẩm quyền thay mặt Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi cho mọi người. Trong khi đó, Kinh Thánh đã nói rõ ràng, những ai biết ăn năn, muốn xin tha tội thì phải đến khẩn cầu nơi Đức Chúa Trời. Tác giả Thi-Thiên nói:

“Tôi đã thú tội cùng Chúa, không giấu gian ác tôi; Tôi nói: Tôi sẽ xưng các sự vi phạm tôi cùng Đức Giê-hô-va; Còn Chúa tha tội ác của tôi”(Thi-thiên 32:5).

Vua David đã trực tiếp nói chuyện với Đức Chúa Trời trong Thi-Thiên 25:16-20, Thi-Thiên 51:2-4 để xin Chúa tha thứ cho tội lỗi của ông:

“Cầu xin Chúa hãy đoái xem tôi và thương xót tôi, Vì tôi một mình và khốn khổ. Sự bối rối nơi lòng tôi đã thêm nhiều; Xin Chúa cứu tôi khỏi sự hoạn nạn. Khá xem xét sự khốn khổ và sự cực nhọc tôi, Và tha các tội lỗi tôi. Hãy xem xét kẻ thù nghịch tôi, vì chúng nó nhiều; Chúng nó ghét tôi cách hung bạo. Xin Chúa hãy giữ linh hồn tôi, và giải cứu tôi; Chớ để tôi bị hổ thẹn, Vì tôi nương náu mình nơi Chúa” (Thi-thiên 25:16-20).

“Xin hãy rửa tôi cho sạch hết mọi gian ác, Và làm tôi được thanh khiết về tội lỗi tôi. Vì tôi nhận biết các sự vi phạm tôi, Tội lỗi tôi hằng ở trước mặt tôi. Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ cùng một mình Chúa thôi, Và làm điều ác trước mặt Chúa; Hầu cho Chúa được xưng công bình khi Chúa phán, Và được thanh sạch khi Chúa xét đoán”(Thi-thiên 51:2-4).

Vua Sa-lô-môn cũng biết rằng chính ông cũng như các con dân Do Thái đều có thể trực tiếp cầu xin Đức Chúa Trời để được Ngài tha thứ, làm cho họ được thanh sạch:

“…Phàm điều gì tôi tớ Chúa và dân Y-sơ-ra-ên của Chúa sẽ cầu khẩn trong khi hướng về nơi này, xin Chúa hãy đủ nghe; phải, ở nơi ngự của Chúa tại trên các từng trời, xin Chúa đủ nghe, nhậm lời, và tha thứ cho”(II Sử-ký 6:21).

Chính Đức Chúa Trời cũng phán rằng những ai biết ăn năn mà tìm đến Ngài thì sẽ nhận được tha thứ:

“…và nhược bằng dân sự ta, là dân gọi bằng danh ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt ta, và trở lại, bỏ con đường tà, thì ta ở trên trời sẽ nghe, tha thứ tội chúng nó, và cứu xứ họ khỏi tai vạ”(II Sử-ký 7:14).

Đức Chúa Trời không hề nói con, cái của Ngài phải tìm đến một kẻ trung gian, một nhà thờ, Hội thánh để cầu xin sự tha thứ. Chúa của chúng ta là công bình, là Cha nhân ái, tại sao Ngài lại phải xử dụng kẻ trung gian để thay thế Ngài chăm sóc cho con cái của Ngài? Thật là vô lý khi GLCG tự ban cho mình cái quyền đó. Thi-Thiên 86:5 đã nói rõ ràng tấm lòng nhân từ của Đức Chúa Trời với các con cái của Ngài:

“…Chúa ôi! Chúa là thiện, sẵn tha thứ cho, Ban sự nhân từ dư dật cho những người kêu cầu cùng Chúa” (Thi-thiên 86:5).

Đứng trước sự ăn năn chân thành của con cái Ngài, tấm lòng nhân ái của Chúa thật bao la.

“…nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy”(Cô-lô-se 3:13).

Thế thì tại sao ta lại phải cầu xin Linh mục, Giám mục, Giáo Hội Công Giáo? Tại sao tín ký của Giáo Hội lại đi nghịch lại lời Chúa trong Kinh Thánh? Mục đích của họ là gì khi họ dẫn dắt các tín đồ đi ra ngoài lời Chúa khiến cho tín đồ phải trật phần ân điển?

Theo như tín điều 983 trong Giáo Lý Công Giáo (GLCG), họ đã tự nhận họ dược đầy dẫy quyền năng của Đức Chúa Trời. Họ cũng khẳng định uy quyền của họ. Nhưng có một điều mà chúng ta phải ghi nhận là khi họ tự ban cho mình quyên năng vô biên đó, là chính họ đã đứng giữa các tín đồ và Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa là họ tách rời Chúa ra khỏi con cái của Ngài.

Điều 983, bản Việt ngữ:“Huấn giáo phải cố gắng khơi dậy và nuôi dưỡng nơi các tín hữu niềm tin vào hồng ân vô song Ðức Ki-tô Phục Sinh đã ban cho Hội Thánh là sứ mạng và quyền tha tội nhờ thừa tác vụ của các tông đồ và những người kế nhiệm: “Chúa muốn các môn đệ của Người có một quyền năng vô biên: Người muốn các tôi tớ thấp hèn của Người nhân danh Người mà thực hiện tất cả những gì Người đã làm khi còn tại thế” (x. T. Am-rô-siô bàn về phép giải tội 1, 34). Các linh mục đã nhận được một quyền năng mà Thiên Chúa đã không ban cho các thiên thần hoặc các tổng lãnh thiên thần… Từ trời cao, Thiên Chúa phê chuẩn tất cả những gì các linh mục làm dưới đất (x. T. Gio-an Kim Khẩu, chức linh mục 3, 5). Nếu Hội Thánh không có quyền tha tội, thì chúng ta không còn hy vọng nào, không còn hy vọng được sống đời đời và được ơn giải thoát vĩnh cửu. Chúng ta hãy tạ ơn Thiên Chúa vì đã ban cho Hội Thánh một hồng ân như vậy (x. T. Âu-tinh bài giảng 213, 8)!”

Điều 983, bản Ý ngữ:“La catechesi si sforzerà di risvegliare e coltivare nei fedeli la fede nella incomparabile grandezza del dono che Cristo risorto ha fatto alla sua Chiesa: la missione e il potere di perdonare veramente i peccati, mediante il ministero degli Apostoli e dei loro successori. « Il Signore vuole che i suoi discepoli abbiano i più ampi poteri; vuole che i suoi servi facciano in suo nome ciò che faceva egli stesso, quando era sulla terra » (552). I sacerdoti « hanno ricevuto un potere che Dio non ha concesso né agli angeli né agli arcangeli. […] Quello che i sacerdoti compiono quaggiù, Dio lo conferma lassù » (553). Se nella Chiesa non ci fosse la remissione dei peccati, « non ci sarebbe nessuna speranza: nessuna speranza di una vita eterna e di una liberazione eterna. Rendiamo grazie a Dio che ha fatto alla sua Chiesa un tale dono » (554).

Điều 983, bản Pháp ngữ:“….Si dans l’église il n’y avait pas la rémission des péchés, nul espoir n’existerait, nulle espérance d’une vie éternelle et d’une libération éternelle. Rendons grâce à Dieu qui a donné à son Eglise un tel don.

Thay vì đi với Chúa Giêsu để được tha tội và sự sống đời đời. Thay vì cúi đầu ăn năn cầu xin Đức Chúa Trời tẩy sạch tội lỗi. Người Công Giáo được dạy rằng tội lỗi của họ chỉ có thể được tha thứ thông qua các Linh mục, Giám mục, nhà thờ Công Giáo! Sự kinh khủng tín lý này là Giáo Hội bẻ cong lời Chúa trong Kinh Thánh và qua đó Giáo Hội đã bủa cái lưới nhện của họ để giam cầm tín đồ Công Giáo trong vòng kiềm chế của Giáo Hội.

Kết luận:

Một lần nữa Giáo Lý Công Giáo của Giáo Hội Công Giáo đã đối nghịch lại với lời Chúa trong Kinh Thánh.  Kinh thánh xác định Đức Chúa Trời là vị Cha nhân từ, Đấng yêu thương. Nếu như con cái của Ngài hư hỏng thì các con phải đến ăn năn cùng Cha và chỉ có Ngài, vị Cha đầy tình yêu, công bằng mới có thẩm quyền tha thứ cho con cái của Ngài. Vậy mà GLCG đã dám tước đi vai trò của Đức Chúa Trời, ngăn cách con cái của Ngài với Ngài.

Là một Cơ-đốc Nhân (tôi xử dụng từ Cơ-đốc Nhân trong ý rộng rãi, bao gồm tất cả những ai tin theo Chúa, không phân biệt Công Giáo, Tin Lành), chúng ta phải khẳng định con đường chúng ta đi là con đường thánh khiết mà Đức Chúa Trời mong muốn con cái của Ngài đi theo. Con đường đó đã ghi chép rõ ràng trong Kinh Thánh. Bất kỳ con đường nào khác ngoài Kinh Thánh, chúng ta phải gạt bỏ nói đi.

Trước khi kết thúc, tôi xin các bạn hãy suy ngẫm câu Kinh Thánh sau:

“Hỡi linh hồn ta, hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, Chớ quên các ân huệ của Ngài. Ấy là Ngài tha thứ các tội ác ngươi, Chữa lành mọi bịnh tật ngươi” (Thi-thiên 103:2-3).

Cầu mong các bạn, các anh chị em luôn được bình an trong tình yêu thương vô biên của Đức Chúa Trời, Cha nhân ái của chúng ta. Trong danh Đức Chúa Jesus Christ. A-men.

Đặng Vũ Thanh Nguyên

Bấm vào nối mạng dưới đây để tải xuống bài viết này
http://www.divshare.com/download/15728528-019

Copyright Notice: All Rights Reserved © 2011 Vietnamese Christian Mission Ministry, Inc.  –  Mọi tác quyền thuộc về Vietnamese Christian Mission Ministry  –  Xin quý bạn đọc vui lòng tiếp tay phổ biến bài viết nầy dưới mọi hình thức, nhưng xin giữ đúng nguyên văn, kể cả thông báo về tác quyền này.