Ngày Sa-bát Trong Thánh Kinh và Lịch

8,159 views

Nguyễn Quốc Ấn
Huỳnh Christian Timothy

Bấm vào nối mạng dưới đây để tải xuống và in ra bài viết này:
https://www.mediafire.com/folder/1ygvtd6r8mvtn//pdf_biengiao

Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn:

Tôi xin bổ sung thêm những gì tôi biết về ngày Sabat. Tiếng Hê-bơ-rơ, chữ Sabat xuất phát từ chữ Sabety nghĩa là số 7 (number seven), chứ không phải là thứ Bảy (Tiếng Anh: Saturday, hay tiếng Pháp: Samedi). Thế thì, thứ Bảy mà KT nói, không nói về thứ Bảy mà hiện nay theo lịch của các nước không Do Thái sử dụng. Vì điều ĐCT phán trước khi có lịch. Chúng ta hãy xem ý kiến sau đây trên Bách Khoa Toàn Thư:

Mục Tử Huỳnh Christian Timothy:

Danh từ Sa-bát được dùng trong điều răn thứ tư: “Hãy nhớ ngày Sa-bát. Hãy thánh hóa nó” (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:8), là danh từ “shabbath,” /Sa-bát/, trong tiếng Hê-bơ-rơ [1]. Danh từ này được Thiên Chúa dùng làm tên riêng cho ngày Thứ Bảy trong tuần lễ và được Môi-se lập lại lần đầu tiên trong Xuất Ê-díp-tô Ký 16:23 “Người đáp rằng: Ấy là lời Đấng Tự Hữu Hằng Hữu đã phán rằng: Mai là Lễ nghỉ, tức ngày Sa-bát thánh cho Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, hãy nướng món gì các ngươi muốn nướng, hãy nấu món gì các ngươi muốn nấu; nếu còn dư, hãy để dành đến sáng mai.”

Danh từ “shabbath,” /sa-bát/ ra từ động từ “shabath,” /sa-vép/, có nghĩa là “ngưng, nghỉ” [2]. Trong khi đó, số bảy trong tiếng Hê-bơ-rơ là “sheba`,” /sa-ve/ [3]; và danh từ “Lễ Nghỉ” trong Xuất Ê-díp-tô Ký 16:23 là “shabbathown,” /sa-ba-thôn/ [4]. Chữ “Lễ” nói đến nghi thức thờ phượng Thiên Chúa trong sự nhóm hiệp thánh. Chữ “Nghỉ” có nghĩa là ngưng, nghỉ lao động như Xuất Ê-díp-tô Ký 20:8-11 đã giải thích rõ: “Hãy nhớ ngày Sa-bát. Hãy thánh hóa nó. Ngươi hãy lao động và làm hết công việc mình trong sáu ngày; nhưng ngày Thứ Bảy là ngày Sa-bát của Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu của ngươi; ngươi sẽ không làm công việc gì: ngươi, con trai, con gái, tôi trai, tớ gái, và súc vật của ngươi, hoặc khách ở trong các cửa của ngươi. Vì trong sáu ngày, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu đã dựng nên các tầng trời và trái đất, biển và muôn vật. Ngài nghỉ vào ngày Thứ Bảy. Vậy nên, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu đã ban phước cho ngày Sa-bát và thánh hóa nó.”

Như vậy, Thiên Chúa đã:

  • Gọi ngày thứ “sa-ve” trong tuần, tức là ngày Thứ Bảy trong tuần, là một “sa-ba-thôn,” tức là một Lễ Nghỉ.

  • Đặt tên cho ngày nghỉ Thứ Bảy cuối tuần ấy là “Sa-bát,” có nghĩa là ngày nghỉ ngơi; vì đó là ngày Thiên Chúa không muốn cho con dân của Ngài lao động.

Tôi không biết Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn dựa vào tài liệu nào để cho rằng: “chữ Sabat xuất phát từ chữ Sabety nghĩa là số 7.”Trong khi đó, chính Thánh Kinh định nghĩa Sa-bát là Lễ Nghỉ mà mỗi một con dân Chúa lẫn khách ngoại bang, và cả gia súc phải nghỉ lao động, con dân Chúa phải tham dự sự nhóm hiệp thánh.

Câu: “Vì điều ĐCT phán trước khi có lịch,” do Mục Sư Ấn viết trên đây, là không đúng với sự thật trong Thánh Kinh. Tôi xin biện giải như sau:

Theo Thánh Kinh, Thiên Chúa ban lịch cho dân I-sơ-ra-ên 14 ngày trước khi Ngài đem họ ra khỏi xứ Ai-cập: “Tại xứ Ê-díp-tô, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu phán với Môi-se rằng: Tháng này định làm tháng đầu cho các ngươi, tức là tháng Giêng trong quanh năm” (Xuất Ê-díp-tô Ký 12:1-2).

Dân I-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai-cập vào Thứ Năm, ngày 15 tháng 1 (Nissan) năm 2315, Lịch Do-thái, nhằm Thứ Năm, ngày 26 tháng 3 năm 1446 TCN, Lịch Julian: “Ngày rằm tháng giêng, tức ngày sau lễ Vượt-qua, dân I-sơ-ra-ên ra đi từ Ram-se, cách dạn dĩ, có mắt của hết thảy người Ê-díp-tô thấy” (Dân Số Ký 33:3) [4].

Thứ Bảy, ngày 15 tháng 2, đúng một tháng sau khi ra khỏi xứ Ai-cập, dân I-sơ-ra-ên đi đến đồng vắng Sin: “Nhằm ngày mười lăm tháng Hai, sau khi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, cả hội chúng I-sơ-ra-ên ở nơi Ê-lim đi đến đồng vắng Sin, nằm về giữa khoảng Ê-lim và Si-na-i” (Xuất Ê-díp-tô Ký 16:1). Tại đó, dân I-sơ-ra-ên oán trách Môi-se và A-rôn vì không còn thực phẩm. Sau khi mặt trời lặn (buổi chiều), tức là bước qua ngày Thứ Nhất, Thiên Chúa đã sai chim cút đến phủ trên nơi cắm trại của dân I-sơ-ra-ên, để họ có thịt ăn. Đến sáng, thì Ngài ban ma-na cho họ làm bánh ăn. Suốt trong tuần lễ đó, Ngài ra lệnh cho họ thu lượm ma-na mỗi ngày một ô-me (khoảng 2 lít) ma na cho mỗi người. Riêng ngày Thứ Sáu thì họ được thu lượm gấp hai, vì ngày Thứ Bảy sẽ không có ma-na: “Đến ngày Thứ Sáu, dân sự lượm lương thực gấp hai; mỗi người hai ô-me. Các hội trưởng đến thuật lại cho Môi-se rõ. Người đáp rằng: Ấy là lời Đấng Tự Hữu Hằng Hữu đã phán rằng: Mai là Lễ Nghỉ, tức Sa-bát thánh cho Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, hãy nướng món gì các ngươi muốn nướng, hãy nấu món gì các ngươi muốn nấu; nếu còn dư, hãy để dành đến sáng mai” (Xuất Ê-díp-tô Ký 16:22-23).

Như vậy, Thiên Chúa phán truyền cho dân I-sơ-ra-ên về việc giữ ngày Thứ Bảy trong tuần (sa-ve) làm ngày Lễ Nghỉ (Sa-ba-thôn) và gọi đó là ngày Sa-bát, sau khi Ngài đã ban lịch cho họ; chứ không phải trước khi có lịch, như Mục Sư Ấn viết!

Đến tháng thứ ba, sau khi dân I-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai-cập thì Thiên Chúa mới ban truyền Mười Điều Răn cho họ, nhằm Thứ Ba, ngày 3 tháng 3 năm 2315, Lịch Do-thái: “Tháng thứ ba, sau khi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, trong ngày đó dân I-sơ-ra-ên đến nơi đồng vắng Si-na-i… Đấng Tự Hữu Hằng Hữu phán với Môi-se rằng: Hãy đi đến cùng dân sự, khiến dân giữ mình thánh sạch ngày nay và ngày mai, cùng phải giặt áo xống mình. Qua ngày thứ ba, dân hãy sẵn sàng, vì ngày đó Đấng Tự Hữu Hằng Hữu sẽ giáng lâm trước mắt dân sự tại núi Si-na-i.” (Xuất Ê-díp-tô Ký 19:1, 10-11).

Tóm lại, Thiên Chúa đã:

  • Phán truyền về ngày Sa-bát và Lễ Nghỉ (hay Lễ Sa-bát) cho dân I-sơ-ra-ên khoảng một tháng, sau khi Ngài ban lịch cho họ.

  • Phán truyền về ngày Sa-bát và Lễ Nghỉ cho dân I-sơ-ra-ên khoảng hai tuần lễ, trước khi Ngài phán truyền Mười Điều Răn cho họ.

Có nghĩa là: Điều răn thứ tư chỉ nhắc lại một mệnh lệnh mà Thiên Chúa đã ban cho con dân Ngài trước đó. Cũng vậy, chín điều răn còn lại cũng chỉ là nhắc lại các điều răn mà Thiên Chúa đã phán truyền cho tổ phụ của dân I-sơ-ra-ên, là Áp-ra-ham. Không phải chờ đến khi Chúa phán truyền Mười Điều Răn trên núi Si-na-i cho dân I-sơ-ra-ên thì mới có Mười Điều Răn. Nhưng Mười Điều Răn đã có từ trước. Thánh Kinh cho chúng ta biết như vậy. Áp-ra-ham là người vâng giữ trọn vẹn các điều răn và luật pháp của Thiên Chúa: “Bởi vì Áp-ra-ham đã vâng theo tiếng Ta, đã giữ gìn sự chỉ định của Ta, các điều răn của Ta, các luật lệ của Ta, các luật pháp của Ta(Sáng Thế Ký 26:5).

Ngày Thiên Chúa phán truyền Mười Điều Răn cho dân I-sơ-ra-ên là ngày Thiên Chúa biến sự vâng giữ Mười Điều Răn ấy thành một giao ước. Tức là, Thiên Chúa muốn dân I-sơ-ra-ên hứa với Ngài rằng, họ sẽ hết lòng vâng giữ các điều răn của Ngài như tổ phụ của họ là Áp-ra-ham, để Ngài ban phước cho họ. Chứ không phải ngày đó mới có Mười Điều Răn!

Mười Điều Răn của Thiên Chúa có từ trước và sẽ còn lại đời đời cho những ai còn sống trong thân thể xác thịt chưa biến hóa, chưa phục sinh: “Hỡi Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, Ngài ở gần; Các điều răn Ngài là chân thật. Cứ theo chứng cớ Chúa tôi đã biết từ lâu rằng, Chúa lập các điều răn ấy đến đời đời” (Thi Thiên 119:151-152).

Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn:

Lịch được sử dụng rộng rãi nhất ngày nay là lịch Gregory, trên thực tế nó là tiêu chuẩn quốc tế, và nó được sử dụng ở mọi nơi trên khắp thế giới cho các mục đích thông thường, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia trước đây sử dụng lịch khác. Lịch Do Thái là lịch chính thức của chính quyền Israel, nhưng lịch Gregory được sử dụng rộng rãi hơn trong kinh doanh ở Israel và càng ngày càng được ưa chuộng hơn. Lịch Ba Tư được sử dụng ở Iran và Afghanistan. Lịch Hồi giáo được sử dụng bởi những người theo đạo Hồi trên toàn thế giới. Các loại lịch Trung Quốc, Hêbrơ, Hindu và lịch Julius cũng được sử dụng rộng rãi trong các mục đích tôn giáo và/hoặc xã hội.

Lịch Hebrew (הלוח העברי ha’luach ha’ivri), hoặc lịch Do Thái, là một hệ thống lịch ngày nay được sử dụng chủ yếu là để xác định các ngày lễ tôn giáo của người Do Thái. Hệ thống lịch này xác định các ngày nghỉ lễ của người Do Thái như Torah, yahrzeits (ngày để tưởng niệm cái chết của người thân), và đọc Thánh Vịnh hàng ngày, và nhiều ứng dụng nghi lễ khác. Tại Israel, hệ thống lịch này là lịch chính thức cho các mục đích dân sự và là các mốc thời gian cho ngành nông nghiệp.

Lịch sử của tháng giêng, tháng Nisan, hay tháng đầu năm của lịch Do Thái bắt nguồn từ biến cố Ðức Giavê giải phóng dân Do Thái ra khỏi ách nộ lệ Ai Cập. Thời Môsê, nghĩa là cách đây khoảng 3250 năm, vào đầu tháng xảy ra cuộc giải phóng này, lúc đó dân Do Thái còn đang trong tình trạng nô lệ bên Ai Cập, Ðức Giavê ra lệnh cho Môsê và Aaron rằng: Ðối với các ngươi, tháng này phải là tháng đầu cho tất cả những tháng khác, tức là tháng đầu tiên trong năm (Xh 12, 1).

Những ý kiến trên đây giúp ta hiểu rằng, lịch của Việt Nam và các nước khác trên thế giới, khác với lịch Do Thái. Cho nên, gán cho ngày thứ Bảy của Việt Nam hoặc Sarturday của Anh, Mỹ, hoặc Samedi của Pháp hoặc của các dân tộc khác là ngày Sabat trong KT; là một gượng ép vô lý, nếu không muốn nói là nực cười.

Mục Tử Huỳnh Christian Timothy:

Đồng ý là loài người đã làm ra nhiều bộ lịch khác nhau. Trong tiến trình làm lịch cũng có nhiều lần phải hiệu đính để lịch được theo đúng chu kỳ: mùa, ngày, và năm mà Thiên Chúa đã dùng các vì tinh tú làm dấu chỉ định: “Thiên Chúa lại phán rằng: Phải có các vì sáng trong khoảng không trên trời, để phân ra ngày với đêm, và dùng làm dấu để định mùa, ngày và năm” (Sáng Thế Ký 1:14). Tuy nhiên, dù là lịch của dân tộc nào, dù là hiệu đính bao nhiêu lần, thì tất cả các lịch cũng đều giữ nguyên thứ tự các ngày trong tuần lễ, dù cách đặt tên cho các ngày có khác nhau. Không ai có thể chứng minh rằng, thứ tự các ngày trong tuần lễ của Lịch Gregorian chúng ta dùng ngày hôm nay, là khác với thứ tự của Lịch Thiên Chúa đã ban cho dân I-sơ-ra-ên, khi Ngài chuẩn bị đem họ ra khỏi xứ Ai-cập.

Thực tế: Khi Ngôi Con Thiên Chúa nhập thế làm người, Ngài đã giữ ngày Sa-bát và khẳng định rằng, Ngài là Chúa của ngày Sa-bát. Ngài không hề phán rằng, ngày Sa-bát mà dân I-sơ-ra-ên đang giữ thời ấy là không đúng. Ngài chỉ phán rằng: Được phép làm việc lành trong ngày Sa-bát. Tức là, Ngài đương nhiên công nhận ngày Sa-bát mà dân I-sơ-ra-ên thời bấy giờ vâng giữ, là ngày Sa-bát đúng theo Thánh Kinh. Có nghĩa là, từ khi Thiên Chúa phán truyền cho dân I-sơ-ra-ên về việc phải giữ ngày Thứ Bảy làm ngày Lễ Nghỉ và gọi đó là ngày Sa-bát, cho đến khi những người Pha-ri-si cáo buộc Đức Chúa Jesus và các môn đồ của Ngài phạm luật Sa-bát, thì đã gần 1500 năm (1446 TCN – khoảng năm 25 CN) trôi qua, và người I-sơ-ra-ên vẫn giữ Lễ Sa-bát đúng vào ngày Thứ Bảy cuối tuần.

Thực tế: Từ thế kỷ thứ nhất, thời Đức Chúa Jesus và các môn đồ của Ngài giữ ngày Sa-bát cho đến nay, thế kỷ 21, dân I-sơ-ra-ên vẫn cha truyền con nối, giữ đúng ngày Sa-bát theo lịch mà Thiên Chúa đã ban cho họ.

Thực tế: Ngày Thứ bảy của Lịch Gregorian chúng ta dùng ngày hôm nay cũng chính là ngày Thứ Bảy của Lịch Do-thái. Quý bạn đọc có thể tham khảo, đối chiếu Lịch Do-thái với Lịch Gregorian, và Lịch Julian tại đây: http://www.abdicate.net/cal.aspx.

Vì thế, nhận định của Mục Sư Ấn trên đây: “lịch của Việt Nam và các nước khác trên thế giới, khác với lịch Do Thái. Cho nên, gán cho ngày thứ Bảy của Việt Nam hoặc Sarturday của Anh, Mỹ, hoặc Samedi của Pháp hoặc của các dân tộc khác là ngày Sabat trong KT; là một gượng ép vô lý, nếu không muốn nói là nực cười” là không thực tế!

Vì Thiên Chúa đã truyền rằng, ngày Sa-bát là một Lễ Nghỉ đời đời, thì chắc chắn Thiên Chúa sẽ bảo tồn thứ tự các ngày trong tuần lễ qua mọi thời đại, trong mọi dân tộc (vì con dân Ngài bị hình phạt lưu lạc khắp nơi trên đất), để con dân Chúa biết ngày nào là ngày Sa-bát! Khi chúng ta dùng lý luận của loài người (hoàn toàn không có chứng minh) để cho rằng: Ngày Thứ Bảy hiện tại không đúng với ngày Thứ Bảy trong Thánh Kinh, rồi không vâng giữ ngày Sa-bát hoặc tùy tiện chọn một ngày khác làm ngày Sa-bát, thì chúng ta sẽ chịu trách nhiệm trước mặt Chúa!

Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn:

Tương tự như vậy, KT chép: “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” (Math 27:45), thì không có nghĩa là từ 6:00 đến 9:00 (AM), mà là từ giữa trưa đến 3 giờ chiều (PM). Hoặc: “Những người nầy chẳng phải say như các người ngờ đâu, vì bây giờ mới là giờ thứ ba ban ngày” (Công Vụ 2:15), không có nghĩa là 3 giờ sáng hoặc 3 giờ chiều mà là 9 giờ sáng (AM). Hoặc: “Đương ban ngày, nhằm giờ thứ chín” (Công Vụ 10:3,9), không phải là 9g sáng, mà là 3 giờ chiều. Ông Ma-thi-ơ, ông Phi-e-rơ và ông Luca là người Do Thái, ba ông phát biểu thời gian theo cách của người Do Thái, khác với người Việt Nam hay người Mỹ, người Pháp phát biểu về thời gian.

Hoặc như KT chép: “Ngày thứ nhất trong tuần lễ…” (Mác 16:2) thì không có nghĩa là ngày Chúa Nhật (Sunday). Hiện nay giữa giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm và các hệ phái Tin Lành truyền thống tranh cãi nhau về thờ phượng Chúa trong ngày Thứ Bảy hay ngày Chúa Nhật. Thật ra, đều không có căn cứ nào đúng theo KT. Bởi vì lịch của người Do Thái không như lịch của người Việt Nam. Chẳng qua là ước lệ của giáo hội mà thôi.

Mục Tử Huỳnh Christian Timothy:

Thánh Kinh chép các đơn vị đo thời gian theo cách gọi của người Do-thái, nhưng các dân tộc khác vẫn có thể đối chiếu với cách gọi của mình mà biết chính xác Thánh Kinh nói gì. Cụ thể là chúng ta vẫn biết: “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của Thánh Kinh là “từ 12 giờ trưa cho đến 3:00 giờ chiều” của chúng ta ngày nay. Tương tự như vậy, chúng ta biết ngày Sa-bát trong Thánh Kinh là từ chiều ngày Thứ Sáu cho đến chiều ngày Thứ Bảy của chúng ta ngày nay.

Thánh Kinh chép: “Ngày thứ nhất trong tuần lễ” thì đó là Chủ Nhật hay Chúa Nhật của chúng ta ngày nay. Tôi không hiểu, Mục Sư Ấn đã dựa vào đâu để cho rằng: “Hoặc như KT chép: “Ngày thứ nhất trong tuần lễ…” (Mác 16:2) thì không có nghĩa là ngày Chúa Nhật (Sunday).” Khi viết như vậy, có phải Mục Sư Ấn đã không công nhận Giáo Hội Báp-tít mà ông sinh hoạt với, nhóm hiệp trong ngày Thứ Nhất của Thánh Kinh? Bởi vì tôi từng sinh hoạt với Giáo Hội Báp-tít, nên tôi biết giáo lý của Giáo Hội Báp-tít (và hầu hết của các giáo hội Tin Lành khác) dạy rằng Chủ Nhật hay Chúa Nhật [5] là ngày Thứ Nhất trong tuần lễ, như được đề cập trong Mác 16:2. Hay là Giáo Hội Báp-tít Mục Sư Ấn sinh hoạt với khác với Giáo Hội Báp-tít tôi từng sinh hoạt với. Vậy, theo Mục Sư Ấn thì ngày thứ nhất trong Thánh Kinh là ngày nào trong lịch của chúng ta?

Còn nói về việc thờ phượng Chúa thì đây là sự hiểu của tôi dựa trên Lời Chúa:

  • Thân thể mỗi con dân Chúa là đền thờ của Thiên Chúa, có Đức Thánh Linh ngự (I Cô-rinh-tô 3:16; 6:19). Vì thế, sự thờ phượng cá nhân của mỗi Cơ-đốc nhân, là dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh lên Đức Chúa Trời (Rô-ma 12:1); Luôn cảm tạ và tôn vinh Ngài (Hê-bơ-rơ 13:15), và làm các việc lành mà Ngài đã sắm sẵn cho (Hê-bơ-rơ 13:16; Ê-phê-sô 2:10). Trong mọi nơi, trong mọi lúc: mỗi ý nghĩ, ước muốn, lời nói, việc làm của mình đều vì sự vinh quang của Thiên Chúa (I Cô-rinh-tô 6:20; 10:31). Lúc nào con dân Chúa cũng được chính Thiên Chúa cảm động cho vừa muốn vừa làm theo thánh ý của Thiên Chúa (Phi-líp 2:13).

  • Ngoài sự thờ phượng cá nhân, thì con dân Chúa cũng phải nhóm hiệp với nhau để cùng nhau thờ phượng Chúa, theo mệnh lệnh của Ngài trong Hê-bơ-rơ 10:25 “Chớ bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và anh em thấy ngày ấy càng gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy.”

  • Sự nhóm lại mà con dân Chúa “chớ bỏ qua” phải là sự nhóm hiệp do chính Chúa ban truyền, chứ không phải do mạnh ai nấy chọn theo sự thuận tiện của mình. Đó là sự nhóm hiệp trong ngày Sa-bát: “Người ta làm việc trong sáu ngày, nhưng qua ngày Thứ Bảy là Sa-bát của Lễ Nghỉ, tức một sự nhóm hiệp thánh; đừng làm một công việc gì; ấy là Sa-bát của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu trong những nơi các ngươi ở” (Lê-vi Ký 23:3).

  • Ngoài sự nhóm hiệp thánh trong các ngày Sa-bát, Chúa không truyền cho con dân Chúa phải nhóm hiệp trong ngày nào khác. Tuy nhiên, con dân Chúa có thể tùy ý tổ chức nhóm hiệp bất kỳ lúc nào, bất cứ nơi đâu để thờ phượng Chúa, miễn là chớ bỏ qua sự nhóm hiệp thánh trong ngày Sa-bát.

Với tôi, sự nhóm hiệp thánh của Hội Thánh trong ngày Sa-bát là sự nhóm hiệp đúng theo Thánh Kinh. Chính Đức Chúa Jesus Christ phán rằng: “Thánh Kinh không thể bỏ được” (Giăng 10:35). Thế thì, ai dám bỏ các câu Thánh Kinh này:

Ấy sẽ là Sa-bát của Lễ Nghỉ cho các ngươi, phải ép linh hồn mình; đó là một lệ định đời đời vậy” (Lê-vi Ký 16:31

Người ta làm việc trong sáu ngày, nhưng qua ngày Thứ Bảy là Sa-bát của Lễ Nghỉ, tức một sự nhóm hiệp thánh; đừng làm một công việc gì; ấy là Sa-bát của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu trong những nơi các ngươi ở” (Lê-vi Ký 23:3).

Chớ bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và anh em thấy ngày ấy càng gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy” (Hê-bơ-rơ 10:25).


Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn:

Thế thì các tín hữu phải làm sao cho đúng với KT? Thật ra ngày nào thờ phượng Chúa là không quan trọng đối với Chúa. Các học giả KT đều đồng ý rằng, các bày tỏ của ĐCT có những bày tỏ chưa cụ thể, rõ ràng cho nhân loại, hoặc có những bày tỏ mang tính nguyên tắc, chứ không nhất thiết buộc phải đúng từng lời từng chữ.

Mục Tử Huỳnh Christian Timothy:

Con dân Chúa chỉ cần mở Thánh Kinh ra, đọc và làm theo điều Thánh Kinh dạy, thì sẽ đúng với Thánh Kinh. Ngày nào thờ phượng Chúa có thể không quan trọng đối với Mục Sư Ấn, nhưng nó quan trọng đối với Chúa. Chính Đức Thánh Linh đã ra lệnh:

Chớ bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và anh em thấy ngày ấy càng gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy” (Hê-bơ-rơ 10:25).

Chính Thiên Chúa đã phán truyền:

Người ta làm việc trong sáu ngày, nhưng qua ngày Thứ Bảy là Sa-bát của Lễ Nghỉ, tức một sự nhóm hiệp thánh; đừng làm một công việc gì; ấy là Sa-bát của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu trong những nơi các ngươi ở” (Lê-vi Ký 23:3).

Các “học giả” Thánh Kinh muốn nói gì thì họ được Đức Chúa Trời ban cho họ quyền tự do nói; và họ sẽ chịu trách nhiệm về mọi lời nói của họ sau này trước mặt Chúa: “Ta bảo các ngươi, đến ngày phán xét, người ta sẽ khai ra mọi lời hư không mà mình đã nói; vì bởi lời nói mà ngươi sẽ được xưng là công bình, cũng bởi lời nói mà ngươi sẽ bị phạt” (Ma-thi-ơ 12:36-37).

Nhưng Lời Đức Chúa Trời là lẽ thật (Giăng 17:17). Tôi chọn đọc, nghe, suy ngẫm, và cẩn thận làm theo Lời Chúa chứ không nghe và làm theo các “học giả” Thánh Kinh!

Huỳnh Christian Timothy
27.11.2013

Ghi Chú

[1] http://www.blueletterbible.org/lang/lexicon/lexicon.cfm?strongs=H7676

[2] http://www.blueletterbible.org/lang/lexicon/lexicon.cfm?strongs=H7673

[3] http://www.blueletterbible.org/lang/lexicon/lexicon.cfm?strongs=H7651

[4] http://timhieutinlanh.com/thanhoc/?p=49

[5] http://www.timhieutinlanh.net/?p=578

[A] Tất cả những câu Thánh Kinh được trích dẫn trong bài này là từ Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Dịch Ngôi Lời và Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Dịch Truyền Thống Hiệu Đính 2012. Quý bạn có thể đọc trên mạng: www.ngoiloi.thanhkinhvietngu.netwww.thanhkinhvietngu.online/tiengviet/.

[B] Dùng các nối mạng dưới đây để tra xem ý nghĩa trong Anh ngữ và nghe cách phát âm của một từ ngữ Hê-bơ-rơ hoặc Hy-lạp trên Internet:


Copyright Notice: All Rights Reserved © 2013 Vietnamese Christian Mission Ministry.
Thông Báo Tác Quyền: Mọi tác quyền thuộc về Vietnamese Christian Mission Ministry.
Mọi người có thể sao chép, phổ biến dưới mọi hình thức nhưng xin giữ đúng nguyên văn,
kể cả thông báo về tác quyền này.

7 Replies to “Ngày Sa-bát Trong Thánh Kinh và Lịch”

  1. NguyenQuocAn

    Kính thưa ông Huỳnh.

    Ông Huỳnh viết: Tôi không biết Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn dựa vào tài liệu nào để cho rằng: “chữ Sabat xuất phát từ chữ Sabety nghĩa là số 7.”Trong khi đó, chính Thánh Kinh định nghĩa Sa-bát là Lễ Nghỉ mà mỗi một con dân Chúa lẫn khách ngoại bang, và cả gia súc phải nghỉ lao động, con dân Chúa phải tham dự sự nhóm hiệp thánh.

    Ms Quốc Ấn: Thật ra là tôi viết lộn chữ Sabety. Chữ đúng là Shebiti không phải là thứ Bảy (Saturday), mà là số 7 hoặc chỉ là số thứ tự thứ bảy (seventh).

    Ông Huỳnh Viêt: Theo Thánh Kinh, Thiên Chúa ban lịch cho dân I-sơ-ra-ên 14 ngày trước khi Ngài đem họ ra khỏi xứ Ai-cập: “Tại xứ Ê-díp-tô, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu phán với Môi-se rằng: Tháng này định làm tháng đầu cho các ngươi, tức là tháng Giêng trong quanh năm” (Xuất Ê-díp-tô Ký 12:1-2).

    Thật ra, đây cũng chỉ là ước đoán của con người, chứ không phải lịch. KT chép ĐCT nói về ngày Sabat trong Sáng.2:2. Nhưng lời này không phải là mạng linh, hay điều răn gì cả!

    Những ngày sabat đã được tiến hành vào những ngày khác nhau và độ dài thời gian cũng khác nhau:

    Khác nhau về ngày:

    Vào ngày thứ nhất – 1st (Lê.23:39)

    Vào ngày thứ 7 –  7th (Xuất. 20:8)

    Vào ngày thứ 8 – 8th (Lê.23:39)

    Khác nhau về độ dài thời gian:

    Dài 1 ngày (Xuất 16:23-29)

    Dài 2 ngày (Lê.23:6-8, 15-22)

    Dài 1 năm (Lê.25:4

    Dài 70 năm (2 Sử.36:21)

    Dài vĩnh viễn (Hêb. 4:9)

    Ông Huỳnh Viết: Con dân Chúa chỉ cần mở Thánh Kinh ra, đọc và làm theo điều Thánh Kinh dạy, thì sẽ đúng với Thánh Kinh. Ngày nào thờ phượng Chúa có thể không quan trọng đối với Mục Sư Ấn, nhưng nó quan trọng đối với Chúa. Chính Đức Thánh Linh đã ra lệnh:

    Chớ bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và anh em thấy ngày ấy càng gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy” (Hê-bơ-rơ 10:25).

    Ms Quốc Ấn: Đúng là KT không nhấn mạnh đến một ngày cụ thể. Chỉ nói là" “Chớ bỏ qua sự nhóm lại… ".

    Ông Huỳnh viết: Thánh Kinh chép: “Ngày thứ nhất trong tuần lễ” thì đó là Chủ Nhật hay Chúa Nhật của chúng ta ngày nay. Tôi không hiểu, Mục Sư Ấn đã dựa vào đâu để cho rằng: “Hoặc như KT chép: “Ngày thứ nhất trong tuần lễ…” (Mác 16:2) thì không có nghĩa là ngày Chúa Nhật (Sunday).” Khi viết như vậy, có phải Mục Sư Ấn đã không công nhận Giáo Hội Báp-tít mà ông sinh hoạt với, nhóm hiệp trong ngày Thứ Nhất của Thánh Kinh? Bởi vì tôi từng sinh hoạt với Giáo Hội Báp-tít, nên tôi biết giáo lý của Giáo Hội Báp-tít (và hầu hết của các giáo hội Tin Lành khác) dạy rằng Chủ Nhật hay Chúa Nhật [5] là ngày Thứ Nhất trong tuần lễ, như được đề cập trong Mác 16:2. Hay là Giáo Hội Báp-tít Mục Sư Ấn sinh hoạt với khác với Giáo Hội Báp-tít tôi từng sinh hoạt với. Vậy, theo Mục Sư Ấn thì ngày thứ nhất trong Thánh Kinh là ngày nào trong lịch của chúng ta?

    Ms Quốc Ấn: Tôi vẫn sinh hoạt trong GH Baptist và thờ phượng Chúa trong ngày Chúa Nhật. Nhưng như tôi đã nói: Đó là ước lệ của các GH. kể cả ngày Sabat hiện nay cũng chỉ là ước lệ của giáo hội, vì nó đã bị thay đổi, như tôi nói ở trên. Cả hai ngày đều không phải của KT.

    Tôi đã nói có những điều mà ĐCT không bày hoặc bày không tỏ rõ ràng. Cho nên chúng ta đừng cố gắng suy diễn, đem ý của con người vào là rất nguy hiểm.

    Chúc bình an.

    Ms Nguyễn Quốc Ấn

     

  2. admin Post author

    Ngày Sa-bát Trong Thánh Kinh và Lịch (2)

    Nguyễn Quốc Ấn
    Huỳnh Christian Timothy

    Bấm vào nối mạng dưới đây để tải xuống và in ra bài viết này:
    https://www.mediafire.com/folder/1ygvtd6r8mvtn//pdf_biengiao

     

    Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn:

    Ms Quốc Ấn: Thật ra là tôi viết lộn chữ Sabety. Chữ đúng là Shebiti không phải là thứ Bảy (Saturday), mà là số 7 hoặc chỉ là số thứ tự thứ bảy (seventh).

     

    Mục Tử Huỳnh Christian Timothy:

    Tôi vẫn không tìm ra tài liệu nào định nghĩa từ ngữ Sa-bát trong Thánh Kinh, cụ thể là trong Xuất Ê-díp-tô Ký 20:8, là ra từ chữ Shebity như Mục Sư Ấn viết. Ông có thể cho tôi biết là tài liệu nào hay không? Cám ơn ông.

    Tuy nhiên, như tôi đã trình bày trong bài “Ngày Sa-bát Trong Thánh Kinh và Lịch:” Từ Điển Hê-bơ-rơ của Strong's là bộ từ điển tiêu chuẩn xưa nay cho việc tra cứu các từ ngữ Hê-bơ-rơ trong Thánh Kinh, đã định nghĩa danh từ Sa-bát (H7676) được dùng trong điều răn thứ tư là một từ ngữ ra từ động từ sa-vép (H7673), có nghĩa là “ngưng, nghỉ lao động.” Trong khi đó, từ ngữ Hê-bơ-rơ chỉ về số 7 hay thứ 7 là sa-ve (H7651).

    Trang web “Judaism 101” của người I-sơ-ra-ên [1] định nghĩa danh từ “Sa-bát” (H7676) như sau: “The word "Shabbat" comes from the root Shin-Beit-Tav, meaning to cease, to end, or to rest.” Tạm dịch: “Chữ Sa-bát ra từ chữ gốc của ba mẫu tự Shin-Beit-Tav (שַׁבָּת), có nghĩa là ngưng, chấm dứt, hoặc nghỉ ngơi.”

    Thiết tưởng như vậy đã quá rõ ràng, chúng ta không cần phải bàn đến ý nghĩa của từ ngữ Sa-bát nữa.

     

    Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn:

    Ông Huỳnh Viêt: Theo Thánh Kinh, Thiên Chúa ban lịch cho dân I-sơ-ra-ên 14 ngày trước khi Ngài đem họ ra khỏi xứ Ai-cập: “Tại xứ Ê-díp-tô, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu phán với Môi-se rằng: Tháng này định làm tháng đầu cho các ngươi, tức là tháng Giêng trong quanh năm” (Xuất Ê-díp-tô Ký 12:1-2).

    Thật ra, đây cũng chỉ là ước đoán của con người, chứ không phải lịch. KT chép ĐCT nói về ngày Sabat trong Sáng.2:2. Nhưng lời này không phải là mạng linh, hay điều răn gì cả!

     

    Tử Huỳnh Christian Timothy:

    Nếu Mục Sư Ấn cho rằng Lời Thiên Chúa truyền cho dân I-sơ-ra-ên được ghi chép trong Xuất Ê-díp-tô Ký 12:1-2, “Tại xứ Ê-díp-tô, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu phán với Môi-se rằng: Tháng này định làm tháng đầu cho các ngươi, tức là tháng giêng trong quanh năm;” không phải là sự kiện Ngài ban lịch cho dân I-sơ-ra-ên, thì tôi cũng không biết phải nói gì thêm.

    Thử hỏi, nếu Thiên Chúa đã phán “Tháng này định làm tháng đầu cho các ngươi” thì có phải kế tiếp sẽ là tháng Hai, tháng Ba, tháng Tư, tháng Năm, v.v. không? Nếu không phải là lịch, làm sao dân I-sơ-ra-ên biết ngày nào là ngày 1 tháng Bảy để cử hành Lễ Thổi Kèn? Năm nào sẽ là năm Sa-bát?

    Sáng Thế Ký 2:1-3 nói về sự Thiên Chúa dựng nên ngày Thứ Bảy và Ngài ban phước cho nó, biệt nó làm ngày thánh:

    Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi. Ngày thứ bảy, Thiên Chúa làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã sáng tạo và đã làm xong rồi.”

    Ba lần Thiên Chúa nhấn mạnh từ ngữ “ngày Thứ Bảy;” nhưng ngày nay, nhiều người vẫn tìm cách lý luận để bác bỏ “ngày Thứ Bảy!”

    Trong khi đó, Xuất Ê-díp-tô Ký 16:23 nói về sự kiện Thiên Chúa định cho ngày Thứ Bảy mà Ngài đã sáng tạo làm ngày “Lễ Nghỉ” (Lễ Sa-bát), và đặt tên cho nó là “Sa-bát Thánh:”

    Người đáp rằng: Ấy là lời Đấng Tự Hữu Hằng Hữu đã phán rằng: Mai là Lễ Nghỉ, tức Sa-bát thánh cho Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, hãy nướng món gì các ngươi muốn nướng, hãy nấu món gì các ngươi muốn nấu; nếu còn dư, hãy để dành đến sáng mai.”

    Trong Xuất Ê-díp-tô Ký 20:8-11 thì Thiên Chúa truyền cho con dân Ngài cách thức tôn thánh ngày Sa-bát:

    Hãy nhớ ngày Sa-bát. Hãy thánh hóa nó. Ngươi hãy lao động và làm hết công việc mình trong sáu ngày; nhưng ngày Thứ Bảyngày Sa-bát của Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu của ngươi; ngươi sẽ không làm công việc gì: ngươi, con trai, con gái, tôi trai, tớ gái, và súc vật của ngươi, hoặc khách ở trong các cửa của ngươi. Vì trong sáu ngày, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu đã dựng nên các tầng trời và trái đất, biển và muôn vật. Ngài nghỉ vào ngày Thứ Bảy. Vậy nên, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu đã ban phước cho ngày Sa-bát và thánh hóa nó.”

    Trong Lê-vi Ký 23:3 Thiên Chúa truyền cho con dân Ngài phải nhóm hiệp thánh trong ngày Sa-bát Thứ Bảy:

    Người ta làm việc trong sáu ngày, nhưng qua ngày thứ bảySa-bát của Lễ Nghỉ, tức một sự nhóm hiệp thánh; đừng làm một công việc gì; ấy là Sa-bát của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu trong những nơi các ngươi ở”

    Trong Thời Tân Ước, Đức Thánh Linh phán truyền cho Hội Thánh không được bỏ qua sự nhóm hiệp mà Thiên Chúa đã truyền trong Thánh Kinh (vì Thánh Kinh không thể bỏ được):

    Chớ bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và anh em thấy ngày ấy càng gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy” (Hê-bơ-rơ 10:25).

    Cảm tạ Chúa, Lời Chúa thật là chi tiết và rõ như ban ngày!


    Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn:

    Những ngày sabat đã được tiến hành vào những ngày khác nhau và độ dài thời gian cũng khác nhau:

    Khác nhau về ngày:

    Vào ngày thứ nhất – 1st (Lê.23:39)

    Vào ngày thứ 7 – 7th (Xuất. 20:8)

    Vào ngày thứ 8 – 8th (Lê.23:39)

    Khác nhau về độ dài thời gian:

    Dài 1 ngày (Xuất 16:23-29)

    Dài 2 ngày (Lê.23:6-8, 15-22)

    Dài 1 năm (Lê.25:4

    Dài 70 năm (2 Sử.36:21)

    Dài vĩnh viễn (Hêb. 4:9)


    Mục Tử Huỳnh Christian Timothy:

    Trước hết, tôi xin thưa là, tôi nhận thấy dường như Mục Sư Ấn đã lạc đề! Chúng ta đang luận bàn về ngày Sa-bát Thứ Bảy của điều răn thứ tư. Chúng ta không luận bàn về những ngày Sa-bát khác trong Thánh Kinh. Ngoài ra, Thánh Kinh phân biệt rõ:

    • Ngày Sa-bát Thứ Bảy

    • Ngày Sa-bát trong các kỳ lễ hội của Thiên Chúa.

    • Năm Sa-bát

    Mục sư Ấn mở đầu bằng câu: “Những ngày sabat đã được tiến hành vào những ngày khác nhau và độ dài thời gian cũng khác nhau;” nhưng rồi liệt kê các năm Sa-bát để chứng minh là ngày Sa-bát có khi “dài hơn một ngày;” thì e rằng, đó không phải là sự hợp lý luận.

    Thánh Kinh phân biệt rõ ngày Sa-bátnăm Sa-bát, và ở đây chúng ta đang luận bàn về ngày Sa-bát! Chúng ta cũng không luận bàn về ngày Sa-bát của các kỳ lễ hội mà là chúng ta luận bàn về ngày Sa-bát Thứ Bảy của điều răn thứ tư.

    Xin trích đăng nơi đây đoạn mở đầu trong bài “Hội Thánh – Phần 16: Các Lễ Nghi Khác:”

    Ngoài ba lễ nghi do Chúa truyền cho con dân Chúa: Lễ Sa-bát Ngày Thứ Bảy, Lễ Tiệc Thánh, và Lễ Báp-tem, thì Hội Thánh cũng có thể kỷ niệm bảy kỳ lễ hội của Thiên Chúa, như đã được ghi chép trong Lê-vi Ký 23.

    Sự kỷ niệm bảy kỳ lễ hội của Thiên Chúa giúp cho con dân Chúa nhớ đến những gì Ngài đã và đang làm cho Hội Thánh; những gì Ngài sẽ làm cho con dân Chúa trong các thời kỳ sau khi Hội Thánh được Chúa đem ra khỏi thế gian.

    Hội Thánh không cần phải giữ bảy kỳ lễ hội này, vì những ý nghĩa bóng của bảy kỳ lễ hội ứng dụng cho Hội Thánh đã được Đức Chúa Jesus Christ hoàn thành:

    Vì vậy, chớ để ai phán xét anh em về sự ăn hay sự uống, hoặc trong sự dự phần của một ngày lễ, hoặc của một ngày mặt trăng mới, hoặc của những ngày Sa-bát; ấy đều chỉ là bóng của các việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Đấng Christ” (Cô-lô-se 2:16-17).

    Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phân biệt những ngày Sa-bát trong thời Cựu Ước làm bóng cho các việc sẽ tới là những ngày Sa-bát của các kỳ lễ hội, chứ không phải là “Ngày Sa-bát Thứ Bảy.” Vì ngày Sa-bát Thứ Bảy là ngày được Đức Chúa Trời vì loài người mà dựng nên, để cho loài người được nghỉ ngơi thể xác, sau sáu ngày lao động. Ngày Sa-bát Thứ Bảy là một sự sáng tạo của Đức Chúa Trời và không hề làm bóng cho một sự gì trong Đấng Christ cả. Mệnh lệnh giữ ngày Sa-bát Thứ Bảy là một trong Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời. Mà Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời là nền tảng của một đời sống thánh khiết, vâng phục Chúa, chứ Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời không là bóng cho một sự gì cả. Khi Đức Chúa Con nhập thế làm người, Ngài cũng vâng giữ trọn vẹn Mười Điều Răn.

    Con dân của Chúa trong Thời Tân Ước có ba hình thức Sa-bát:

    1. Sa-bát thuộc thể: Là ngày Thứ Bảy mỗi tuần, đã được Đức Chúa Trời lập nên từ khi sáng thế, để cho thân thể xác thịt loài người được nghỉ ngơi sau sáu ngày lao động. Trong ngày nghỉ ngơi đó, con dân Chúa cùng nhau nhóm hiệp thờ phượng Chúa. Con dân Chúa có bổn phận vâng giữ ngày Sa-bát Thứ Bảy, nếu không, là phạm điều răn của Chúa, là phạm tội.

    2. Sa-bát thuộc linh: Là sự yên nghỉ trên luật pháp, ra khỏi gánh nặng của quyền lực tội lỗi, của hậu quả tội lỗi, nhờ sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ. Con dân Chúa đương nhiên được hưởng Sa-bát này, mà không cần phải làm gì hết, chỉ cần thật lòng ăn năn tội và tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ.

    3. Sa-bát sau khi thân thể phục sinh: Là sự đời đời yên nghỉ khỏi mọi hậu quả của tội lỗi, bao gồm: sự lao động đổ mồ hôi trán để kiếm ăn, sự già yếu, bệnh tật, sự chết; và khỏi mọi sự mệt nhọc, thương khó trong các công tác hầu việc Chúa (Hê-bơ-rơ 4:1-11; Khải Huyền 14:13). Đây là Sa-bát mà con dân Chúa phải gắng sức để được vào, chứ không phải là sự ban cho vô điều kiện như nhiều người lầm tưởng:

    Vậy, chúng ta phải gắng sức vào sự yên nghỉ đó, để cho không có một người nào trong chúng ta theo gương kẻ chẳng tin kia mà vấp ngã” (Hê-bơ-rơ 4:11).

    Gắng sức trong câu phán này của Chúa có nghĩa là gì? Nghĩa là trung tín cho đến chết trong sự vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời và đức tin trong Đức Chúa Jesus Christ (Khải Huyền 2:10; 14:12). Những ai không vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời là những kẻ chẳng tin, sẽ không nhận được Sa-bát đời đời này [1].


    Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn:

    Tôi đã nói có những điều mà ĐCT không bày hoặc bày không tỏ rõ ràng. Cho nên chúng ta đừng cố gắng suy diễn, đem ý của con người vào là rất nguy hiểm. Mỹ, hoặc Samedi của Pháp hoặc của các dân tộc khác là ngày Sabat trong KT; là một gượng ép vô lý, nếu không muốn nói là nực cười.

     

    Mục Tử Huỳnh Christian Timothy:

    Rất mong Mục Sư Ấn cho biết: Theo ông, Đức Chúa Trời có bày tỏ về sự Ngài muốn con dân của Ngài phải giữ điều răn thứ tư hay không? Nếu có, thì Ngài có bày tỏ cách rõ ràng là Ngài muốn con dân của Ngài phải vâng giữ như thế nào không?

    Riêng cá nhân tôi, tôi nhận thấy trong Thánh Kinh:

    • Đức Chúa Trời có phán dạy về nguồn gốc của ngày Sa-bát Thứ Bảy: Sáng Thế Ký 2:1-3.

    • Đức Chúa Trời có phán truyền cho con dân của Ngài phải vâng giữ điều răn thứ tư, tức là, phải nhớ và tôn thánh ngày Thứ Bảy Sa-bát, và Ngài còn phán đó là một Lễ Sa-bát (Lễ Nghỉ) cho Đấng Tự Hữu Hằng Hữu. Ngài cũng dạy cho con dân Ngài phải tôn thánh ngày ấy như thế nào: Xuất Ê-díp-tô Ký 16:23; 20:8-11; Lê-vi Ký 23:3.

    Trái lại, những người chống đối việc con dân Chúa phải giữ điều răn thứ tư mới là suy diễn, đem ý loài người bác bỏ điều răn của Thiên Chúa. Vì tôi không thấy chỗ nào trong Lời Chúa dạy rằng con dân Chúa Thời Tân Ước không cần phải vâng giữ Mười Điều Răn, hoặc chỉ cần vâng giữ chín điều, ngoại trừ điều răn thứ tư. Không một chỗ nào có lệnh truyền ấy của Chúa cả.

     

    Huỳnh Christian Timothy
    28.11.2013

    Ghi Chú

    [1] http://www.jewfaq.org/shabbat.htm

    [2] http://thanhoc.timhieutinlanh.net/?p=405

    [A] Tất cả những câu Thánh Kinh được trích dẫn trong bài này là từ Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Dịch Ngôi Lời và Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Dịch Truyền Thống Hiệu Đính 2012. Quý bạn có thể đọc trên mạng: http://www.ngoiloi.thanhkinhvietngu.nethttp://www.tt2012.thanhkinhvietngu.net.

    [B] Dùng các nối mạng dưới đây để tra xem ý nghĩa trong Anh ngữ và nghe cách phát âm của một từ ngữ Hê-bơ-rơ hoặc Hy-lạp trên Internet:


    Copyright Notice: All Rights Reserved © 2013 Vietnamese Christian Mission Ministry.
    Thông Báo Tác Quyền: Mọi tác quyền thuộc về Vietnamese Christian Mission Ministry.
    Mọi người có thể sao chép, phổ biến dưới mọi hình thức nhưng xin giữ đúng nguyên văn, kể cả thông báo về tác quyền này.

  3. NguyenQuocAn

    Ms Quốc Ấn: Ông Huỳnh hỏi tôi rằng "không biết Ms Ấn đựa vào tài liệu nào…?. Ông Huỳnh không biết tôi dùng tài liệu nào, nhưng tôi thì biết ông đang dùng tài liệu nào. Nhưng tôi không hỏi như thế. Bởi vì, với tôi tài liệu nào là không quan trọng. Đúng KT mới quan trọng. Như ông Huỳnh có nói: Các" học giả" KT muốn nói gì thì họ được ĐCT ban cho họ quyền tự tự do nói; và họ sẽ chịu trách nhiệm về mọi lời nói của họ sau nầy trước mặt Chúa"

    Ông Huỳnh: Câu: “Vì điều ĐCT phán trước khi có lịch,” do Mục Sư Ấn viết trên đây, là không đúng với sự thật trong Thánh Kinh. Tôi xin biện giải như sau:

    Theo Thánh Kinh, Thiên Chúa ban lịch cho dân I-sơ-ra-ên 14 ngày trước khi Ngài đem họ ra khỏi xứ Ai-cập: “Tại xứ Ê-díp-tô, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu phán với Môi-se rằng: Tháng này định làm tháng đầu cho các ngươi, tức là tháng Giêng trong quanh năm” (Xuất Ê-díp-tô Ký 12:1-2)…..

    Ms Quốc Ấn: Nguyên văn câu viết của tôi là: "Thế thì, thứ Bảy mà KT nói, không nói về thứ Bảy mà hiện nay theo lịch của các nước không Do Thái sử dụng. Vì điều ĐCT phán trước khi có lịch". Những trưng dẫn của ông Huỳnh là cách suy luận của người đọc KT khi thấy chữ ngày chữ tháng nên có khái niệm về lịch. KT chép về ngày Sabat là trong thời kỳ sáng tạo, nhưng đó không phải là mạng lịnh về ngày Sabat (Sáng 2:2). Dân Israen ra khỏi Ai cập là khoảng năm1446 TC. Sau lúc sáng tạo khoảng hơn 1000 năm. Vậy tôi nói không đúng với sự thật trong Thánh Kinh là chỗ nào?

    Ông Huỳnh: Tuy nhiên, dù là lịch của dân tộc nào, dù là hiệu đính bao nhiêu lần, thì tất cả các lịch cũng đều giữ nguyên thứ tự các ngày trong tuần lễ, dù cách đặt tên cho các ngày có khác nhau. Không ai có thể chứng minh rằng, thứ tự các ngày trong tuần lễ của Lịch Gregorian chúng ta dùng ngày hôm nay, là khác với thứ tự của Lịch Thiên Chúa đã ban cho dân I-sơ-ra-ên, khi Ngài chuẩn bị đem họ ra khỏi xứ Ai-cập.

    Ms Quốc Ấn: KHÔNG ĐÚNG. Lịch Hebrew (הלוח העברי ha’luach ha’ivri), hoặc lịch Do Thái, là một hệ thống lịch ngày nay được sử dụng chủ yếu là để xác định các ngày lễ tôn giáo của người Do Thái. Hệ thống lịch này xác định các ngày nghỉ lễ của người Do Thái như Torah, yahrzeits (ngày để tưởng niệm cái chết của người thân), và đọc Thánh Vịnh hàng ngày, và nhiều ứng dụng nghi lễ khác. Tại Israel, hệ thống lịch này là lịch chính thức cho các mục đích dân sự và là các mốc thời gian cho ngành nông nghiệp.

    Ông Huỳnh: Vì Thiên Chúa đã truyền rằng, ngày Sa-bát là một Lễ Nghỉ đời đời, thì chắc chắn Thiên Chúa sẽ bảo tồn thứ tự các ngày trong tuần lễ qua mọi thời đại, trong mọi dân tộc (vì con dân Ngài bị hình phạt lưu lạc khắp nơi trên đất), để con dân Chúa biết ngày nào là ngày Sa-bát! Khi chúng ta dùng lý luận của loài người (hoàn toàn không có chứng minh) để cho rằng: Ngày Thứ Bảy hiện tại không đúng với ngày Thứ Bảy trong Thánh Kinh, rồi không vâng giữ ngày Sa-bát hoặc tùy tiện chọn một ngày khác làm ngày Sa-bát, thì chúng ta sẽ chịu trách nhiệm trước mặt Chúa!

    Ms Quốc Ấn: Tôi không lý luận theo kiểu “cả vú lấp miệng em”. Tôi tin là Chúa có phán dạy ngày Sabat, năm sabat và sabat đời đời. Nhưng nói thứ bảy hiện nay là ngày sabat thì tôi không đồng ý. Vì đó là một ước lệ của giáo hội chứ không có căn cứ của KT.

    Ông Huỳnh: Rất mong Mục Sư Ấn cho biết: Theo ông, Đức Chúa Trời có bày tỏ về sự Ngài muốn con dân của Ngài phải giữ điều răn thứ tư hay không? Nếu có, thì Ngài có bày tỏ cách rõ ràng là Ngài muốn con dân của Ngài phải vâng giữ như thế nào không?

    Ms Quốc Ấn: Tôi vẫn giữ đúng mục tiêu của tôi. Tôi tin, rất tin và vâng giữ 10 điều răn của Chúa, nhưng điều răn thứ 4 (ngày sabat) chỉ dành cho dân Do Thái, chứ không dành cho các dân tộc khác, không dành cho tôi. Ngài không bày tỏ rõ ràng về ngày nào. Bởi vì: Những chữ “sabbaths” và “seventh” không đến từ cùng một nguyên ngữ Hê-bơ-rơ. Chữ sabbath trong tiếng Hê-bơ-rơ là shabbath: nghĩa là sự ngừng, thời gian ngừng, sự tạm ngừng khỏi công việc nào đó. Không nhất thiết phải là ngày thứ 7 – 7th (Seventh Day Adventist Church – Tên của gọi giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm (CĐPL). Người ta có thể nghỉ bất cứ ngày nào, bất cứ giờ nào khi hoàn thành một công việc.

    Sáng.1:1 chép: “Ban đầu ĐCT dựng nên trời đất”. Trong câu 5 thì chép: “…; ấy là ngày thứ nhất”. Làm sao ông Huỳnh có thể quả quyết ngày thứ nhất là ngày nào? để từ đó ông có thể xác định ngày Thứ Bảy là ngày sabat. Ngày sabat là rõ ràng (tôi tin, tôi không phủ nhận), nhưng Thứ Bảy là không rõ ràng. Xuất 20:8 (điều răn thứ 4): “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh”, chứ không nói rằng: “Hãy nhớ ngày Thứ Bảy (Saturday) đặng làm nên ngày thánh”. Bởi vì chữ shabbath có nghĩa là sự nghỉ, thời gian ngừng, sự tạm ngừng khỏi công việc nào đó. (Như tôi đã nói ở trên). Vả lại, chữ “ban đầu” (Sáng 1:1 trong tiếng Hoa là KHỞI NGUYÊN, THÁI CỔ) là một từ ngữ chỉ về một quá khứ không ngày tháng (dateless past). Thế thì lịch ở đâu để ông căn cứ mà nói rằng ngày nghỉ là ngày Thứ Bảy (Saturday)? Trong Heb.10:25 cũng chỉ nói rằng: “Chớ bỏ qua sự nhóm lại”, chứ không nói chớ bỏ qua ngày Thứ Bảy. Ông có thấy ĐCT vẫn chưa mạc khải cho chúng ta điều nầy (Thứ Bảy – Saturday).

    Trong KT có hai chữ ban đầu có ý nghĩa giống nhau: Sáng 1:1 và Giăng 1:1. Cả hai đều mang ý nghĩa là một quá khứ không ngày tháng (dateless past).  Nhưng Sáng 1:1 có khởi đầu, còn Giăng 1:1 thì không có khởi đầu. (Chúa Giê-xu đấy).

    Tôi biết ông đang dùng cuốn STRONG’S EXHAUSTIVE CONCORDANCE OF THE BIBLE. Phải không? Tôi cũng dùng cuốn đó, nhưng còn một cuốn khác nữa, đặc biệt hơn, tôi dùng chung với cuốn của Ông Strong, hai cuốn tương tác nhau, rất hợp và rất đáng tin cậy. Tôi đặt tên cho cuốn sách là cuốn 33 (nó nặng 3Kg3). Rất nặng ký, về nghĩa đen và nghĩa bóng.

    Tôi là người rất không đồng ý việc giải kinh theo ý riêng mình – tức là rất mới, rất lạ, rất hay, rất hấp dẫn…. Ý riêng có thể hợp lý nhưng không có chân lý. Ông yên trí rằng tôi không nói tầm phào đâu! Tôi cầu nguyện cho việc nầy nhiều lắm.

    Ms Nguyễn Quốc Ấn

     

     

  4. admin Post author

    Ngày Sa-bát Trong Thánh Kinh và Lịch (3)

    Nguyễn Quốc Ấn
    Huỳnh Christian Timothy

    Bấm vào nối mạng dưới đây để tải xuống và in ra bài viết này:
    https://www.mediafire.com/folder/1ygvtd6r8mvtn//pdf_biengiao

    Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn:

    Ông Huỳnh hỏi tôi rằng "không biết Ms Ấn đựa vào tài liệu nào…?. Ông Huỳnh không biết tôi dùng tài liệu nào, nhưng tôi thì biết ông đang dùng tài liệu nào. Nhưng tôi không hỏi như thế. Bởi vì, với tôi tài liệu nào là không quan trọng. Đúng KT mới quan trọng. Như ông Huỳnh có nói: Các" học giả" KT muốn nói gì thì họ được ĐCT ban cho họ quyền tự tự do nói; và họ sẽ chịu trách nhiệm về mọi lời nói của họ sau nầy trước mặt Chúa"


    Mục Tử Huỳnh Christian Timothy:

    Tôi biện giải và trưng dẫn từ điển cách rõ ràng cho danh từ Sa-bát được dùng trong điều răn thứ tư, thì làm sao mà độc giả không biết tôi dùng tài liệu nào? Còn Mục Sư Ấn bảo rằng: “Tiếng Hê-bơ-rơ, chữ Sabat xuất phát từ chữ Sabety Shebity nghĩa là số 7 (number seven), chứ không phải là thứ Bảy (Tiếng Anh: Saturday, hay tiếng Pháp: Samedi),” mà lại không cho biết từ điển nào định nghĩa như vậy, thì làm sao mà tôi không hỏi? Bởi vì, ngoài bộ từ điển Strong's thông dụng, tôi vẫn còn nhiều bộ từ điển Hê-bơ-rơ khác và các bộ từ điển Thánh Kinh, từ điển thần học, mà tôi vẫn không thấy bộ nào có chữ “Shebiti” cả.

    Nếu ông có tài liệu giúp cho con dân Chúa hiểu rõ rằng “Tiếng Hê-bơ-rơ, chữ Sabat xuất phát từ chữ Sabety Shebity,” thì ông nên phổ biến chứ. Tôi mong được học hỏi nơi ông về tài liệu mới lạ này!

    Tôi không thể đồng ý với câu viết của ông: “Bởi vì, với tôi tài liệu nào là không quan trọng. Đúng KT mới quan trọng.” Bởi vì, nếu tài liệu hoặc cuốn từ điển không đáng tin, không trung thực (như các bộ từ điển Thánh Kinh và thậm chí cả bản dịch Thánh Kinh của Giáo Hội Chứng Nhân Giê-hô-va), thì sẽ khiến người ta hiểu sai Thánh Kinh. Nếu ông không thể trưng dẫn ra, ông dựa vào tài liệu nào để viết: “Tiếng Hê-bơ-rơ, chữ Sabat xuất phát từ chữ Sabety Shebiti nghĩa là số 7 (number seven), chứ không phải là thứ Bảy (Tiếng Anh: Saturday, hay tiếng Pháp: Samedi);” thì tôi e rằng, tôi phải xét lại xem, có nên phí thời gian để biện giáo với một người biện giải mà không trưng bằng cớ.

    Nói mà không trưng dẫn bằng cớ cụ thể thì ai mà nói không được?
     

    Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn:

    Nguyên văn câu viết của tôi là: "Thế thì, thứ Bảy mà KT nói, không nói về thứ Bảy mà hiện nay theo lịch của các nước không Do Thái sử dụng. Vì điều ĐCT phán trước khi có lịch". Những trưng dẫn của ông Huỳnh là cách suy luận của người đọc KT khi thấy chữ ngày chữ tháng nên có khái niệm về lịch. KT chép về ngày Sabat là trong thời kỳ sáng tạo, nhưng đó không phải là mạng lịnh về ngày Sabat (Sáng 2:2). Dân Israen ra khỏi Ai cập là khoảng năm1446 TC. Sau lúc sáng tạo khoảng hơn 1000 năm. Vậy tôi nói không đúng với sự thật trong Thánh Kinh là chỗ nào?


    Mục Tử Huỳnh Christian Timothy:

    Tôi phê bình câu “Vì điều ĐCT phán trước khi có lịch của ông là không đúng với sự thật trong Thánh Kinh, bởi vì, Thiên Chúa phán truyền điều răn thứ tư cho dân I-sơ-ra-ên sau khi chứ không phải trước khi Ngài ban lịch cho họ.

    Tôi cũng không nói Sáng Thế Ký 2:2 là mệnh lệnh giữ ngày Sa-bát Thứ Bảy. Tôi chỉ nói, qua đó Thiên Chúa cho chúng ta biết nguồn gốc của ngày Sa-bát Thứ Bảy.

    Dân I-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai-cập vào năm 1446 TCN, trên 2660 năm sau khi sáng thế, chứ không phải chỉ hơn 1000 năm.


    Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn:

    Lịch Hebrew (הלוח העברי ha’luach ha’ivri), hoặc lịch Do Thái, là một hệ thống lịch ngày nay được sử dụng chủ yếu là để xác định các ngày lễ tôn giáo của người Do Thái. Hệ thống lịch này xác định các ngày nghỉ lễ của người Do Thái như Torah, yahrzeits (ngày để tưởng niệm cái chết của người thân), và đọc Thánh Vịnh hàng ngày, và nhiều ứng dụng nghi lễ khác. Tại Israel, hệ thống lịch này là lịch chính thức cho các mục đích dân sự và là các mốc thời gian cho ngành nông nghiệp.


    Mục Tử Huỳnh Christian Timothy:

    Tôi không hề phủ nhận mục đích dùng Lịch Hê-bơ-rơ của dân I-sơ-ra-ên. Vì Thiên Chúa ban hành lịch đó cho họ với mục đích như vậy. Tôi chỉ nêu lên một thực tế quan trọng là:

    Tuy nhiên, dù là lịch của dân tộc nào, dù là hiệu đính bao nhiêu lần, thì tất cả các lịch cũng đều giữ nguyên thứ tự các ngày trong tuần lễ, dù cách đặt tên cho các ngày có khác nhau. Không ai có thể chứng minh rằng, thứ tự các ngày trong tuần lễ của Lịch Gregorian chúng ta dùng ngày hôm nay, là khác với thứ tự của Lịch Thiên Chúa đã ban cho dân I-sơ-ra-ên, khi Ngài chuẩn bị đem họ ra khỏi xứ Ai-cập.

    Điều đó có nghĩa là, ngày Thứ Bảy của tất cả các lịch đều là ngày Sa-bát mà điều răn thứ tư nói đến. Con dân Chúa sống nơi nào thì cứ theo lịch nơi đó mà tôn thánh ngày Sa-bát. Nếu ông muốn chứng minh ngược lại, thì ông cho tôi biết có bộ lịch nào mà ngày Thứ Bảy của nó không phải là ngày Thứ Bảy theo lịch Do-thái.

    Sự kiện Đức Chúa Trời bảo tồn thứ tự bảy ngày trong tuần lễ để con dân Ngài biết ngày Sa-bát mà tôn thánh ngày ấy, là một huyền nhiệm. Vì thế, Ngài mới phán rằng: Sự tôn thánh ngày Sa-bát là dấu hiệu của những kẻ thuộc về Ngài:

    Ta cũng cho chúng nó những ngày Sa-bát Ta làm một dấu giữa Ta và chúng nó, để chúng nó biết rằng Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu biệt chúng nó ra thánh” (Ê-xê-chi-ên 20:12).

    Hãy biệt những ngày Sa-bát Ta ra thánh, nó sẽ làm dấu giữa Ta và các ngươi, để cho chúng nó biết rằng Ta là Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu các ngươi” (Ê-xê-chi-ên 20:20).

    Về việc hai câu này có áp dụng cho dân ngoại hay không, thì xin xem phần biện giải cuối cùng dưới đây.


    Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn:

    Tôi không lý luận theo kiểu “cả vú lấp miệng em”. Tôi tin là Chúa có phán dạy ngày Sabat, năm sabat và sabat đời đời. Nhưng nói thứ bảy hiện nay là ngày sabat thì tôi không đồng ý. Vì đó là một ước lệ của giáo hội chứ không có căn cứ của KT.


    Mục Tử Huỳnh Christian Timothy:

    Tôi đã chứng minh rất rõ ràng, ngày Thứ Bảy hiện nay là ngày Sa-bát, dựa trên Thánh Kinh và dựa trên các bộ lịch thông dụng của nhân loại, chứ không phải đó là một ước lệ của giáo hội:

    Thực tế: Khi Ngôi Con Thiên Chúa nhập thế làm người, Ngài đã giữ ngày Sa-bát và khẳng định rằng, Ngài là Chúa của ngày Sa-bát. Ngài không hề phán rằng, ngày Sa-bát mà dân I-sơ-ra-ên đang giữ thời ấy là không đúng. Ngài chỉ phán rằng: Được phép làm việc lành trong ngày Sa-bát. Tức là, Ngài đương nhiên công nhận ngày Sa-bát mà dân I-sơ-ra-ên thời bấy giờ vâng giữ, là ngày Sa-bát đúng theo Thánh Kinh. Có nghĩa là, từ khi Thiên Chúa phán truyền cho dân I-sơ-ra-ên về việc phải giữ ngày Thứ Bảy làm ngày Lễ Nghỉ và gọi đó là ngày Sa-bát, cho đến khi những người Pha-ri-si cáo buộc Đức Chúa Jesus và các môn đồ của Ngài phạm luật Sa-bát, thì đã gần 1500 năm (1446 TCN – khoảng năm 25 CN) trôi qua, và người I-sơ-ra-ên vẫn giữ Lễ Sa-bát đúng vào ngày Thứ Bảy cuối tuần.

    Thực tế: Từ thế kỷ thứ nhất, thời Đức Chúa Jesus và các môn đồ của Ngài giữ ngày Sa-bát cho đến nay, thế kỷ 21, dân I-sơ-ra-ên vẫn cha truyền con nối, giữ đúng ngày Sa-bát theo lịch mà Thiên Chúa đã ban cho họ.

    Thực tế: Ngày Thứ bảy của Lịch Gregorian chúng ta dùng ngày hôm nay cũng chính là ngày Thứ Bảy của Lịch Do-thái. Quý bạn đọc có thể tham khảo, đối chiếu Lịch Do-thái với Lịch Gregorian, và Lịch Julian tại đây: http://www.abdicate.net/cal.aspx.

    Nếu Mục Sư Ấn muốn chứng minh ngày Thứ Bảy hiện nay trong các lịch, không phải là ngày Sa-bát trong thời của Đức Chúa Jesus, thì ông phải đưa ra chứng cớ về sự từ khi Chúa giữ ngày Sa-bát đến nay, đã có thay đổi thứ tự các ngày trong lịch hoặc là ông chứng minh: ngày Thứ Bảy trong các lịch không phải là ngày Thứ Bảy của Lịch Do-thái.


    Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn:

    Tôi vẫn giữ đúng mục tiêu của tôi. Tôi tin, rất tin và vâng giữ 10 điều răn của Chúa, nhưng điều răn thứ 4 (ngày sabat) chỉ dành cho dân Do Thái, chứ không dành cho các dân tộc khác, không dành cho tôi. Ngài không bày tỏ rõ ràng về ngày nào. Bởi vì: Những chữ “sabbaths” và “seventh” không đến từ cùng một nguyên ngữ Hê-bơ-rơ. Chữ sabbath trong tiếng Hê-bơ-rơ là shabbath: nghĩa là sự ngừng, thời gian ngừng, sự tạm ngừng khỏi công việc nào đó. Không nhất thiết phải là ngày thứ 7 – 7th (Seventh Day Adventist Church – Tên của gọi giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm (CĐPL). Người ta có thể nghỉ bất cứ ngày nào, bất cứ giờ nào khi hoàn thành một công việc.


    Mục Tử Huỳnh Christian Timothy:

    Mục sư Ấn viết: “Ngài không bày tỏ rõ ràng về ngày nào” là không đúng với Thánh Kinh. Xuất Ê-díp-tô Ký 16:26-30 khẳng định, ngày Sa-bát phải là ngày sau ngày Thứ Sáu, còn gọi là Ngày Thứ Bảy:

    26 Các ngươi lượm trong sáu ngày, nhưng qua ngày Thứ Bảy là ngày Sa-bát, sẽ chẳng có đâu.

    27 Ngày Thứ Bảy, một vài người trong vòng dân sự ra để lượm lấy, nhưng tìm chẳng thấy gì hết.

    28 Đấng Tự Hữu Hằng Hữu phán với Môi-se rằng: Các ngươi chẳng chịu vâng giữ điều răn và luật pháp ta cho đến chừng nào?

    29 Hãy suy nghĩ rằng Đấng Tự Hữu Hằng Hữu đã cho các ngươi ngày Sa-bát; vậy nên, đến ngày Thứ Sáu Ngài lại cho các ngươi lương thực đủ hai ngày. Trong ngày Thứ Bảy, mỗi người phải ở yên chỗ mình, chớ ai ra khỏi nhà.

    30 Thế thì, ngày Thứ Bảy dân sự đều nghỉ ngơi.”

    Tất cả các chữ “ngày Thứ Bảy” trong các câu Thánh Kinh trên đây đều là danh từ “sê-vi-i” (H7637) [1] như chữ ngày Thứ Bảy trong Sáng Thế Ký 2:2, có nghĩa là ngày thứ bảy theo thứ tự: Ngày thứ nhất, ngày thứ nhì, ngày thứ ba, v.v.. Hoàn toàn không có nghĩa là một ngày nào đó trong bảy ngày.

    Nhân tiện, xin cũng nói thêm: Tôi viết hoa tên các ngày trong tuần lễ như là một danh từ riêng, vì Sáng Thế Ký 1 và 2 đã gọi tên các ngày như vậy: Ngày Thứ Nhất, ngày Thứ Nhì, ngày Thứ Ba, ngày Thứ Tư, ngày Thứ Năm, ngày Thứ Sáu, ngày Thứ Bảy.

     

    Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn:

    Tôi vẫn giữ đúng mục tiêu của tôi. Tôi tin, rất tin và vâng giữ 10 điều răn của Chúa, nhưng điều răn thứ 4 (ngày sabat) chỉ dành cho dân Do Thái, chứ không dành cho các dân tộc khác, không dành cho tôi. Ngài không bày tỏ rõ ràng về ngày nào. Bởi vì: Những chữ “sabbaths” và “seventh” không đến từ cùng một nguyên ngữ Hê-bơ-rơ. Chữ sabbath trong tiếng Hê-bơ-rơ là shabbath: nghĩa là sự ngừng, thời gian ngừng, sự tạm ngừng khỏi công việc nào đó. Không nhất thiết phải là ngày thứ 7 – 7th (Seventh Day Adventist Church – Tên của gọi giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm (CĐPL). Người ta có thể nghỉ bất cứ ngày nào, bất cứ giờ nào khi hoàn thành một công việc.

    Sáng.1:1 chép: “Ban đầu ĐCT dựng nên trời đất”. Trong câu 5 thì chép: “…; ấy là ngày thứ nhất”. Làm sao ông Huỳnh có thể quả quyết ngày thứ nhất là ngày nào? để từ đó ông có thể xác định ngày Thứ Bảy là ngày sabat.


    Mục Tử Huỳnh Christian Timothy:

    Mục Sư Ấn viết: “điều răn thứ 4 (ngày sabat) chỉ dành cho dân Do Thái, chứ không dành cho các dân tộc khác, không dành cho tôi.” Tuy nhiên, Thánh Kinh dạy rõ ràng: điều răn thứ tư áp dụng cho cả dân ngoại, và gia súc:

    …nhưng ngày Thứ Bảy là ngày Sa-bát của Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu của ngươi; ngươi sẽ không làm công việc gì: ngươi, con trai, con gái, tôi trai, tớ gái, và súc vật của ngươi, hoặc khách ở trong các cửa của ngươi.” (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:10).

    …nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu ngươi: chớ làm một công việc nào hết, hoặc ngươi, con trai con gái, tôi trai tớ gái của ngươi, hoặc bò, lừa, hoặc một trong các súc vật của ngươi, hay là khách ở trong nhà ngươi, để cho tôi trai và tớ gái ngươi cũng được nghỉ như ngươi” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:14).

    Các người dân ngoại về cùng Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, để hầu việc Ngài, để yêu mến danh Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, để làm tôi tớ Ngài; tức là hết thảy những kẻ giữ ngày Sa-bát cho khỏi ô uế, và cầm vững lời giao ước ta” (Ê-sai 56:6).

    Đấng Tự Hữu Hằng Hữu phán: Từ ngày trăng mới này đến ngày trăng mới khác, từ ngày Sa-bát nọ đến ngày Sa-bát kia, mọi xác thịt sẽ đến thờ lạy trước mặt Ta (Ê-sai 66:23).

    Những ngày Sa-bát và ngày trăng mới, dân sự của đất sẽ thờ lạy trước mặt Đấng Tự Hữu Hằng Hữu nơi lối vào hiên cửa ấy” (Ê-xê-chi-ên 46:3).

    Ngày Thứ Nhất là ngày Thiên Chúa dựng nên ánh sáng (Sáng Thế Ký 1:3-5). Tôi không xác định ngày Thứ Bảy là ngày Sa-bát, mà là Thánh Kinh xác định:

    Các ngươi lượm trong sáu ngày, nhưng qua ngày Thứ Bảy là ngày Sa-bát, sẽ chẳng có đâu” (Xuất Ê-díp-tô Ký 16:26).

    …nhưng ngày Thứ Bảy là ngày Sa-bát của Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu của ngươi; ngươi sẽ không làm công việc gì: ngươi, con trai, con gái, tôi trai, tớ gái, và súc vật của ngươi, hoặc khách ở trong các cửa của ngươi. Vì trong sáu ngày, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu đã dựng nên các tầng trời và trái đất, biển và muôn vật. Ngài nghỉ vào ngày Thứ Bảy. Vậy nên, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu đã ban phước cho ngày Sa-bát và thánh hóa nó” (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:10-11).

    Người ta sẽ làm công việc trong sáu ngày, nhưng qua ngày thứ bảy là Sa-bát, tức là Lễ Nghỉ, biệt riêng ra thánh cho Đấng Tự Hữu Hằng Hữu. Trong ngày Sa-bát bất cứ ai làm một việc gì sẽ bị xử tử” (Xuất Ê-díp-tô Ký 31:15).

    Người ta sẽ làm công việc trong sáu ngày, nhưng đến ngày thứ bảy sẽ là một lễ thánh, tức là ngày Sa-bát của Lễ Nghỉ cho Đấng Tự Hữu Hằng Hữu. Ai làm công việc trong ngày đó sẽ bị xử tử” (Xuất Ê-díp-tô Ký 35:2).

    Người ta làm việc trong sáu ngày, nhưng qua ngày thứ bảy là Sa-bát của Lễ Nghỉ, tức một sự nhóm hiệp thánh; đừng làm một công việc gì; ấy là Sa-bát của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu trong những nơi các ngươi ở” (Lê-vi Ký 23:3).

    …nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu ngươi: chớ làm một công việc nào hết, hoặc ngươi, con trai con gái, tôi trai tớ gái của ngươi, hoặc bò, lừa, hoặc một trong các súc vật của ngươi, hay là khách ở trong nhà ngươi, để cho tôi trai và tớ gái ngươi cũng được nghỉ như ngươi” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:14).

    Tất cả các chữ “ngày Thứ Bảy” trong các câu trên đây, đều là từ ngữ “sê-vi-i” (H7637) trong tiếng Hê-bơ-rơ, có nghĩa là “ngày Thứ Bảy,” chỉ về ngày cuối cùng trong tuần lễ [1].

     

    Huỳnh Christian Timothy
    28.11.2013

    Ghi Chú

    [1] http://www.blueletterbible.org/lang/lexicon/lexicon.cfm?strongs=H7637

    [A] Tất cả những câu Thánh Kinh được trích dẫn trong bài này là từ Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Dịch Ngôi Lời và Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Dịch Truyền Thống Hiệu Đính 2012. Quý bạn có thể đọc trên mạng: http://www.ngoiloi.thanhkinhvietngu.nethttp://www.tt2012.thanhkinhvietngu.net.

    [B] Dùng các nối mạng dưới đây để tra xem ý nghĩa trong Anh ngữ và nghe cách phát âm của một từ ngữ Hê-bơ-rơ hoặc Hy-lạp trên Internet:


    Copyright Notice: All Rights Reserved © 2013 Vietnamese Christian Mission Ministry.
    Thông Báo Tác Quyền: Mọi tác quyền thuộc về Vietnamese Christian Mission Ministry.
    Mọi người có thể sao chép, phổ biến dưới mọi hình thức nhưng xin giữ đúng nguyên văn, kể cả thông báo về tác quyền này.

  5. NguyenQuocAn

    Ms Quốc Ấn: (Xin nhắc lại). Những chữ “sabbaths” và “seventh” không đến từ cùng một nguyên ngữ Hê-bơ-rơ. Chữ sabbath trong tiếng Hê-bơ-rơ là shabbath: nghĩa là sự ngừng, thời gian ngừng, sự tạm ngừng khỏi công việc nào đó. Không nhất thiết phải là ngày thứ 7 – 7th (Seventh Day Adventist Church – Tên của gọi giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm (CĐPL). Người ta có thể nghỉ bất cứ ngày nào, bất cứ giờ nào khi hoàn thành một công việc.

    Sáng.1:1 chép: Ban đầu ĐCT dựng nên trời đất” – (Beginning H7225 và H7218). Trong câu 5 thì chép: “…; ấy là ngày thứ nhất”. Làm sao ông Huỳnh có thể quả quyết ngày thứ nhất là ngày nào? để từ đó ông có thể xác định ngày Thứ Bảy (Saturday hay Samedi) là ngày sabat. Ngày sabat là rõ ràng (tôi tin, tôi không phủ nhận), nhưng Thứ Bảy là không rõ ràng. Xuất 20:8 (điều răn thứ 4): “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh”, chứ không nói rằng: “Hãy nhớ ngày Thứ Bảy (Saturday, Samedi) đặng làm nên ngày thánh”. Bởi vì chữ shabbath có nghĩa là sự nghỉ, thời gian ngừng, sự tạm ngừng khỏi công việc nào đó. (Như tôi đã nói ở trên).

    Vả lại, chữ “ban đầu” (Sáng 1:1 trong tiếng Hoa là KHỞI NGUYÊN, THÁI CỔ) là một từ ngữ chỉ về một quá khứ không ngày tháng (dateless past). Thế thì lịch ở đâu để ông căn cứ mà nói rằng ngày nghỉ là ngày Thứ Bảy (Saturday, Samedi)? . Trong Heb.10:25 cũng chỉ nói rằng: “Chớ bỏ qua sự nhóm lại”, chứ không nói: chớ bỏ qua ngày Thứ Bảy(Saturday, Samedi). Ông có thấy ĐCT vẫn chưa mạc khải cho chúng ta điều nầy (Thứ Bảy – Saturday). Thứ Bảy(Saturday, Samedi, hoặc ngày Chúa Nhật) chỉ có tính ước lệ của giáo hội ngày nay thôi. Chứ KT không nói rõ ngày nghỉ (shabbath) là ngày nào.

    Tôi nhắc lại đoạn trên để tiếp tục giải thích điều răn thừ tư. “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh”, là một nội hàm quan trọng đó là NGÀY NGHỈ (tiếng Hê-bơ-rơ: Shabbath), phần sau của câu 8-11 là những giải thích về nội hàm ấy.

    Để hiểu điều răn nầy một cách chính xác, những ai chủ trương ngày Thứ Bảy (Samedi – Sabat) cần phải biết bối cảnh của dân Do Thái lúc ấy (mà các dân ngoại bang không có). Họ đã có một cuộc đời nô lệ suốt 400 năm tại Ai-cập. Họ không có tài sản, của cải, họ chỉ làm cho đến chết, “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm cho đến…chết”. Sau đó họ được ĐCT giải phóng và được đem vào xứ “Đượm Sữa và Mật”. Họ sẽ trở thành những người tự do, sẽ trở thành những ông chủ trên phần sản nghiệp mà Chúa ban cho họ.

    Kiếp nô lệ không có ngày nghỉ, nhưng người tự do, những ông chủ sẽ có ngày nghỉ. Để ngăn chặn cái nếp sống nô lệ tiềm ẩn trong máu thịt của họ sẽ tái phát trong xứ “Đượm Sữa và Mật”, nên ĐCT đưa ra mạng lịnh “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh”. Kèm theo là hình phạt rất khắc khe (xử tử).

    Vào xứ “Đượm Sữa và Mật”, có tài sản, có của riêng, trở thành những ông chủ, họ ham hố công việc và của cải làm ra, mà quên đi ĐCT, và cũng quên đi sự giải cứu kỳ diệu của ĐCT. Cho nên ngày nghỉ (Shabbath) là quan trọng để tưởng nhớ, để kỷ niệm, và thờ phượng Chúa. Câu 9: “Ngươi hãy làm hết công việc của mình trong 6 ngày. (Câu 10) “nhưng ngày thứ bảy (seventh – 7th, không phải là Thứ Bảy Saturday hay Samedi ngày nay) là ngày nghỉ của Đức Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi:…” . ĐCTnhắc lại Sáng. 2:2 để nhấn mạnh như là tấm gương cho họ, và là một luật “bất di dịch” cho họ.

    Với một bối cảnh đặc biệt, tạo ra một điều răn đặc biệt cho một dân đặc biệt, vào một thời điểm đặc biệt, nên điều răn thứ tư chỉ dành riêng cho dân Israen – Do Thái, chứ không dành cho các dân tộc khác.

    TÔI LÀ NGUYỄN QUỐC ẤN, KHÔNG Ở TRONG BỐI CẢNH ĐẶC BIỆT, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT DÂN ĐẶC BIỆT, VÀ CŨNG KHÔNG Ở TRONG THỜI ĐIỂM ĐẶC BIỆT. NÊN KHÔNG CÓ ĐIỀU RĂN ĐẶC BIỆT. ĐIỀU RĂN THỨ TƯ KHÔNG CHI PHỐI TÔI. TÔI CÓ NGÀY SHABBATH, NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ NGÀY THỨ BẢY (SATURDAY HAY SAMEDI). CHÚA GIÊ-XU NÓI: VÌ CON NGƯỜI MÀ CÓ NGÀY SHABBATH, NGÀI KHÔNG NÓI: VÌ CON NGƯỜI MÀ CÓ NGÀY THỨ BẢY(SATURDAY HAY SAMEDI).

    MS Nguyễn Quốc Ấn.

  6. NguyenQuocAn

    MS Quốc Ấn: xin ông Huỳnh bình tĩnh. Vì ông mất bình tĩnh nên ông sẽ có thêm sai sót nữa rồi đấy:

    Ông Huỳnh:  Dân I-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai-cập vào năm 1446 TCN, trên 2660 năm sau khi sáng thế, chứ không phải chỉ hơn 1000 năm.

    Ms Quốc Ấn: 2660 năm là tính từ Sáng tạo đến Chúa Giê-xu Giáng Sinh. Dân Israen ra khỏi Ai-cập ở giữa khoảng thời gian nầy. Tôi xin ông bình tĩnh. Tôi nghĩ rằng sai sót nầy là do ông thiếu bình tĩnh. Chúng ta cần bình tĩnh ông Huỳnh ạ.

    Ông có thể có nhiều tài liệu, nhưng không có nghĩa là ông có tất cả. Ông Huỳnh còn nhớ câu chuyện của Thạch Sùng mà hồi nhỏ mình thường nghe mẹ kể không?

    Ông Huỳnh: Điều đó có nghĩa là, ngày Thứ Bảy của tất cả các lịch đều là ngày Sa-bát mà điều răn thứ tư nói đến. Con dân Chúa sống nơi nào thì cứ theo lịch nơi đó mà tôn thánh ngày Sa-bát. Nếu ông muốn chứng minh ngược lại, thì ông cho tôi biết có bộ lịch nào mà ngày Thứ Bảy của nó không phải là ngày Thứ Bảy theo lịch Do-thái.

    Ms Quốc Ấn: Tôi đã nói rằng: Có những điều ĐCT không mạc khải thì chúng ta đừng suy diễn một cách quy chụp. Ông đừng cố gắng bảo vệ quan điểm của cá nhân mình mà không nhận ra điều nầy. Tôi khẳng định một lần nữa rằng: NGÀY SHABBATH THÌ RÕ, NHƯNG THỨ BẢY (SATURDAY, SAMEDI) THÌ CHƯA RÕ. KHÔNG CÓ BỘ LỊCH NÀO CẢ. NẾU CÓ  –  THÌ CÓ Ở DÂN DO THÁI MÀ TÔI ĐÃ NÓI Ở TRÊN ĐÂY.

    TÔI NHÂN DANH CHÚA GIÊ-XU, ĐẤNG TÔI TIN CẬY, CÔNG BỐ RẰNG TÀI LIỆU CỦA TÔI LÀ ĐÁNG TIN CẬY. TÔI CHỊU TRÁCH NHIỆM TRƯỚC MẶT NGÀI. NẾU CHÚA CHO TÔI VỀ VỚI NGÀI TRƯỚC ÔNG HUỲNH, TÔI SẼ VIẾT DI CHÚC ĐỂ LẠI TÀI LIỆU NẦY CHO ÔNG.

    Ms Nguyễn Quốc Ấn