Ngày Trăng Mới

914 views

Youtube: https://youtu.be/czf2gilZlR4

202214 Bài Giảng Trong Năm 2022
Các Ngày Lễ Hội của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu (2)
Ngày Trăng Mới

Huỳnh Christian Timothy
Huỳnh Christian Priscilla

Kính mời quý con dân Chúa dành thời gian nghe bài giảng này, có nhiều thí dụ và giải thích chi tiết hơn là phần bài viết.

Bấm vào nút “play” ► dưới đây để nghe

Bấm vào nút “play” ► dưới đây để nghe

Bấm vào một trong các nối mạng dưới đây để nghe hoặc tải xuống mp3 bài giảng này:

Bấm vào một trong các nối mạng dưới đây để tải xuống bài viết pdf:

Ngày trăng mới nhằm ngày mồng một mỗi tháng, theo lịch Thiên Chúa đã ban cho loài người, còn gọi là Lịch Hê-bơ-rơ hay Lịch Do-thái. Thi Thiên 81:3-4 cho thấy, sự giữ Lễ Trăng Mới là một mệnh lệnh của Thiên Chúa đối với dân I-sơ-ra-ên:

Hãy thổi kèn trong ngày trăng mới, trong kỳ đã định, vào ngày lễ hội của chúng ta. Vì ấy là một điều luật cho I-sơ-ra-ên, một phán quyết của Thiên Chúa của Gia-cốp.” (Thi Thiên 81:3-4).

Vua Sa-lô-môn thì khẳng định, sự dâng của lễ thiêu trong những ngày trăng mới là điều vĩnh hằng cho dân I-sơ-ra-ên:

Này, tôi đang cất một đền cho danh Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu của tôi, biệt riêng cho Ngài, để xông hương liệu thơm ngát trước mặt Ngài, bày bánh trần thiết luôn luôn, dâng các của lễ thiêu buổi sáng và buổi chiều, trong những ngày Sa-bát, trong những ngày trăng mới, và trong những lễ hội trọng thể của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, Thiên Chúa của chúng tôi. Ấy là điều vĩnh hằng cho dân I-sơ-ra-ên.” (II Sử Ký 2:4).

Nhiều nơi trong Thánh Kinh đã ghi lại sự nhóm hiệp và dâng tế lễ của dân I-sơ-ra-ên vào ngày mồng một mỗi tháng. Thánh Kinh đã ghi lại mệnh lệnh của Thiên Chúa về các lễ vật được dâng lên, trong ngày đầu tháng; nhưng cũng ghi lại sự chán ghét của Thiên Chúa về những của lễ dâng và những ngày lễ hội, khi dân I-sơ-ra-ên sống trong tội.

Trong ngày vui mừng của các ngươi: trong những kỳ lễ hội của các ngươi, trong những đầu tháng của các ngươi, các ngươi sẽ thổi kèn trên những của lễ thiêu của các ngươi, trên những của lễ cảm tạ của các ngươi. Chúng sẽ là sự kỷ niệm trước mặt Thiên Chúa của các ngươi. Ta, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, Thiên Chúa của các ngươi.” (Dân Số Ký 10:10).

Trong những đầu tháng của các ngươi, các ngươi sẽ dâng của lễ thiêu cho Đấng Tự Hữu Hằng Hữu: hai con bò đực con, một con chiên đực, bảy chiên con giáp năm, không tì vết…” (Dân Số Ký 28:11).

Đừng dâng những của lễ chay vô ích! Mùi hương là gớm ghiếc cho Ta! Những ngày trăng mới và những Sa-bát, sự rao gọi những buổi nhóm hiệp… Ta chẳng thể chịu đựng sự nhóm hiệp gian ác. Linh hồn Ta ghét những ngày trăng mới của các ngươi và những lễ hội của các ngươi. Chúng là gánh nặng cho Ta. Ta mệt mỏi gánh lấy.” (Ê-sai 1:13-14).

Đặc biệt là lời tiên tri trong Ê-sai 66:23 và Ê-xê-chi-ên 46:3 cho thấy, Lễ Trăng Mới được liệt kê cùng với ngày Thứ Bảy Sa-bát và sẽ được giữ trong thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm.

Sẽ xảy ra thường xuyên từ ngày trăng mới đến ngày trăng mới và thường xuyên từ ngày Sa-bát đến ngày Sa-bát, mọi xác thịt sẽ đến thờ phượng trước mặt Ta. Đấng Tự Hữu Hằng Hữu phán.” (Ê-sai 66:23).

Chúa Tự Hữu Hằng Hữu phán như vầy: Cổng của hành lang trong, ngó về phía đông, sẽ đóng luôn trong sáu ngày làm việc; nhưng ngày Sa-bát thì sẽ mở, và ngày trăng mới cũng sẽ mở.” (Ê-xê-chi-ên 46:1).

Và dân sự của đất, họ sẽ thờ phượng tại cửa của cổng ấy vào những ngày Sa-bát và vào những ngày trăng mới, trước mặt Đấng Tự Hữu Hằng Hữu.” (Ê-xê-chi-ên 46:3).

Trong bài này, chúng ta hãy tìm hiểu về ngày trăng mới và sự giữ Lễ Trăng Mới.

Trong nguyên ngữ Hê-bơ-rơ của Thánh Kinh, danh từ חֹדֶשׁ (H2320), /hô-đét/ được dùng với nghĩa: trăng mới, hoặc: đầu tháng, hoặc: hàng tháng. Như vậy, ngày trăng mới là ngày đầu của mỗi tháng. Nhưng ngày trăng mới là ngày lần đầu tiên mặt trăng tái xuất hiện trên bầu trời với hình lưỡi liềm hay là ngày trăng tròn?

Một số nhà giải kinh cho rằng, ngày trăng mới là ngày trăng tròn, và như vậy, ngày trăng tròn là ngày 01 của tháng. Tuy nhiên, khi chúng ta đối chiếu Xuất Ê-díp-tô Ký đoạn 12 với các dữ kiện lịch sử và dữ liệu thiên văn thì chúng ta thấy, ngày 14 tháng Một theo Lịch Do-thái là ngày trăng tròn.

  • Xuất Ê-díp-tô Ký 12:1-2 cho biết, Thiên Chúa phán bảo Môi-se, ngay thời điểm ấy, tháng hiện tại sẽ là tháng thứ nhất trong năm đối với dân I-sơ-ra-ên. Điều ấy có nghĩa là dân I-sơ-ra-ên vẫn sẽ dùng cách tính lịch đã có nhưng sẽ kể tháng hiện tại của bấy giờ là tháng thứ nhất. Và chúng ta hiểu rằng, ngày hôm ấy, khi Thiên Chúa phán với Môi-se cũng là ngày 01 của tháng Một. (Xin nghe phần âm thanh của bài giảng, vì trong phần âm thanh có nhiều chi tiết hơn tại phân đoạn này.)

  • Lễ Vượt Qua đầu tiên xảy ra vào đêm 14 tháng Một (tức tháng Nisan), theo Lịch Do-thái, tức lịch Thiên Chúa ban cho dân I-sơ-ra-ên, nhằm ngày 25/03/1446 TCN, theo Lịch Julian [1].

  • Theo dữ liệu thiên văn [2] thì đêm 25/03/1446 TCN là đêm trăng tròn. Vì thế, ngày trăng tròn không thể là ngày đầu tháng. Theo Lịch Do-thái và các loại Âm Lịch ngày nay, ngày trăng tròn chỉ có thể rơi vào ngày 14 hoặc 15 của một tháng, không thể rơi vào ngày mồng một của tháng. Xin xem hình dưới đây.

Nguồn: https://timhieutinlanh.com/thanhoc/wp-content/uploads/2022/02/moonphase.png

Vào buổi đầu sáng thế, Thiên Chúa đã dựng nên mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao vào ngày Thứ Tư (Sáng Thế Ký 1:14-19). Mặc dù thời gian đã có từ ngày Thứ Nhất của Tuần Lễ Sáng Tạo, từ trước khi mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao hình thành, nhưng lịch chỉ có thể bắt đầu sau khi chúng xuất hiện trong khoảng không. Vì thế ngày Thứ Năm của Tuần Lễ Sáng Tạo chính là ngày 01 tháng 01 năm thứ nhất của Lịch Tự Nhiên. Chúng tôi dùng cách gọi Lịch Tự Nhiên để nói đến sự tính ngày, tháng, năm theo sự xoay vần một cách tự nhiên của mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, và trái đất ngay từ ngày Thứ Năm của Tuần Lễ Sáng Tạo.

Khi suy nghĩ đến sự kiện vòng tròn có 360 độ và một năm trong Thánh Kinh là 360 ngày, chúng tôi nghĩ rằng, khi thế giới vật chất vừa được hình thành, tội lỗi chưa vào trong thế gian, mọi sự đều rất tốt lành, như lời khẳng định của Thiên Chúa được ghi lại trong Sáng Thế Ký 1:31, thì:

  • Trái đất xoay chung quanh mặt trời giáp một vòng trong 360 ngày, là khoảng thời gian của một năm.

  • Mặt trăng xoay chung quanh trái đất giáp một vòng trong 30 ngày, là khoảng thời gian của một tháng.

  • Khi trái đất hoàn tất một vòng xoay chung quanh mặt trời với 360 ngày thì mặt trăng cũng hoàn tất 12 vòng xoay chung quanh trái đất với 360 ngày.

  • Và như vậy, 360 ngày trái đất xoay chung quanh mặt trời tương ứng với 360 ngày mặt trăng xoay chung quanh trái đất. Giữa Dương Lịch, lịch tính theo số ngày trái đất xoay chung quanh mặt trời, và Âm Lịch, lịch tính theo 12 chu kỳ mặt trăng xoay chung quanh trái đất, không có sự chênh lệch.

Tuy nhiên, sau khi tội lỗi vào trong thế gian, Thiên Chúa hình phạt thế gian bằng Cơn Lụt Lớn thời Nô-ê thì nhiều sự kiện và định luật vật lý đã thay đổi. Từ đó:

  • Tốc độ trái đất xoay chung quanh mặt trời chậm hơn, khiến cho một năm Dương Lịch kéo dài thành 365 ngày, 5 giờ, 59 phút, 16 giây [3].

  • Tốc độ mặt trăng xoay chung quanh trái đất nhanh hơn, khiến cho một tháng Âm Lịch rút ngắn thành 29 ngày, 12 giờ, 44 phút, 2,8 giây [4], một năm Âm Lịch rút ngắn thành 354 ngày, 8 giờ, 49 phút, 21,6 giây.

  • Và như vậy, năm Dương Lịch và năm Âm Lịch trở thành chênh lệch.

Dù Dương Lịch và Âm Lịch trở nên có sự khác biệt về số ngày trong năm, nhưng loài người với sự khôn sáng Chúa ban cho đã có thể tính toán và kết hiệp chu kỳ trái đất xoay chung quanh mặt trời với chu kỳ mặt trăng xoay chung quanh trái đất để giữ đúng các mùa trồng trọt và các kỳ lễ hội. Sự khác biệt số ngày giữa Dương Lịch và Âm Lịch, sau Cơn Lụt Lớn, được điều chỉnh bằng cách thêm ngày vào năm nhuận Dương Lịch và thêm tháng vào năm nhuận Âm Lịch.

Chúng tôi tin rằng, trong thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm, Dương Lịch và Âm Lịch đều sẽ trở lại với chu kỳ 360 ngày một năm. Vì Thiên Chúa sẽ làm mới lại trời đất. Mọi sự sẽ là rất tốt lành như buổi đầu sáng thế. Khi đó, ngày 01 tháng 01 của Dương Lịch cũng là ngày 01 tháng 01 của Âm Lịch. Mỗi tháng có 30 ngày. Mỗi năm có 12 tháng. Và khi đó, không còn phân biệt Dương Lịch với Âm Lịch mà chỉ gọi chung là “Lịch”. Ở cuối bài này, chúng tôi có phần phụ lục về năm đầu tiên của Lịch Tự Nhiên trong thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm. Ngày tháng trong năm đầu tiên của thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm cũng giống như ngày tháng của năm đầu tiên vào buổi sáng thế.

Lời Đa-vít nói với Giô-na-than, con trai của Vua Sau-lơ, cho thấy, vào thời ấy, dân I-sơ-ra-ên đã biết tính lịch để định ngày trăng mới:

Đa-vít đã nói với Giô-na-than: Kìa! Ngày mai là ngày trăng mới, tôi sẽ phải ngồi với vua tại bữa ăn. Hãy để tôi đi trốn trong đồng cho tới chiều ngày thứ ba.” (I Sa-mu-ên 20:5).

Điều đó hàm ý, sự kiện trong Do-thái Giáo, Tòa Công Luận cử nhiều người canh chừng bầu trời để xem khi nào trăng mới xuất hiện, rồi mới công bố ngày trăng mới, là không cần thiết. Do-thái Giáo cũng tổ chức bữa ăn Lễ Vượt Qua không đúng thời điểm. Thay vì ăn vào đêm 14 tháng Một của Lễ Vượt Qua; họ lại ăn vào đêm 15 tháng Một của Lễ Bánh Không Men (Giăng 18:28) [5].

Thời Cựu Ước, Lễ Trăng Mới bắt đầu với sự thổi kèn vào buổi chiều tối, khi mặt trăng tái xuất hiện trên đường chân trời phía tây với hình lưỡi liềm mỏng mảnh. Sau đó, các thầy tế lễ dâng các của lễ lên Thiên Chúa vào buổi sáng và buổi chiều của ngày hôm đó. Theo Dân Số Ký 28:11-15, các của lễ được dâng lên Thiên Chúa trong ngày trăng mới là:

  • Sinh tế gồm có: hai con bò đực con, một con chiên đực, bảy chiên con giáp năm, không tì vết; một con dê đực làm của lễ chuộc tội.

  • Của lễ chay gồm có: ba phần mười ê-pha bột nhồi dầu cho mỗi con bò đực; hai phần mười ê-pha bột nhồi dầu cho con chiên đực; một phần mười ê-pha bột nhồi dầu cho mỗi con chiên con. Một ê-pha tương đương 5,812 gallons hoặc 22 lít [6].

  • Của lễ thức uống gồm có: 1/2 hin rượu nho cho mỗi con bò đực; 1/3 hin cho con chiên đực; 1/4 hin cho mỗi con chiên con. Một hin tương đương 0,9686 gallons hoặc 3,667 lít [7].

Trong nguyên ngữ Hê-bơ-rơ của Thánh Kinh, danh từ חֹדֶשׁ (H2320), /hô-đét/ có nghĩa gốc là: sự bắt đầu, sự đứng đầu, hoặc sự khôi phục. Điều đó hàm ý sự bắt đầu một tháng mới, tức một chu kỳ mới của sự kiện mặt trăng xoay quanh trái đất. Cũng hàm ý một ngày mới đứng đầu cho một tháng mới. Và hàm ý vạn vật được khôi phục sau một tuần trăng.

Ý nghĩa thuộc linh của ngày trăng mới là:

  • Sự vui mừng khi biết, mùa màng, tháng năm vẫn vận chuyển theo quy định của Thiên Chúa, mang lại cuộc sống thái hòa cho con dân Chúa.

  • Sự vui mừng khi biết, trong Chúa con dân Chúa luôn có sự tha tội và chuộc tội, qua của lễ chuộc tội.

  • Lòng tôn kính và biết ơn của con dân Chúa đối với Chúa về các ân điển của Ngài, qua sự dâng các của lễ thiêu, của lễ chay, và của lễ thức uống.

Ngày trăng mới là một trong các ngày vui mừng của dân I-sơ-ra-ên, như đã chép trong Dân Số Ký 10:10. Theo Thi Thiên 81:1-3, trong ngày đó, con dân Chúa ca hát, reo vui, tôn vinh Chúa với các loại nhạc khí. Điều đó có nghĩa là có sự nhóm hiệp, thông công với nhau để thờ phượng Thiên Chúa:

Hãy hát reo cho Thiên Chúa là sức mạnh của chúng ta! Hãy cất tiếng reo vui vẻ cho Thiên Chúa của Gia-cốp. Hãy trỗi bài Thi Thiên và nổi tiếng trống cơm, tiếng hạc cầm êm dịu với tiếng đàn sắt. Hãy thổi kèn trong ngày trăng mới, trong kỳ đã định, vào ngày lễ hội của chúng ta.” (Thi Thiên 81:1-3).

Ngày trăng mới cũng là cơ hội cho con dân Chúa được thông công với nhau, cùng nhau thờ phượng Chúa; và được sức mới từ nơi Chúa. Con dân Chúa cũng cùng chung ăn uống trong ngày trăng mới (I Sa-mu-ên 20:5).

Thiên Chúa cũng thường phán với các tiên tri vào ngày mồng một đầu tháng. Đặc biệt, ngày mùng một tháng Bảy cũng là ngày Lễ Thổi Kèn.

Ngày trăng mới là ngày duy nhất được liệt kê chung với ngày Thứ Bảy Sa-bát, làm ngày mà muôn dân trên đất đến thờ phượng Thiên Chúa, tại Giê-ru-sa-lem, trong thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm, như đã chép trong Ê-sai 66:23 và Ê-xê-chi-ên 46:3. Vì thế, chúng ta gọi ngày trăng mới, tức ngày mồng một mỗi tháng là ngày Lễ Trăng Mới. Và vì Lễ Trăng Mới sẽ được tổ chức trong thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm như các ngày Thứ Bảy Sa-bát nên con dân Chúa ngày nay cũng nên nhớ đến ngày trăng mới mỗi tháng, để hướng về Thiên Chúa với sự tôn vinh và cảm tạ.

Con dân Chúa có thể đối chiếu ngày 01 mỗi tháng của Lịch Do-thái với Tây Lịch để biết ngày nào là ngày trăng mới. Quý ông bà anh chị em có thể tham khảo Lịch Do-thái tại đây: https://abdicate.net/print.aspx. Đưa chuột lên trên ngày của mỗi tháng thì ngày tương đương bên Tây Lịch sẽ hiện ra. Quý con dân Chúa có thể bắt đầu với ngày 01 tháng Nisan năm 5782, theo Lịch Do-thái. Đó là ngày 01 tháng Một của năm mới sắp đến. Ngày đó nhằm Thứ Bảy, ngày 02/04/2022 Tây Lịch. Nên nhớ, một ngày theo Thánh Kinh bắt đầu ngay sau khi mặt trời lặn của ngày trước đó. Chúng tôi dùng 6 giờ chiều làm chuẩn. Vậy, ngày trăng mới sắp tới của tháng Nisan sẽ bắt đầu từ 6 giờ chiều Thứ Sáu 01/04/2022 đến 6 giờ chiều Thứ Bảy 02/04/2022.

Trong ngày trăng mới, chúng ta có thể nhóm hiệp, ca hát, reo mừng, tôn vinh Chúa và dâng lời cảm tạ lên Ngài. Sự thông công của chúng ta cũng là một lễ vật dâng lên Thiên Chúa (Hê-bơ-rơ 13:16).

Nếu hỏi, hiện tại, con dân Chúa có buộc phải giữ Lễ Trăng Mới hay không thì Lời Chúa đã dạy rõ:

Người giữ ngày, giữ vì Chúa. Người không giữ ngày, vì Chúa, người ấy không giữ. Người ăn, ăn vì Chúa, vì người ấy tạ ơn Đức Chúa Trời. Người không ăn, vì Chúa, người ấy không ăn và tạ ơn Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 14:6).

Vì vậy, chớ để ai phán xét các anh chị em trong thức ăn hay trong thức uống, hoặc trong sự dự phần của một ngày lễ hội, hoặc của Lễ Trăng Mới, hoặc của những Sa-bát. [Những Sa-bát trong các kỳ lễ hội.]” (Cô-lô-se 2:16).

Con dân Chúa có thể giữ hoặc không giữ các ngày lễ hội, các ngày trăng mới, tùy theo mỗi người. Chỉ riêng ngày Thứ Bảy Sa-bát là con dân Chúa phải vâng giữ theo điều răn của Đức Chúa Trời.

Nguyện Lời Chúa thánh hóa chúng ta và thêm sức cho chúng ta. Nguyện tất cả chúng ta đều giữ vững đức tin, trung tín với Chúa cho tới ngày Đấng Christ đến. Nguyện tình yêu, ân điển, và sự thông công từ Ba Ngôi Thiên Chúa: Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh, bao phủ quý ông bà anh chị em. A-men!

Huỳnh Christian Timothy
Huỳnh Christian Priscilla
26/02/2022

Ghi Chú

[1] Xem tiết mục Năm Julian 1446 TCN:
https://kytanthe.net/003-tom-luoc-lich-su-loai-nguoi/

[2] Tra tìm các tuần trăng vào bất cứ ngày nào tại đây:
https://skyandtelescope.org/wp-content/plugins/observing-tools/moonphase/moon.html

[3] https://www.nasa.gov/audience/forstudents/k-4/dictionary/Revolve.html

[4] https://www.almanac.com/fact/exactly-how-long-is-a-lunar-monthr

[5] https://timhieutinlanh.com/thanhoc/ngay-chua-chet-va-ngay-chua-phuc-sinh/

[6] https://www.convert-me.com/en/convert/history_volume/bibephah.html?u=bibephah&v=1

[7] https://www.convert-me.com/en/convert/history_volume/biblhin.html?u=biblhin&v=1

Karaoke Thánh Ca: “Xin Ngài Hãy Thương Giúp Con”
https://karaokethanhca.net/xin-ngai-hay-thuong-giup-con/

Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Hiệu Đính 2012: Các câu Thánh Kinh được trích dẫn trong bài này là theo Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Hiệu Đính 2012. Đây là bản Thánh Kinh Việt Ngữ trên mạng, đang trong tiến trình hiệu đính để hoàn thành Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Dịch Ngôi Lời. Quý con dân Chúa có thể đọc tại đây: https://thewordtoyou.net/bible/.

  • Các chữ nằm trong hai dấu { } không có trong nguyên văn của Thánh Kinh, nhưng được hàm ý theo cấu trúc của văn phạm tiếng Hê-bơ-rơ và tiếng Hy-lạp.

  • Các chữ nằm trong hai dấu [ ] không có trong nguyên văn của Thánh Kinh, đó là chú thích của người dịch.

Những sách nào đã được hiệu đính hoàn toàn sẽ được đăng tại đây: https://christ.thanhkinhvietngu.net/

Phụ Lục

Lịch Tự Nhiên của năm đầu tiên vào buổi sáng thế và năm đầu tiên của thời kỳ Vương Quốc Ngàn Năm.

Ngày trăng mới và ngày Thứ Bảy Sa-bát được tô đỏ.

Tháng Một

Chủ Nhật Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

 

Tháng Hai

Chủ Nhật Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

 

Tháng Ba

Chủ Nhật Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

 

Tháng Tư

Chủ Nhật Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

 

Tháng Năm

Chủ Nhật Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

 

Tháng Sáu

Chủ Nhật Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

 

Tháng Bảy

Chủ Nhật Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

 

Tháng Tám

Chủ Nhật Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

 

Tháng Chín

Chủ Nhật Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

 

Tháng Mười

Chủ Nhật Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

 

Tháng Mười Một

Chủ Nhật Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

 

Tháng Mười Hai

Chủ Nhật Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30