Lịch Sử Giữ Ngày Sa-bát của Hội Thánh

6,173 views

Huỳnh Christian Timothy
Huỳnh Christian Priscilla

Dẫn Nhập

Vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời và có đức tin trong Đức Chúa Jesus Christ là đặc tính cơ bản ắt phải có của con dân Chúa trong thời Hội Thánh lẫn trong thời đại nạn. Thánh Kinh xác nhận rõ đặc tính đó:

“Chịu cắt bì chẳng hề gì, không chịu cắt bì cũng chẳng hề gì; sự quan hệ là giữ các điều răn của Đức Chúa Trời(I Cô-rinh-tô 7:19).

“Vả, sự yêu thương là tại làm theo các điều răn của Đức Chúa Trời. Đó là điều răn mà các ngươi đã nghe từ lúc ban đầu, đặng làm theo” (II Giăng 1:6).

“Con rồng giận người đờn bà bèn đi tranh chiến cùng con cái khác của người, là những kẻ vẫn giữ các điều răn của Đức Chúa Trời và lời chứng của Đức Chúa Jesus(Khải Huyền 12:17).

“Đây tỏ ra sự nhịn nhục của các thánh đồ: chúng giữ điều răn của Đức Chúa Trời và giữ lòng tin Đức Chúa Jesus (Khải Huyền 14:12).

Nói cách khác, nếu ai xưng nhận mình là thánh đồ của Đấng Christ, xưng nhận mình nhận biết và hết lòng yêu mến Đức Chúa Trời, mà không vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời như Đấng Christ đã vâng giữ thì người ấy tự dối mình và nói dối với Đức Chúa Trời. Thánh Kinh khẳng định:

“Nầy tại sao chúng ta biết mình đã biết Ngài, ấy là tại chúng ta giữ các điều răn của Ngài. Kẻ nào nói: Ta biết Ngài, mà không giữ các điều răn Ngài, là người nói dối, lẽ thật quyết không ở trong người. Nhưng ai giữ lời phán Ngài, thì lòng kính mến Đức Chúa Trời thật là trọn vẹn trong người ấy. Bởi đó, chúng ta biết mình ở trong Ngài. Ai nói mình ở trong Ngài, thì cũng phải làm theo như chính Ngài đã làm” (I Giăng 2:3-6).

Các điều răn của Đức Chúa Trời tức là Mười Điều Răn được ghi lại trong Xuất Ê-díp-tô Ký 20:1-17 và Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:6-21. Thánh đồ của Đấng Christ là những tội nhân “nhờ ân điển, bởi đức tin” mà được cứu ra khỏi quyền lực và hậu quả đời đời của tội lỗi, họ không còn ở dưới sự đoán phạt của luật pháp Đức Chúa Trời, nhưng họ được ban cho Thánh Linh của Ngài để yêu mến và sống thánh khiết không vi phạm điều răn của Ngài. Người còn ưa thích tội lỗi, vẫn sống trong tội lỗi, không thật lòng ăn năn, từ bỏ tội, mà nói rằng mình tin Chúa thì chỉ là người nói dối.

Ngày nay, nhiều con dân Chúa bị ảnh hưởng từ những sự dạy dỗ truyền thống của các giáo hội đã bỏ qua sự vâng giữ điều răn thứ tư trong Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời: “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh…” Có hai quan điểm thần học liên quan đến việc KHÔNG vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời. Quan điểm thứ nhất cho rằng Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời không áp dụng cho Hội Thánh. Quan điểm thứ nhì cho rằng chỉ có chín trong Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời áp dụng cho Hội Thánh, ngoại trừ điều răn thứ tư. Cả hai quan điểm thần học này đều nghịch lại lẽ thật của Lời Chúa như đã trích dẫn trên đây. Quan điểm thứ nhất cho rằng Hội Thánh sống trong ân điển chứ không sống dưới luật pháp như dân Israel cho nên không cần vâng giữ các điều răn và luật pháp thời Cựu Ước. Tuy nhiên, Lời của Chúa trong Tân Ước khẳng định rằng khi Cơ-đốc nhân phạm vào các tiêu chuẩn yêu thương, thánh khiết, và công bình của Chúa thì liền bị luật pháp định tội:

“Nhưng nếu anh em tây vị người ta, thì phạm tội, luật pháp bèn định tội anh em như kẻ phạm phép” (Gia-cơ 2:9).

Chính Sứ Đồ Phao-lô tuyên bố Hội Thánh không được bỏ mà phải vâng theo, phải làm cho vững bền luật pháp của Đức Chúa Trời:

“Vậy, chúng ta nhơn đức tin mà bỏ luật pháp hay sao? Chẳng hề như vậy! Trái lại, chúng ta làm vững bền luật pháp(Rô-ma 3:31).

Không riêng Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời mà kể cả luật pháp được ban hành trước khi có dân Israel như luật chồng cai trị vợ, đàn bà vâng phục đàn ông, Hội Thánh cũng phải vâng theo. So sánh hai câu Thánh Kinh sau đây:

“Đàn bà phải nín lặng trong đám hội của anh em: họ không có phép nói tại nơi đó, nhưng phải phục tùng cũng như luật pháp dạy(I Cô-rinh-tô 14:34).

“Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi” (Sáng Thế Ký 3:16).

Riêng đối với quan điểm thứ nhì, cho rằng Hội Thánh không cần vâng giữ điều răn thứ tư, thì Lời Chúa đã dạy rõ:

“Vì người nào giữ trọn luật pháp, mà phạm một điều răn, thì cũng đáng tội như đã phạm hết thảy” (Gia-cơ 2:10).

Từ ngàn xưa, những người Pha-ri-si tự biệt riêng mình ra để sống cho Chúa và hầu việc Chúa nhưng thật ra họ đã vâng giữ theo lời truyền khẩu của loài người mà bỏ qua các điều răn của Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 15:3; Mác 7:8-9); khiến cho danh từ Pha-ri-si trở nên đồng nghĩa với danh từ giả hình. Nguyện rằng Đức Thánh Linh soi dẫn cho các anh chị em đọc bài viết này sẽ thấy được lẽ thật của Lời Chúa để sống đúng theo bản chất chân thật của một Cơ-đốc nhân: vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời và có đức tin trong Đức Chúa Jesus Christ. A-men!

Lịch Sử Giữ Ngày Sa-bát Của Hội Thánh

Đức Chúa Trời Thiết Lập Ngày Sa-bát

“Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi. Ngày thứ bảy, Đức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi” (Sáng Thế Ký 2:1-3).

Điều Răn Giữ Ngày Sa-bát

“Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh. Ngươi hãy làm hết công việc mình trong sáu ngày; nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi: trong ngày đó, ngươi, con trai, con gái tôi trai tớ gái, súc vật của ngươi, hoặc khách ngoại bang ở trong nhà ngươi, đều chớ làm công việc chi hết; vì trong sáu ngày Đức Giê-hô-va đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Đức Giê-hô-va đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh” (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:8-11).

“Hãy giữ ngày nghỉ đặng làm nên thánh, y như Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã phán dặn ngươi. Ngươi hãy làm hết công việc mình trong sáu ngày; nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi: chớ làm một công việc nào hết, hoặc ngươi, con trai con gái, tôi trai tớ gái của ngươi, hoặc bò, lừa, hoặc một trong các súc vật của ngươi, hay là khách ở trong nhà ngươi, hầu cho tôi trai và tớ gái ngươi cũng được nghỉ như ngươi” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:12-14).

Hội Thánh Vâng Giữ Ngày Sa-bát từ Thế Kỷ Thứ Nhất đến Thế Kỷ Thứ Tư

“Hãy cầu nguyện cho các ngươi khỏi trốn tránh nhằm lúc mùa đông hay là ngày Sa-bát; vì lúc ấy sẽ có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ khi mới có trời đất cho đến bây giờ chưa từng có như vậy, mà sau nầy cũng không hề có nữa.” (Ma-thi-ơ 24:20-21).

Xin chú ý:Đây là lời tiên tri của Đức Chúa Jesus dành cho dân Israel sống trong thời đại nạn, là lúc mà “sẽ có hoạn nạn lớn, đến nỗi từ khi mới có trời đất cho đến bây giờ chưa từng có như vậy, mà sau nầy cũng không hề có nữa;” cho nên, chính Đức Chúa Jesus, qua câu phán của Ngài, đã khẳng định sự vâng giữ ngày Sa-bát vẫn còn cho đến thời đại nạn và ngày Sa-bát mà dân Do-thái vâng giữ cho đến ngày Đức Chúa Trời phán xét thế gian không hề sai trật với ngày Sa-bát Đức Chúa Trời đã thiết lập từ khi sáng thế (nhằm ngày thứ bảy dương lịch ngày nay).

·         Đức Chúa Jesus có thói quen nhóm họp tại nhà hội vào ngày Sa-bát: “Đức Chúa Jêsus đến thành Na-xa-rét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sa-bát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc” (Lu-ca 4:16).

·         Những nữ môn đồ của Chúa giữ ngày Sa-bát: “Ngày Sa-bát, họ nghỉ ngơi theo luật lệ” (Lu-ca 24:56).

·         Phao-lô cùng Ba-na-ba giữ ngày Sa-bát và giảng đạo trong ngày Sa-bát tại thành An-ti-ốt: “Về phần hai người, thì lìa thành Bẹt-giê, cứ đi đường đến thành An-ti-ốt xứ Bi-si-đi; rồi nhằm ngày Sa-bát, vào trong nhà hội mà ngồi” (Công Vụ Các Sứ Đồ 13:14). “Khi hai người bước ra, chúng xin đến ngày Sa-bát sau cũng giảng luận các lời đó” (Công Vụ Các Sứ Đồ 13:42). “Ngày Sa-bát sau, gần hết cả thành đều nhóm lại để nghe đạo Chúa” (Công Vụ Các Sứ Đồ 13:44).

·         Phao-lô và Ti-mô-thê giữ ngày Sa-bát tại thành Phi-líp. Có lẽ, tại thành Phi-líp lúc bấy giờ không có nhà hội cho nên người ta đã nhóm họp nơi bờ sông, ngoài cửa thành, trong ngày Sa-bát: “Đến ngày Sa-bát, chúng ta ra ngoài cửa thành, đến gần bên sông, là nơi chúng ta tưởng rằng người ta nhóm lại đặng cầu nguyện; chúng ta ngồi xong, giảng cho những đàn bà đã nhóm lại” (Công Vụ Các Sứ Đồ 16:13).

·         Phao-lô theo thói quen nhóm họp tại nhà hội vào ngày Sa-bát tại thành Tê-sa-lô-ni-ca: “Phao-lô tới nhà hội theo thói quen mình, và trong ba ngày Sa-bát bàn luận với họ” (Công Vụ Các Sứ Đồ 17:2).

·         Thành Cô-rinh-tô là một thành dân ngoại mà Phao-lô được Đức Thánh Linh sai đến để truyền giáo cho dân ngoại. Nếu Hội Thánh ban đầu nhóm họp vào ngày thứ nhất (tức chủ nhật) chứ không nhóm họp vào ngày Sa-bát thì tại sao Phao-lô lại chờ đến ngày Sa-bát mới rao giảng? Phao-lô đã rao giảng và gây dựng Hội Thánh Chúa tại Cô-rinh-tô vào mỗi ngày Sa-bát trong suốt mười tám tháng. Ngày thường ông may trại chung với A-qui-la và Bê-rít-sin để kiếm sống, ngày Sa-bát ông nghỉ làm việc và rao giảng, dạy dỗ cả người Do-thái lẫn người Hy-lạp: “Rồi đó, Phao-lô đi khỏi thành A-thên, mà tới thành Cô-rinh-tô. Tại đó, người gặp một người Giu-đa, tên là A-qui-la, quê ở xứ Bông, mới từ nước Y-ta-li đến đây với vợ mình là Bê-rít-sin, bởi vì vua Cơ-lốt có chỉ truyền mọi người Giu-đa phải lánh khỏi thành Rô-ma; Phao-lô bèn hiệp với hai người. Vì đồng nghề, nên Phao-lô ở nhà hai người mà làm việc chung nhau; vả, nghề các người đó là may trại. Hễ đến ngày Sa-bát, thì Phao-lô giảng luận trong nhà hội, khuyên dỗ người Giu-đa và người Gờ-réc… Phao-lô ở lại đó một năm sáu tháng, dạy đạo Đức Chúa Trời trong đám họ” (Công Vụ Các Sứ Đồ 18:1-4, 11).

·         Dựa vào những câu Thánh Kinh sau đây, chúng ta biết từ ngữ “ngày của Chúa” được dùng trong Khải Huyền 1:10 “Nhằm ngày của Chúa, tôi được Đức Thánh Linh cảm hóa, nghe đằng sau có tiếng kêu vang, như tiếng loa;” chính là ngày Sa-bát. Đức Chúa Jesus Christ đã ban mạc khải về những ngày cuối cùng của thế gian và cảnh trời mới đất mới cho Sứ Đồ Giăng trong một ngày Sa-bát:“Nếu ngươi ngừa giữ chơn mình trong ngày Sa-bát, không làm vừa ý mình trong ngày thánh của Ta; nếu ngươi xưng ngày Sa-bát là ngày vui thích, coi người thánh của Đức Giê-hô-va là đáng kính; nếu ngươi tôn trọng ngày đó, không đi đường riêng mình, không theo ý riêng mình, và không nói lời riêng mình, bấy giờ ngươi sẽ lấy Đức Giê-hô-va làm vui thích, Ta sẽ làm cho ngươi cỡi lên các nơi cao trên đất, và lấy sản nghiệp của Gia-cốp, tổ phụ ngươi, mà nuôi ngươi; vì miệng Đức Giê-hô-va đã phán vậy” (Ê-sai 58:13-14). “Vì Con người là Chúa ngày Sa-bát” (Ma-thi-ơ 12:8; Mác 2:28; Lu-ca 6:5). Xem thêm những câu Thánh Kinh có từ ngữ “ngày Sa-bát Ta:” Xuất Ê-díp-tô Ký 31:13; Lê-vi Ký 19:3; Ê-sai 56:4; Ê-xê-chi-ên 20:13,16; 20:20-21,24; 22:8,26; 23:38; 44:24.

Dưới đây là lời các sử gia ghi chép về sự giữ ngày Sa-bát của con dân Chúa từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ tư:

·         “Những Cơ-đốc nhân thời ban đầu có sự tôn kính lớn dành cho ngày Sa-bát. Họ dành cả ngày cho sự thờ phượng và nghe giảng. Điều không thể nghi ngờ là họ học được sự thực hành này từ chính các sứ đồ như nhiều câu Thánh Kinh đã cho thấy.”(Nguyên văn: “The primitive Christians had a great veneration for the Sabbath, and spent the day in devotion and sermons. And it is not to be doubted but they derived this practice from the Apostles themselves, as appears by several scriptures to the purpose.”  Trích từ: Dr. T.H. Morer – A Church of England divine. “Dialogues on the Lord’s Day.” London, 1701, trang 189).

·         “Những Cơ-đốc nhân người ngoại cũng giữ ngày Sa-bát.” (Nguyên văn: “The Gentile Christians observed also the Sabbath” Trích từ: Gieseler’s “Church History,” Vol.1, ch. 2, par. 30, 93).

·         “Những Cơ-đốc nhân thuở ban đầu đã vâng giữ ngày Sa-bát của người Do-thái… vì thế, các Cơ-đốc nhân, trong suốt một thời gian dài, đã cùng nhau giữ các buổi nhóm họp của họ trong ngày Sa-bát; trong đó, một phần của luật pháp được đọc: và sự kiện này cứ tiếp tục cho đến Công Đồng Lao-đi-xê [1].” (Nguyên văn: “The primitive Christians did keep the Sabbath of the Jews… therefore the Christians, for a long time together, did keep their conventions upon the Sabbath, in which some portions of the law were read: and this continued till the time of the Laodicean council.” Trích từ: Jeremy Taylor, “The Whole Works of Jeremy Taylor.” Vol. IX, trang 416).

·         “Từ thời các sứ đồ cho đến khi Công Đồng Lao-đi-xê được tổ chức vào khoảng năm 364, sự vâng giữ thánh ngày Sa-bát của người Do-thái vẫn được tiếp tục, như nhiều tác giả đã chứng minh, vâng, mặc cho quy định cấm đoán của công đồng.” (Nguyên văn:“From the apostles’ time until the council of Laodicea, which was about the year 364, the holy observance of the Jews’ Sabbath continued, as may be proved out of many authors: yea, notwithstanding the decree of the council against it.” Trích từ: John Ley. “Sunday a Sabbath.” London, 1640, trang 163).

Công Đồng Lao-đi-xê do Giáo Hội Công Giáo tổ chức vào năm 364, trong đó có điều khoản thứ (29) quy định việc giữ ngày Sa-bát là bất hợp pháp, thay vào đó, giáo hội buộc con dân Chúa phải thờ phượng Chúa vào chủ nhật và chủ nhật được giáo hội gọi là “Ngày của Chúa” [1]. Như vậy, Hội Thánh Chúa đã tự do giữ ngày Sa-bát cho đến khi bị Giáo Hội Công Giáo ra luật cấm vào năm 364; và cũng từ đó giáo hội dùng danh xưng “Ngày của Chúa” cho chủ nhật. Dầu vậy, theo Sử Gia Socrates Scholasticus thì phần lớn Hội Thánh Chúa khắp nơi vẫn trung tín giữ ngày Sa-bát cho đến thế kỷ thứ năm, ngoại trừ các Cơ-đốc nhân tại Alexandria và tại Rome, là những người đã vâng theo quy luật của giáo hội [2].

·         “Ngươi hãy giữ ngày Sa-bát vì cớ Đấng đã nghỉ công việc sáng tạo của Ngài nhưng không ngưng công việc quan phòng của Ngài: Đó là một sự nghỉ ngơi để suy ngẫm về luật pháp, không phải cho sự biếng nhác của đôi tay.”Nguyên văn: “Thou shalt observe the Sabbath, on account of Him who ceased from His work of creation, but ceased not from His work of providence: it is a rest for meditation of the law, not for idleness of the hands.” (Trích từ: “The Anti-Nicene Fathers,” Vol 7, trang 413 –  “Constitutions of the Holy Apostles,” được viết vào thế kỷ thứ ba và thứ tư).

·         “Đó là sự thực hành chung của các Hội Thánh Đông Phương và một số Hội Thánh Tây Phương… Đối với Hội Thánh tại Milan… Ngày thứ bảy rất được tôn kính… Không phải vì các Hội Thánh Đông Phương hay bất cứ Hội Thánh nào giữ ngày ấy có khuynh hướng nghiêng về Do-thái Giáo; nhưng họ đến với nhau trong ngày Sa-bát để thờ phượng Đức Chúa Jesus Christ, Chúa của ngày Sa-bát.”(Nguyên văn:  “It was the practice generally of the Easterne Churches; and some churches of the west…For in the Church of Millaine (Milan);…it seems the Saturday was held in a farre esteeme… Not that the Easterne Churches, or any of the rest which observed that day, were inclined to Iudaisme (Judaism); but that they came together on the Sabbath day, to worship Iesus (Jesus) Christ the Lord of the Sabbath.” Trích từ: Dr. Heylyn. “History of the Sabbath.” London, 1636, giữ nguyên văn lối đánh vần cổ, part 2, par. 5, trang 73, 74).

·         “Các Cơ-đốc nhân thời cổ đã rất cẩn thận trong việc giữ ngày Sa-bát hay ngày thứ bảy… Rõ ràng rằng các Hội Thánh Đông Phương và phần lớn của thế giới đã giữ ngày Sa-bát như một lễ hội… Athanasius cho chúng ta biết rằng họ giữ các sự nhóm họp tôn giáo vào ngày Sa-bát không phải vì họ bị tiêm nhiễm Do-thái Giáo mà là để thờ phượng Đức Chúa Jesus, Chúa của ngày Sa-bát; Epiphanius cũng nói như vậy.”(Nguyên văn: “The ancient Christians were very careful in the observance of Saturday, or the seventh day…It is plain that all the Oriental churches, and the greatest part of the world, observed the Sabbath as a festival…Athanasius likewise tells us that they held religious assembles on the Sabbath, not because they were infected with Judaism, but to worship Jesus, the Lord of the Sabbath, Epiphanius says the same.” Trích từ: “Antiquities of the Christian Church.” Vol.II Book XX, chap. 3, sec.1, 66. 1137,1138) [3].

·         “Trong nửa sau của thế kỷ đó, Thánh Ambrose xứ Milan chính thức tuyên bố rằng Giám Mục Museus của Abyssinian (Ê-thi-ô-bi)đã du hành gần như khắp nơi trong quốc gia của Seres (Trung Quốc). Trong suốt hơn 17 thế kỷ, Hội Thánh Abyssinian vẫn tiếp tục biệt riêng ngày Sa-bát làm ngày thánh theo điều răn thứ tư.” (Nguyên văn: “In the last half of that century St. Ambrose of Milan stated officially that the Abyssinian bishop, Museus, had traveled almost everywhere in the country of the Seres’ (China). For more than seventeen centuries the Abyssinian Church continued to sanctify Saturday as the holy day of the fourth commandment.” Trích từ: Ambrose, DeMoribus, Brachmanorium Opera Ominia, 1132, found in Migne, Patrologia Latima, Vol.17, trang 1131,1132).

Hội Thánh Vâng Giữ Ngày Sa-bát Trong Thế Kỷ Thứ Năm

Dưới đây là lời các sử gia ghi chép về sự giữ ngày Sa-bát của con dân Chúa trong thế kỷ thứ năm:

·         “Vì mặc dầu hầu hết các Hội Thánh khắp thế giới đều cử hành thánh tích huyền nhiệm (Tiệc Thánh)vào ngày Sa-bát hàng tuần, nhưng các Cơ-đốc nhân tại Alexandria và Rome, theo tục lệ cổ truyền, đã từ chối làm theo.” (Nguyên văn: “For although almost all churches throughout the world celebrated the sacred mysteries (the Lord’s Supper) on the Sabbath of every week, yet the Christians of Allexandria and at Rome, on account of some ancient tradition, refuse to do this.”  Phần ghi chú của câu văn trích dẫn giải thích ý nghĩa của từ ngữ “Sabbath” được dùng; chú thích rằng: “Có nghĩa là ngày thứ bảy. Nên nhớ, chủ nhật (Sunday) không bao giờ được gọi là ngày Sa-bát bởi các giáo phụ và các sử gia.” Trích từ: Socrates Scholasticus. “Ecclestical History.” Book 5, chap. 22, trang 289).

Nhóm chữ “theo tục lệ cổ truyền” trong câu văn ám chỉ tục lệ thờ thần mặt trời của ngoại giáo vào chủ nhật và gọi đó là “Ngày Mặt Trời (Sunday). Các Cơ-đốc nhân tại Alexandria, Ai-cập, và Rome đã vâng theo giáo luật của Giáo Hội Công Giáo, hủy bỏ sự giữ ngày Sa-bát mà chỉ nhóm họp thờ phượng Chúa vào chủ nhật.

·         “Sự thực đó là thói quen cũ của Phương Đông là giữ ngày Sa-bát làm Ngày của Chúa và tổ chức các sự nhóm họp thánh; trong khi đó, ngược lại, dân chúng Tây Phương trong khi tranh luận về Ngày của Chúa đã bỏ qua sự giữ ngày Sa-bát.”(Nguyên Văn: “It is a fact that it was formerly the custom in the East to keep the Sabbath in the same manner as the Lord’s day and to hold sacred assemblies: while on the other hand, the people of the West, contending for the Lord’s day have neglected the celebration of the Sabbath.” Trích từ: “Apollinaries Sidonli Epistolae,” lib.1, 2; Migne, 57).

·         “Có nhiều thành phố và thôn xóm tại Ai-cập là những nơi, trái với thể thức đã được thiết lập nơi khác, dân chúng gặp nhau vào những buổi chiều Sa-bát, và, mặc dầu họ đã ăn tối trước đó, cùng dự phần trong Tiệc Thánh.” (Nguyên văn: “There are several cities and villages in Egypt where, contrary to the usage established elsewhere, the people meet together on Sabbath evenings, and, although they have dined previously, partake of the mysteries.” Trích từ: Salminius Hermias Sozomenus. “Ecclesiastical History.” Book 7, ch. 119).

Hội Thánh Vâng Giữ Ngày Sa-bát Trong Thế Kỷ Thứ Sáu

Dưới đây là lời các sử gia ghi chép về sự giữ ngày Sa-bát của con dân Chúa trong thế kỷ thứ sáu tại Ái-nhĩ-lan và Scotland:

·         “Trong sự kiện sau này, họ dường như theo một phong tục mà chúng tôi tìm thấy có dấu tích từ các tu viện cổ thời của Hội Thánh tại Ái-nhĩ-lan, đó là, họ giữ ngày thứ bảy làm ngày Sa-bát, trong ngày đó họ nghỉ mọi sự lao động của họ.”(Nguyên văn: “In this latter instance they seemed to have followed a custom of which we find traces in the early monastic church of Ireland by which they held Saturday to be the Sabbath on which they rested from all their labours.” Trích từ: W.T. Skene. “Adamnan Llife of St. Columbs.” 1874, trang 96).

·         “Chúng tôi thấy dường như nơi đây bóng dáng một phong tục được giữ từ các tu viện cổ thời của Hội Thánh tại Ái-nhĩ-lan, về việc giữ ngày nghỉ vào ngày thứ bảy hoặc ngày Sa-bát.” (Nguyên văn: “We seem to see here an allusion to the custom, observed in the early monastic Church of Ireland, of keeping the day of rest on Saturday, or the Sabbath.” Trích từ:Catholic Histsorian Bellesheim. “History of the Catholic Church in Scotland.” Vol.1, trang 86).

Hội Thánh Vâng Giữ Ngày Sa-bát Trong Thế Kỷ Thứ Bảy

Dưới đây là lời các sử gia ghi chép về sự giữ ngày Sa-bát của con dân Chúa trong thế kỷ thứ bảy tại các quốc gia thuộc vùng tây bắc Âu Châu:

·         “Giáo Sư James C. Moffatt, giáo sư dạy môn Lịch Sử Hội Thánh tại Princeton, phát biểu: Dường như đó là phong tục trong các Hội Thánh Celtic từ thuở ban đầu, cũng như tại Ái-nhĩ-lan và Scotland, đó là giữ ngày thứ bảy, ngày Sa-bát của người Do-thái, làm ngày nghỉ lao động. Họ triệt để vâng theo điều răn thứ tư về ngày thứ bảy trong tuần.” (Nguyên văn: “Professor James C. Moffatt, D.D., Professor of Church History at Princeton, says: It seems to have been customary in the Celtic churches of early times, in Ireland as well as Scotland, to keep Saturday, the Jewish Sabbath, as a day of rest from labour. They obeyed the fourth commandment literally upon the seventh day of week.” Trích từ: “The Church in Scotland.” Trang140).

·         “Những người Celts[4] dùng một bản dịch Thánh Kinh La-tin, khác với bản dịch La-tin Vulgate, và giữ ngày thứ bảy làm ngày nghỉ với các buổi nhóm tôn giáo vào chủ nhật.” (Nguyên văn: “The Celts used a Latin Bible unlike the Vulgate (R.C.) and kept Saturday as a day of rest, with special religious services on Sunday.” Trích từ: Flick. “The Rise of Mediaeval Church.” Trang 237).

Hội Thánh Vâng Giữ Ngày Sa-bát  từ Thế Kỷ Thứ Tám đến Thế Kỷ Thứ Chín

Dưới đây là lời các sử gia ghi chép về sự giữ ngày Sa-bát của con dân Chúa từ thế kỷ thứ tám đến thế kỷ thứ chín tại Persia (Iran), Mesopotamia (Iraq), Bung-ga-ry, Ấn-độ, và Trung Hoa:

·         “Những ngọn đồi của Persia cùng những thung lũng của Tigris và Euphrates vang dội những bài ca tôn vinh của họ. Họ thu hoạch vụ mùa và dâng phần mười của mình. Họ kéo đến các nhà thờ của họ vào ngày Sa-bát  để thờ phượng Đức Chúa Trời.”(Nguyên văn: “The hills of Persia and the valleys of the Tigris and Euphrates reechoed their songs of praise. They reaped their harvests and paid their tithes. They repaired to their churches on the Sabbath day for the worship of God.” Trích từ: “Realencyclopaedie fur Protestatische and Krche.” Art. “Nestorianer”; và Yule. “The Book of ser Marco Polo.” Vol.2, trang409).

·         “Sự vâng giữ ngày thứ bảy Sa-bát được lan truyền và kiên trì giữa những tín đồ thuộc các Hội Thánh Phương Đông và các Cơ-đốc nhân thuộc Hội Thánh Thomas tại Ấn-độ, là những người không hề gắn bó với La-mã. Sự vâng giữ đó cũng được  bảo tồn giữa những nhóm đã tách khỏi La-mã sau Công Đồng Chalcedon, là các nhóm: Abyssinians, Jacobites, Maronites, và Armenians.”Nguyên văn: “Widespread and enduring was the observance of the seventh-day Sabbath among the believers of the Church of the East and the St. Thomas Christians of India, who never were connected with Rome. It also was maintained among those bodies which broke off from Rome after the Council of Chalcedon namely, the Abyssinians, the Jacobites, the Maronites, and the Armenians.” Trích từ: Schaff-Herzog. “The New Enclopadia of Religious Knowledge.” Art. “Nestorians”).

·         “Trong buổi đầu mùa của công cuộc truyền giảng Tin Lành tại Bung-ga-ry, Hội Thánh Bung-ga-ry đã được dạy rằng không nên làm việc trong ngày Sa-bát.” (Nguyên văn:  “Bulgaria in the early season of its evangelization had been taught that no work should be performed on the Sabbath.” Trích từ: Responsa Nicolai Papae I và Con-Consulta Bulllllgarorum. Responsum 10, found in Mansi, Sacrorum Concilorum Nova et Amplissima Colectio. Vol.15; trang 406; và Hefele. Conciliengeschicte. Vol.4, sec. 478).

Vào năm 781, một bia khắc bằng cẩm thạch, gồm 763 chữ, ghi lại sự phát triển của Hội Thánh Chúa tại Trung Hoa vào thời đó, được thực hiện. Năm 1625, tấm bia được khai quật gần thành phố Changan. Dưới đây là phần trích dẫn từ tấm bia đó, cho thấy ngày Sa-bát được Hội Thánh Chúa tại Trung Hoa thời bấy giờ vâng giữ:

·         “Vào ngày thứ bảy, chúng tôi dâng của lễ sau khi lòng của chúng tôi đã được thanh tẩy và chúng tôi đã nhận được sự tha thứ cho tội lỗi của mình.  Đạo này, vô cùng trọn vẹn và tuyệt hảo, thật khó để mà đặt tên cho nó, nhưng nó đã chiếu sáng sự tối tăm bằng những giáo luật chói lọi của nó.”(Nguyên văn: “On the seventh day we offer sacrifices, after having purified our hearts, and received absolution for our sins. This religion, so perfect and so excellent, is difficult to name, but it enlightens darkness by its brilliant precepts.” Trích từ: M. I’Abbe Huc. “Christianity in China.” Vol. I, ch.2, trang 48, 49).

Hội Thánh Vâng Giữ Ngày Sa-bát  từ Thế Kỷ Thứ Mười đến Thế Kỷ Thứ Mười Một

Dưới đây là lời các sử gia ghi chép về sự giữ ngày Sa-bát của con dân Chúa từ thế kỷ thứ mười đến thế kỷ thứ mười một:

·         “Họ (Hội Thánh tại Scotland)làm việc vào chủ nhật nhưng giữ ngày Sa-bát theo luật Sa-bát.” (Nguyên văn: “They worked on Sunday, but kept Saturday in a Sabbatical manner.” Trích từ: Andrew Lang. “A history of Scotland from the Roman Occupation.” Vol. I, trang 96).

·         “Giáo Hội Nestorians không ăn thịt heo và giữ ngày Sa-bát. Họ không tin vào việc xưng tội (với linh mục)cũng không tin vào Ngục Luyện Tội.” (Nguyên văn: “The Nestorians eat no pork and keep the Sabbath. They believe in neither auricular confession nor purgatory.” Trích từ:Schaff-Herzog. “The New Encyclopaedia of Religious Knowledge.” Art. “Nestorians”).

·         “Họ (Hội Thánh tại Scotland)cho rằng thứ bảy đúng là ngày Sa-bát mà họ nghỉ làm việc trong ngày đó.” (Nguyên văn: “They held that Saturday was properly the Sabbath on which they abstained from work.” Trích từ: “Celtic Scotland.” Vol. 2, trang 350).

·         “Trong việc này dân Scots có lẽ đã giữ truyền thống quen thuộc của Hội Thánh Irish thời cổ, là truyền thống giữ ngày thứ bảy thay vì chủ nhật làm ngày nghỉ.”(Nguyên văn: “In this matter the Scots had perhaps kept up the traditional usage of the ancient Irish Church which observed Saturday instead of Sunday as the day of rest.” Trích từ: T. Ratcliffe Barnett, “Margaret of Scotland: Queen and Saint.” Trang 97).

·         “Như mọi người đều biết, việc giữ ngày thứ bảy là đề tài của cuộc tranh cải gay gắt giữa những người Hy-lạp và những người La-tin.”(Nguyên văn:  “The observance of Saturday is, as everyone knows, the subject of a bitter dispute between the Greeks and the Latins.” Trích từ: Neale. “A History of the Holy Eastern Church.” Vol 1, trang 731).

Hội Thánh Vâng Giữ Ngày Sa-bát  từ Thế Kỷ Thứ Mười Hai đến Thế Kỷ Thứ Mười Ba

Dưới đây là lời các sử gia ghi chép về sự giữ ngày Sa-bát của con dân Chúa từ thế kỷ thứ mười hai đến thế kỷ thứ mười ba:

·         “Dấu tích của những người giữ ngày Sa-bát được tìm thấy trong thời Gregory I, Gregory VII [5], và trong thế kỷ thứ mười hai tại Lombardy.” (Nguyên văn: “Traces of Sabbath-keepers are found in the times of Gregory I, Gregory VII, and in the twelfth century in Lombardy.” Trích từ: “Strong’s Cyclopaedia,” 1, 660).

Dân Waldenses của vùng Alps, được gọi là Sabbati hoặc Sabbatati, có nghĩa là: người giữ ngày Sa-bát:

·         “Người ta cho rằng họ được gọi như thế, bắt nguồn từ chữ sabbath trong tiếng Hê-bơ-rơ, vì họ giữ ngày thứ bảy làm ngày của Chúa.”(Nguyên văn: “One says they were so named from the Hebrew word Sabbath, because they

·         “Trong số các văn kiện mà chúng tôi có được bởi cùng những người đó, có bản giải thích Mười Điều Răn được viết bởi Boyer vào năm 1120: Sự giữ ngày Sa-bát bằng cách nghỉ làm những công việc thế gian được chỉ thị.” (Nguyên văn: “Among the documents we have by the same peoples, an explanation of the Ten Commandments dated by Boyer 1120: Observance of the Sabbath by ceasing from worldly labours, is enjoined.” Trích từ: Blair. “History of the Waldenses.” Vol.1, trang 220).

·         “Có nhiều bằng chứng cho thấy ngày Sa-bát được giữ tại Đại Học Wales cho đến năm 1115, khi giám mục La-mã đầu tiên lên ngôi tại nhà thờ St. David. Những Hội Thánh giữ ngày Sa-bát của người Welslh lúc bấy giờ không quỳ gối trước La-mã nhưng họ bỏ trốn.”(Nguyên văn: “There is much evidence that the Sabbath prevailed in Wales university until A.D.1115, when the first Roman bishop was seated at St. David’s. The old Welslh Sabbath-keeping churches did not even then altogether bow the knee to Rome, but fled to their hiding places.” Trích từ: Lewis. “Seventh Day Baptists in Europe and America.” Vol.1, trang 29).

Giáo Hội Công Giáo gọi sự kiện con dân Chúa giữ ngày Sa-bát khắp nơi là sự lan truyền của “tà giáo:”

·         “Sự lan truyền của tà giáo vào lúc này hầu như không thể tin. Từ Gulgaria đến Ebro, từ miền bắc nước Pháp đến Tiber, chúng ta gặp họ khắp mọi nơi. Biết bao nhiêu quốc gia mà toàn xứ bị tiêm nhiễm, như Hung-ga-ry và miền nam nước Pháp; họ đầy dẫy trong các đất nước khác, trong nước Đức, trong nước Ý, trong nước Hòa-lan và họ thể hiện nổ lực của họ ngay cả trong nước Anh.”(Nguyên văn: “The spread of heresy at this time is almost incredible. From Gulgaria to the Ebro, from nothern France to the Tiber, everywhere we meet them. Whole countries are infested, like Hungary and southern France; they abound in many other countries, in Germany, in Italy, in the Netherlands and even in England they put forth their efforts.” Trích từ: Dr. Hahn. “Gesch. der Ketzer.” 1, 13, 14)

Hội Thánh Vâng Giữ Ngày Sa-bát  Trong Thế Kỷ Thứ Mười Bốn

Dưới đây là lời các sử gia ghi chép về sự giữ ngày Sa-bát của con dân Chúa trong thế kỷ thứ mười bốn:

·         “Rằng, chúng ta (Hội Thánh Waldenses)thờ phượng chỉ một Đức Chúa Trời, là Đấng có thể  cứu giúp chúng ta, chứ không phải các thánh đã qua đời; rằng: chúng ta phải giữ sự làm nên thánh ngày Sa-bát.” (Nguyên văn: “That we are to worship one only God, who is able to help us, and not the Saints departed; that we ought to keep holy the Sabbath day.” Trích từ: “Luther’s Fore-runners,” trang 38).

·         “Trong nhiều thế kỷ, các cộng đồng Tin Lành, đặc biệt là những người thuộc Giáo Hội Waldenses, được gọi là Insabbati vì sự giữ ngày Sa-bát.” (Nguyên văn:  “For centuries evangelical bodies, especially the Waldenses, were called Insabbati because of Sabbath-keeping.” Trích từ: Gui. “Manueld’ Inquisiteur”).

·         “Vào năm 1310, hai trăm năm trước các luận đề của Luther, những anh em Bô-hê-miên bao gồm một phần tư dân số Bô-hê-mia (Tiệp Khắc ngày nay)và họ có tiếp xúc với những người Waldenses, là những người sống tràn lan tại: Áo, Lombardy, Bô-hê-mia, miền bắc nước Đức, Thuringia, Brandenburg, và Moravia. Erasmus chỉ rõ những người Bô-hê-miên thuộc Giáo Hội Waldenses đã giữ ngày thứ bảy làm ngày Sa-bát cách trân trọng.” (Nguyên văn: “In 1310, two hundred years before Luther’s theses, the Bohemian brethern constituted onefourth of the population of Bohemia, and that they were in touch with the Waldenses who abounded in Austria, Lombardy,. Bohemia, north Germany, Thuringia, Brandenburg, and Moravia. Erasmus pointed out how strictly Bohemian Waldenses kept the seventh day Sabbath.” Trích từ: Armitage. “A History of the Baptists.” Trang 313; Cox. “The Literature of the Sabbath Question.” Vol. 2, trang 201-202).

Hội Thánh Vâng Giữ Ngày Sa-bát  Trong Thế Kỷ Thứ Mười Lăm

Dưới đây là lời các sử gia ghi chép về sự giữ ngày Sa-bát của con dân Chúa trong thế kỷ thứ mười lăm:

·         “Erasmus làm chứng rằng, mãi đến năm 1500 những người Bô-hê-miên này không chỉ giữ ngày thứ bảy một cách trung tín và hết lòng mà họ còn được gọi là những người giữ ngày Sa-bát (Sabbatarians).”(Nguyên văn: “Erasmus testifies that even as late as about 1500 these Bohemians not only kept the seventh day scrupulously, but also were called Sabbatarians.” Trích từ: Cox. “The Literature of the Sabbath Question.” Vol.2, trang 201, 202 “Truth Triumphant.” trang 264).

·         “Nghị sự đầu tiên liên quan đến việc giữ sự thánh khiết cho ngày thứ bảy. Tin đã đến với vị tổng giám mục rằng dân chúng tại nhiều nơi khác nhau trong vương quốc (Na-uy)đã liều lĩnh giữ sự thánh khiết cho ngày thứ bảy. Đó là điều bị nghiêm cấm, như đã ghi rõ trong giáo luật, không ai được tiếp nhận một ngày lễ nào ngoài những ngày mà giáo hoàng, tổng giám mục, hoặc giám mục đã chỉ định.” – Hội Đồng Giáo Hội nhóm tại Bergin ngày 22.08.1435. (Nguyên văn: “The first matter concerned a keeping holy of Saturday. It had come to the earth of the archbishop that people in different places of the kingdom had ventured the keeping holy of Saturday. It is strictly forbidden-it is stated-in the Church Law, for any one to keep or to adopt holy-days, outside of those which the pope, archbishop, or bishops appoint.” – Church Council held at Bergin, August 22,1435 – Trích từ: R. Keyser. “The History of the Norwegian Church under Catholicism.”  Vol.II. Oslo, 1858, trang 488).

·         “Lệnh cấm với cùng một hình phạt cho sự giữ ngày thứ bảy làm ngày thánh bằng cách ngưng làm việc.”– Hội Đồng Giáo Hội tại Oslo, Na-uy, năm 1436 – Nguyên văn: “It is forbidden under the same penalty to keep Saturday holy by refraining from labour.” – Church Conference at Oslo, Norway, 1436 – Trích từ: “History of the Norwegian Church.” Trang 401).

·         “Louis XII, Vua nước Pháp (1498-1515), được báo tin bởi các kẻ thù của cư dân Waldense ngụ trong một phần của tỉnh Province, rằng có nhiều tội ác kinh khủng do cư dân gây ra, nên đã sai Master of Requests(tương đương với trưởng giám sát viện ngày nay) và một tiến sĩ thuộc Đại Học Sorbonne đến điều tra. Khi trở về, họ đã tường trình rằng họ đã viếng thăm tất cả các hội chúng nhưng không tìm thấy một dấu tích nào về các tội ác mà những người ấy đã bị tố cáo. Ngược lại, những người ấy giữ ngày Sa-bát, giữ nghi thức báp-tem theo cách thức của Hội Thánh lúc ban đầu, dạy con cháu của họ các điều khoản về đức tin của Cơ-đốc nhân, và các điều răn của Đức Chúa Trời. Sau khi nghe báo cáo của những người được sai đi, nhà vua đã thề rằng, những người ấy tốt hơn chính nhà vua hoặc những người của nhà vua.” (Nguyên văn: “Louis XII, King of France (1498-1515), being informed by the enemies of the Waldense inhabiting a part of the province of Province, that several heinous crimes were laid to their account, sent the Master of Requests, and a certain doctor of the Sorbonne, to make inquiry into this matter. On their return they reported that they had visited all the parishes, but could not discover any traces of those crimes with which they were charged. On the contrary, they kept the Sabbath day, observed the ordinance of baptism, according to the primitive church, instructed their children in the articles of the Christian faith, and the commandmnets of God. The King having heard the report of his commisioners, said with an oath that they were better men than himself or his people.” Trích từ: “History of the Christian Church.” Third edition. London,1818.

Hội Thánh Vâng Giữ Ngày Sa-bát  Trong Thế Kỷ Thứ Mười Sáu

Dưới đây là lời các sử gia ghi chép về sự giữ ngày Sa-bát của con dân Chúa trong thế kỷ thứ mười sáu:

·         Tại Anh: “Dưới thời cai trị của Elizabeth, nhiều tư tưởng gia độc lập và có lương tâm (như đã xảy ra trước đó với một số người  Đối Kháng xứ Bô-hê-mia) cho rằng điều răn thứ tư đòi hỏi họ phải giữ, không phải ngày thứ nhất, mà rõ ràng là  ngày thứ bảy trong tuần lễ.” (Nguyên văn: “In the reign of Elizabeth, it occurred to many conscientious and independent thinkers (as it previously had done to some Protestants in Bohemia) that the fourth commandment required of them the observance, not of the first, but of the specified ‘seventh’ day of the week.” Trích từ “Chambers’ Cyclopaedia.” 1537. Article “Sabbath,” Vol. 8, trang 462).

·         Tại Nga: “Những người bị tố cáo (những người giữ ngày Sa-bát)được triệu tập. Họ công khai tuyên xưng đức tin mới và bảo vệ cho đức tin đó. Những người nổi bật nhất giữa họ, như: bộ trưởng bộ ngoại giao, Kuritzyn, Ivan Maximow, Kassian, viện trưởng tu viện Fury Monastery xứ Novgorod, đều bị xử chết và hỏa thiêu trước công chúng trong các chuồng nhốt tù tại Moscow vào ngày 17.12.1503.” Nguyên văn: “The accused (Sabbath-keepers)were summoned; they openly acknowledged the new faith, and defended the same. The most eminent of them, the secretary of state, Kuritzyn, Ivan Maximow, Kassian, archimandrite of the Fury Monastery of Novgorod, were condemned to death, and burned publicly in cages, at Moscow; Dec. 17,1503.” Trích từ: H.Sternberfi. “Geschichte der Juden.” (Leipsig, 1873), trang 117-122).

·         Tại Sweden: “Lòng nhiệt thành về việc giữ ngày thứ bảy tiếp tục trong một thời gian dài: mặc dù những việc nhỏ nhặt nào nhằm củng cố sự thực hành giữ ngày thứ bảy cũng đều bị trừng phạt.” (Nguyên văn: “This zeal for Saturday-keeping continued for a long time: even little things which might strengthen the practice of keeping Saturday were punished.” Trích từ: Bishop Anjou. “Svenska Kirkans Historia after Motetthiers, Upsala”).

·         Tại Lichenstein: “Những người giữ ngày Sa-bát dạy rằng, Sa-bát bên ngoài, tức là ngày thứ bảy, vẫn phải được giữ. Họ nói rằng chủ nhật là phát minh của giáo hoàng.” (Nguyên văn: “The Sabbatarians teach that the outward Sabbath, i.e. Saturday, still must be observed. They say that Sunday is the Pope’s invention.” Trích từ: Wolfgang Capito. “Refutation of Sabbath.” Published 1599).

·         Tại Bô-hê-mia: “Tôi tìm thấy một đoạn văn từ Erasmus, vào thời kỳ phôi thai của cuộc cải chính khi ông ta viết, rằng có những người giữ ngày Sa-bát tại Bô-hê-mia, là những người chẳng những giữ ngày thứ bảy mà còn… cẩn thận nghỉ ngơi trong ngày đó.” (Nguyên văn: “I find from a passage in Erasmus that at the early period of the Reformantion when he wrote, there were Sabbatarians in Bohemia, who not only kept the seventh day, but were said to be…scrupulous in resting on it.” Trích từ: Dr. R. Cox. “Literature of the Sabbath Question.” Vol. II, trang 201, 202).

·         Tại Đức: “Tuy nhiên, giáo hội đã chuyển sự giữ ngày thứ bảy sang chủ nhật bởi quyền lực riêng của giáo hội mà không bởi Thánh Kinh.” (Nguyên văn: “However, the church has transferred the observance from Saturday to Sunday by virtue of her own power, without Scripture.” Trích từ: Dr. Esk. “Enchiridion.” 1533, trang 78,79).

·         Tại Hòa Lan và Đức: “Barbara xứ Thiers, bị xử tử năm 1529, tuyên bố: Đức Chúa Trời ra lệnh cho chúng ta nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy. Một thánh tử đạo khác, Christina Tolingerin, được nhắc đến như sau: Về các ngày lễ và chủ nhật, bà nói, trong sáu ngày Đức Chúa Trời đã làm nên thế giới, vào ngày thứ bảy, Ngài nghỉ. Những ngày lễ khác đã được thiết lập bởi các giáo hoàng, các hồng y, và các tổng giám mục.” (Nguyên văn: “Barbara of Thiers, who was executed in 1529, declared: “God has commanded us to rest on the seventh day.” Another martyr, Christina Tolingerin, is mentioned thus: “Concerning holy days and Sundays, she said: ‘In six days the Lord made the world, on the seventh day he rested. The other holy days have been instituted by popes, cardinals, and archbishops.'” Trích từ: “Martyrology of the Churches of Christ, commonly called Baptists, during the era of the Reformation,” from the Dutch of T.J. Van Bright, London, 1850,1, trang 113-114).

·         Tại Ấn-độ: “Tu sĩ Dòng Tên nổi tiếng, Francis Xavier, kêu gọi thành lập Tôn Giáo Pháp Đình, được đặt tại Goa, Ấn-độ, vào năm 1560, để kiểm soát ‘Sự Ác Do-thái’ (ý nói sự giữ ngày Sa-bát).” (Nguyên văn: “The famous Jesuit, Francis Xavier, called for the Inquisition, which was set up in Goa, India, in 1560, to check the ‘Jewish wickedness’ (Sabbath-keeping).” Trích từ: Adeney. “The Greek and Eastern Churches.” Trang 527, 528).

·         Tại Na-uy, 1544: “Một số người trong các ngươi, nghịch với lời cảnh cáo, đã giữ ngày thứ bảy. Các ngươi đáng bị nghiêm phạt. Bất cứ ai bị bắt gặp giữ ngày thứ bảy phải bị đóng phạt mười marks.” (Nguyên văn: “Some of you, contrary to the warning, keep Saturday. You ought to be severely punished. Whoever shall be found keeping Saturday, must pay a fine of ten marks.” Trích từ: Niels Krag and S. Stephanius. “History of King Christian the Third”).

·         Tại Áo: “Những người giữ ngày Sa-bát bây giờ có mặt tại Áo.” (Nguyên văn: “Sabatarians now exist in Austria.” Trích từ: Luther. “Lectures on Genesis.” 1523-1527).

·         Tại Ê-thi-ô-bi, 1534: “Vì thế, đó không phải là bắt chước người Do-thái, nhưng là vâng phục Đấng Christ và các sứ đồ thánh của Ngài mà chúng tôi giữ ngày đó.” (Nguyên văn: “It is not therefore, in imitation of the Jews, but in obedience to Christ and His holy apostles, that we observe the day.” Trích từ: Gedde. “Church History of Ethiopia.” Trang 87).

·         Tại Phần Lan, thư của Vua Gustavus Vasa I, xứ Sweden, gửi dân chúng Phần Lan, 06.12.1554: “Cách đây không lâu, chúng tôi có nghe rằng một số người tại Phần Lan đã rơi vào một lầm lỗi lớn và đã giữ ngày thứ bảy, gọi là Saturday.” (Nguyên văn: “Some time ago we heard that some people in Finland had fallen into a great error and observed the seventh day, called Saturday.” Trích từ: Thư Viện Quốc Gia tại Helsingfors, Reichsregister, Vom J., 1554, Teil B.B. leaf 1120, trang 175-180a).

·         Tại Switzerland: “Sự giữ ngày Sa-bát là một phần của luật đạo đức. Ngày đó đã được làm nên thánh từ buổi ban đầu của thế giới.” (Nguyên văn:“The observance of the Sabbath is a part of the moral law. It has been kept holy since the beginning of the world.” Trích từ: Noted Swiss writer, R Hospinian, 1592).

·         “Đức Chúa Trời ban phước cho ngày Sa-bát và biệt nó ra thánh cho chính Ngài. Đức Chúa Trời đã muốn rằng điều răn này liên quan đến ngày Sa-bát phải được tồn tại. Ngài đã muốn rằng trong ngày Sa-bát lời Ngài phải được rao giảng.”(Nguyên văn: “God blessed the Sabbath and sanctified it to Himself. God willed that this command concerning the Sabbath should remain. He willed that on the seventh day the word should be preached.” Trích từ: Dr. Martin Luther. “Commentary on Genesis.” Vol.1, trang138-140).

·         “Nhiều người chịu khổ vì bị tra tấn bởi họ không nghỉ làm việc trong khi những người khác giữ chủ nhật, bởi vì họ tuyên bố đó là ngày lễ và luật của những kẻ chống nghịch Đấng Christ.”(Nguyên văn: “Some have suffered torture because they would not rest when others kept Sunday, for they declared it to be the holiday and law of Antichrist.” Trích từ: Sebastian Frank (A.D. 1536).

Hội Thánh Vâng Giữ Ngày Sa-bát  Trong Thế Kỷ Thứ Mười Bảy

·         Tại Anh, 1617: Giáo Hội Báp-tít Ngày Thứ Bảy (Seventh Day Baptist) được thành lập [6].

·         Tại Anh, 1618:“Cuối cùng, vì chỉ dạy học năm ngày trong một tuần và nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy mà bà bị đem đến nhà tù mới ở Maiden Lane, một nơi vào thời đó được dùng để giam cầm nhiều người khác nữa vì có tư tưởng khác với Giáo Hội Anh Quốc. Bà Traske đã là một tù nhân trong mười lăm hoặc mười sáu năm vì tư tưởng của bà về ngày thứ bảy Sa-bát.” (Nguyên văn: “At last for teaching only five days in the week, and resting upon Saturday she was carried to the new prison in Maiden Lane, a place then appointed for the restraint of several other persons of different opinions from the Church of England. Mrs. Traske lay fifteen or sixteen years a prisoner for her opinion about the Saturday Sabbath.” Trích từ: Pagitt. “Heresiography.” Trang 196).

·         Tại Anh: “Sau khi quyển ‘Book of Sport’ được phát hành vào năm 1618, một cuộc tranh luận dữ dội đã xảy ra giữa các nhà thần học về hai điểm: thứ nhất, ngày Sa-bát của điều răn thứ tư có còn hiệu lực hay không; và, thứ nhì, dựa trên nền tảng nào mà ngày thứ nhất được giữ làm ngày Sa-bát.” (Nguyên văn: “Upon the publication of the ‘Book of Sports’ in 1618 a violent controversy arose among English divines on two points: first, whether the Sabbath of the fourth commandment was in force; and, secondly, on what ground the first day of the week was entitled to be observed as ‘the Sabbath.'” Trích từ: “Haydn’s Dictionary of Dates.” Art. “Sabbatarians.” Trang 602).

·         Tại Anh, 1668: “Tại đây trong nước Anh, bên cạnh nhiều môn đồ bị phân tán, có khoảng chín hay mười Hội Thánh giữ ngày Sa-bát, đã được bảo tồn một cách tuyệt vời.” (Nguyên văn: “Here in England are about nine or ten churches that keep the Sabbath, besides many scattered disciples, who have eminently preserved.” Trích từ: Stennet’s letters, 1668 and 1670. Cox, Sab.,1, 268).

·         Tại Anh: “Vì không có chỗ nào trong Thánh Kinh dạy rằng không cần giữ ngày Sa-bát nữa hay là ngày đó đã trở thành chủ nhật, cho nên, đó là thẩm quyền của giáo hội đã thay đổi ngày này và thiết lập ngày kia.” (Nguyên văn:  “For it will not be found in Scripture where Saturday is no longer to be kept, or turned into the Sunday wherefore it must be the Church’s authority that changed the one and instituted the other.” Trích từ: Cox. “Sabbath Laws.” Trang 333).

·         Tại Anh: Chắc chắn sẽ an toàn hơn khi giữ ngày thứ bảy theo điều răn của Đức Chúa Trời, thay vì chỉ dựa trên thẩm quyền giả định của loài người mà tiếp nhận ngày thứ nhất.” (Nguyên văn: “It will surely be far safer to observe the seventh day, according to express commandment of God, than on the authority of mere human conjecture to adopt the first.” Trích từ: John Milton. “Sab. Lit.” 2, 46-54).

·         Tại Sweden và Phần Lan: “Chúng ta có thể tìm thấy dấu tích các tư tưởng này hầu như khắp cả xứ Sweden vào thời bấy giờ, từ Phần Lan và miền bắc Sweden. Trong các quận của Upsala, những nông dân giữ ngày thứ bảy thay vì chủ nhật. Vào năm 1625, khuynh hướng tôn giáo này trở thành nổi bật trong các quốc gia đến nổi không phải chỉ số đông những người bình dân bắt đầu giữ ngày thứ bảy làm ngày nghỉ mà ngay cả nhiều linh mục cũng vậy.” (Nguyên văn: “We can trace these opinions over almost the whole extent of Sweden of that day-from Finland and northern Sweden. In the district of Upsala the farmers kept Saturday in place of Sunday. About the year 1625 this religious tendency became so pronounced in these countries that not only large numbers of the common people began to keep Saturday as the rest day, but even many priests did the same.” Trích từ: “History of the Swedish Church.” Vol.I, trang 256).

·         Tại Nga: “Họ giữ ngày thứ bảy (ngày Sa-bát cũ) cách trọng thể.” (Nguyên văn: “They solemnize Saturday (the old Sabbath).” Trích từ: Samuel Purchase. “His Pilgrims.” Vol. I, trang 350).

·         Tại Hoa Kỳ: “Stephen Mumford, đến từ Luân-đôn vào năm 1664, là người đầu tiên giữ ngày Sa-bát tại Hoa Kỳ.” (Nguyên văn: “Stephen Mumford, the first Sabbath-keeper in America come from London in 1664.” Trích từ: Jas. Bailey. “History of the Seventh-day Baptist” Gen. Conf. trang 237, 238).

·         Tại Hoa Kỳ 1671: Giáo Hội Báp-tít Ngày Thứ Bảy (Seventh Day Baptist) được thành lập [6].

Hội Thánh Vâng Giữ Ngày Sa-bát  Trong Thế Kỷ Thứ Mười Tám

·         Tại Ê-thi-ô-pi: “Hội Thánh Jacobites nhóm họp vào ngày Sa-bát, trước ngày của Chúa (ám chỉ chủ nhật, theo cách gọi của Công Giáo), trong đền thờ, và giữ ngày đó giống những người Abyssinians như chúng ta đã thấy qua bản tuyên xưng đức tin của họ bởi Vua Claudius xứ Ê-thi-ô-pi.” (Nguyên văn: “The Jacobites assembled on the Sabbath day, before the Dominical day, in the temple, and kept that day, as do also the Abyssinians as we have seen from the confession of their faith by the Ethiopian king Claudius.” Trích từ: Abundacnus. ‘Historia Jacobatarum.” Trang118-119 (18th Century).

·         Tại Bô-hê-mia và Moravia: “Lịch sử của họ từ 1635 đến 1867 được mô tả bởi Adolf Dux: Hoàn cảnh của những người giữ ngày Sa-bát thật là thê thảm. Các sách vở của họ bị chuyển tới tòa án tôn giáo tại Karlsburg để trở thành mồi cho lửa.” (Nguyên văn: “Their history from 1635 to 1867 is thus described by Adolf Dux: The condition of the Sabbatarians was dreadful. Their books and writings had to be delivered to the Karlsburg Consistory to becomes the spoils of flames.” Trích từ: Leipzig. “Aus Ungarn.” 1850. Trang 289-291).

·         Tại Hòa Lan và Đức: “Chủ nhật và các ngày lễ (do Công Giáo quy định) đã không được giữ (vì họ là những người giữ ngày Sa-bát).” (Nguyên văn: “Sunday and holidays were not observed, (they were Sabbath-keepers).” Trích từ: “Der Anteil Ostfrieslands and Ref. Muenster.” 1852. Trang l29).

·         Tại Hoa Kỳ: “Có một nhóm những người Đức giữ ngày Sa-bát ở tiểu bang Pensylvania.” (Nguyên văn: There was a small body of German Sabbath-keepers in Pennsylvania.”Xem chi tiết trong “Rupp’s History of Religious Denominations in the United States.” Trang 109-123).

Hội Thánh Vâng Giữ Ngày Sa-bát  từ Thế Kỷ Thứ Mười Chín đến Hiện Tại (2011)

·         Tại Nga: “Nhưng số đông chuyển đến Crimea và Caucasus, là nơi mà họ trung tín với giáo lý của họ cho đến hiện nay, mặc cho sự bách hại. Người ta gọi họ là Subotniki hoặc những người giữ ngày Sa-bát.” (Nguyên văn: “But the majority moved to the Crimea and the Caucasus, where they remain true to their doctrine in spite of persecution until this present time. The people call them Subotniki, or Sabbatarians.” Trích từ: Sternberg. “Geschichte der Juden in Polen.” Trang 124).

·         Tại Trung Hoa: “Vào lúc này Hung ngăn cấm việc dùng thuốc phiện và ngay cả thuốc lá cũng như các chất uống say; và ngày Sa-bát được vâng giữ cách sùng tín.” (Nguyên văn: “At this time Hung prohibited the use of opium, and even tobacco, and all intoxicating drinks, and the Sabbath was religiously observed.” Trích từ: Llin-Le. “The Ti-Ping Revolution.”  Vol. 1, trang 36-48, 84).

·         Tại Ấn-độ và Persia (Iran): “Bên cạnh đó, họ bền giữ nghi thức trang trọng về sự thờ phượng của Cơ-đốc nhân vào ngày thứ bảy trong suốt đế quốc của chúng ta.” (Nguyên văn: “Besides, they maintain the solemn observance of Christian worship throughout our Empire, on the seventh day.” Trích từ: “Christian Researches in Asia.” Trang 143).

·         Tại Đan Mạch: “Sự xao động này không phải là không có ảnh hưởng. Mục Tử M.A. Somer bắt đầu giữ ngày thứ bảy và viết trong tờ báo của Hội Thánh ông ‘Indovet Kristendom,’ số 5, năm 1875 một tiết mục gây ấn tượng về ngày Sa-bát thật. Trong một lá thư gửi cho Trưởng Lão John G. Matteson, ông nói: Giữa những người Báp-tít ở đây, tại Đan Mạch, có một sự xao động lớn liên quan đến điều răn về ngày Sa-bát. Tuy nhiên, có lẽ chỉ một mình tôi là người giảng tại Đan Mạch, đứng rất gần với những người Cơ-đốc Phục Lâm và những người trong nhiều năm công bố về sự đến lần thứ hai của Đấng Christ.” (Nguyên văn: “This agitation was not without its effect. Pastor M.A. Sommer began observing the seventh day, and wrote in his church paper. “Indovet Kristendom” No.5,1875 an impressive article about the true Sabbath. In a letter to Elder John G.Matteson, he says: Among the Baptists here in Denmark there is a great agitation regarding the Sabbath commandment. However, I am probably the only preacher in Denmark who stands so near to the Adventists and who for many years has proclaimed Christ’s second coming.” Trích từ: “Advent Tidente.” May, 1875).

·         Tại Sweden: “Giờ đây, chúng tôi cố gắng để trình bày rằng sự làm  nên thánh ngày Sa-bát có nền tảng và nguồn gốc trong một luật pháp mà vào chính buổi sáng thế Đức Chúa Trời đã thiết lập cho toàn thế giới; và vì thế, đương nhiên là áp dụng cho tất cả mọi người trong mọi thời đại.” (Nguyên văn: “We will now endeavour to show that the sanctification of the Sabbath has its foundation and its origin in a law which God at creation itself established for the whole world, and as a consequence thereof is binding on all men in all ages.” Trích từ: Evangelisten (The Evangelist). Stockholm, May 30 to August 15,1863 (organ of the Swedish Baptist Church).

·         Tại Hoa Kỳ: Từ năm 1844 Giáo Hội Cơ-đốc Phục Lâm An Thất Nhật được thành lập và cho đến hôm nay đã có số lượng hội viên vâng giữ ngày Sa-bát lên đến  trên 16 triệu 600 ngàn (không kể trẻ em), trở thành một tổ chức tôn giáo lớn, đứng hàng thứ 12 trên thế giới, còn xét về ảnh hưởng quốc tế thì đứng hàng thứ sáu [7].

·         Năm 1995: Giáo Hội Báp-tít Ngày Thứ Bảy (Seventh Day Baptist) có 253 hội chúng và trên 20,000 hội viên tại Ấn-độ; 78 hội chúng với 4,885 hội viên tại Hoa Kỳ; hai hội chúng với 55 hội viên tại Anh; và một hội chúng với 40 hội viên tại Gia-nã-đại [8].

·         Năm 1964-1965 Hiệp Hội Báp-tít Ngày Thứ Bảy Toàn Thế Giới (The Seventh Day Baptist World Federation) được thành lập với trên 50,000 hội viên trong 22 quốc gia [8].

·         Website www.the-ten-commandments.org liệt kê trên 500 tổ chức giáo hội vâng giữ ngày Sa-bát [9].

Lời Kết

Thánh Kinh không hề ra lệnh cho con dân Chúa ngưng giữ Mười Điều Răn. Thánh Kinh định nghĩa: tội lỗi là sự vi phạm các điều răn của Đức Chúa Trời. Thánh Kinh định nghĩa: con dân Chúa là những người vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời và có đức tin trong Đức Chúa Jesus Christ. Thánh Kinh không hề cho phép con dân Chúa biến chủ nhật thành ngày Sa-bát. Thánh Kinh không hề cho phép con dân Chúa tùy ý chọn bất kỳ ngày nào trong tuần làm ngày Sa-bát.

Vấn đề không phải là nên nhóm họp thờ phượng Chúa vào ngày nào vì con dân Chúa có thể và nên nhóm họp thờ phượng Chúa vào bất kỳ lúc nào thuận tiện cho sự nhóm họp của Hội Thánh, nhưng vấn đề là con dân Chúa phải tôn kính và vâng giữ ngày Sa-bát theo điều răn của Chúa.

Mỗi người tự trách nhiệm về nếp sống đạo của mình. Ai nấy phải hết lòng sống và thờ phượng Chúa theo lẽ thật trong Lời Chúa bằng cách đọc và suy ngẫm Thánh Kinh dưới sự soi sáng của Đức Thánh Linh.

Dù hiện nay trên thế giới có hơn 500 tổ chức giáo hội vâng giữ ngày Sa-bát nhưng không phải các tổ chức đó đều hoàn toàn có các tín lý đúng với Thánh Kinh, điển hình là Giáo Hội Cơ-đốc Phục Lâm An Thất Nhật [7]. Con dân Chúa không cần và không nên lệ thuộc vào một tổ chức giáo hội nào vì Đức Chúa Jesus Christ chỉ thiết lập Hội Thánh của Ngài chứ Ngài không hề lập ra các giáo hội. Thánh Kinh cũng không hề cho phép việc lập ra các giáo hội mang danh Chúa. Con dân Chúa chỉ cần học và làm theo Lời Chúa trong Thánh Kinh thì đương nhiên thuộc về Hội Thánh của Chúa. Người thật lòng ăn năn tội, chán ghét tội, từ bỏ tội, tin nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Jesus Christ, và khao khát được sống thánh khiết theo điều răn của Đức Chúa Trời sẽ được tái sinh để trở thành một người hoàn toàn mới trong Đức Chúa Jesus Christ (II Cô-rinh-tô 5:17), có Đức Thánh Linh hiện diện trong thân xác để dạy dỗ, dẫn dắt, an ủi, cáo trách, và thánh hóa mỗi ngày. Chính Chúa sẽ đem người đó đến với các tôi tớ và con cái chân thật của Đức Chúa Trời để cùng thông công trong Hội Thánh của Chúa và lớn lên trong đức tin.

Huỳnh Christian Timothy
14/05/2011

Tham Khảo & Chú Thích

http://www.present-truth.org/6-Library/Inquisitive Christians.pdf

http://temp.lampofmessiahorg.officelive.com/hisstorytobelievers.aspx

[1] http://www.freerepublic.com/focus/f-religion/1950302/posts  Canon 29:CHRISTIANS must not judaize by resting on the Sabbath, but must work on that day, rather honouring the Lord’s Day; and, if they can, resting then as Christians. But if any shall be found to be judaizers, let them be anathema from Christ.

[2] http://www.wwco.com/religion/believe/believe_118.html

[3] Athanasius là giám mục của Hội Thánh Alexandria, tại Cairo, Ai-cập và là một tiến sĩ thần học vào cuối thế kỷ thứ tư. Epiphanius là giám mục của Hội Thánh Salamis và Hội Thánh Metropolitan của Cyprus vào cuối thế kỷ thứ tư.

[4] Celts hoặc Celtic là một giống dân cổ sống trong vùng Tây Bắc Âu Châu trước Công Nguyên. Ngày nay, dân tộc Celt bao gồm các dân sau đây: Brittany (Anh Quốc), Ireland (Ái-nhĩ-lan), Scotland, Wales, Isle of Man, và Cornwall.

[5] Gregory I (540-604), Gregory VII (1015-1085) là các giáo hoàng Công Giáo. Lombardy là một trong 20 khu vực của Ý-đại-lợi. Khu vực là đơn vị hành chánh cao nhất của nước Ý, tương đương như tỉnh tại Việt Nam.

[6] http://en.wikipedia.org/wiki/Seventh_Day_Baptist

[7] Huỳnh Christian Timothy. “Những Tín Lý và Quan Điểm Thần Học Nghịch Thánh Kinh của Giáo Hội Cơ-đốc Phục Lâm An Thất Nhật.” http://www.divshare.com/download/14872735-f77

[8] http://en.wikipedia.org/wiki/Seventh_Day_Baptist

[9] http://www.the-ten-commandments.org/sabbathkeepingchurches.html