Loài Người (10): Quá Khứ, Hiện Tại, và Tương Lai

4,183 views

Loài Người (10): Quá Khứ, Hiện Tại, và Tương Lai

Huỳnh Christian Timothy

Bấm vào nối mạng dưới đây để tải xuống bài viết này:
https://www.opendrive.com/folders?MV85MDE2OTM4X1Vqenpz

Bấm vào nối mạng dưới đây để tải xuống MP3 bài giảng này:
https://www.opendrive.com/folders?MV85MTIyMTE4XzB1MlRH
hoặc:
https://soundcloud.com/huynh-christian-timothy/sets/117_loainguoi

Phần âm thanh có nhiều chi tiết hơn phần bài viết

Phần 1

.
Phần 2

Dẫn Nhập

Lịch sử loài người bắt đầu từ khi loài người được Thiên Chúa sáng tạo và sẽ kéo dài cho đến mãi mãi. Có tư tưởng Thần học cho rằng, trong cõi đời đời sẽ không còn thời gian, điển hình là bài thánh ca bắt đầu bằng câu: “Thời gian sẽ chấm dứt lúc tiếng loa rao tin Chúa lai lâm từ trời!” Tuy nhiên, chính Thánh Kinh cho chúng ta biết, trong cõi đời đời vẫn có thời gian và thời gian được tính bằng tháng: “Ở giữa, đường phố của thành phía bên này và con sông phía bên kia, có Cây Sự Sống trổ mười hai loại trái, ra trái mỗi tháng. Những lá của cây được dùng trong sự phục vụ của các quốc gia.” (Khải Huyền 22:2). Trong cõi đời đời, chỉ có ban đêm là không còn nữa, vì chính sự vinh quang của Đức Chúa Trời chiếu sáng vương quốc của Ngài, nhưng thời gian thì vẫn luân chuyển mỗi năm 12 tháng và được đánh dấu bằng sự ra trái của Cây Sự Sống.

Chúng ta đang sống những ngày cuối cùng trong sự tự trị của loài người. Không còn bao lâu nữa, Đức Chúa Jesus Christ sẽ kết thúc sự tự trị của loài người đã kéo dài khoảng 6.000 năm nay, để mở ra Thời Kỳ Vương Quốc Ngàn Năm, do chính Ngài cai trị. Sau Thời Kỳ Vương Quốc Ngàn Năm, sẽ là sự phán xét chung cuộc những người không ở trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, rồi đến Thời Kỳ Vương Quốc Đời Đời trong trời mới đất mới.

Trong bài này, chúng ta sẽ cùng nhau tóm lược lịch sử loài người từ quá khứ đến tương lai.

Các Thời Kỳ Trong Lịch Sử Loài Người

Lịch sử loài người có thể được chia thành bảy thời kỳ khác nhau:

1) Thời Kỳ Vô Tội.

2) Thời Kỳ Trước Cơn Lụt Lớn.

3) Thời Kỳ Lời Hứa.

4) Thời Kỳ Giao Ước Cũ, tức Cựu Ước, còn gọi là Thời Kỳ Luật Pháp.

5) Thời Kỳ Giao Ước Mới, tức Tân Ước, còn gọi là Thời Kỳ Ân Điển.

6) Thời Kỳ Phán Xét Chung Cuộc.

7) Thời Kỳ Trời Mới Đất Mới, còn gọi là Thời Kỳ Vương Quốc Đời Đời.

Riêng Thời Kỳ Giao Ước Mới lại được chia thành ba thời kỳ khác nhau:

  • Thời Kỳ Hội Thánh.
  • Thời Kỳ Tận Thế bao gồm Thời Bảy Năm Đại Nạn.
  • Thời Kỳ Vương Quốc Ngàn Năm Bình An.

Hiện tại, chúng ta đang sống trong những ngày cuối cùng của Thời Kỳ Hội Thánh, thuộc Thời Kỳ Giao Ước Mới. Không còn bao lâu nữa, Thời Kỳ Hội Thánh sẽ chấm dứt khi Đức Chúa Jesus Christ hiện ra giữa chốn không trung, để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian và bắt đầu Thời Kỳ Tận Thế.

Dưới đây là phần tóm lược các thời kỳ trong lịch sử nhân loại.

I. Thời Kỳ Vô Tội (4114 TCN – ?TCN)

Thời Kỳ Vô Tội bắt đầu từ khi loài người được sáng tạo và kết thúc khi loài người phạm tội, đem tội lỗi và hậu quả của tội lỗi vào trong toàn thế gian. Thánh Kinh không cho chúng ta biết thời kỳ này kéo dài trong bao lâu. Dựa trên một vài chi tiết trong Thánh Kinh mà chúng ta biết rằng, trong Thời Kỳ Vô Tội:

1) Thức ăn của loài người là mọi thứ cỏ có hột và mọi loài trái cây có hột giống: “Thiên Chúa lại phán: Này! Ta đã ban cho các ngươi mọi thứ cỏ kết hạt mọc khắp mặt đất, và mọi loài cây sinh quả có hạt giống; ấy sẽ là thức ăn cho các ngươi!” (Sáng Thế Ký 1:29). Thức ăn của loài người không ngoại trừ cây sự sống, chỉ trừ ra cây biết điều thiện và điều ác thì Thiên Chúa không cho phép loài người ăn: “Rồi, Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu truyền lệnh cho loài người. Ngài phán: Ngươi được tự do ăn từ mọi thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì ngươi sẽ không ăn đến; vì trong ngày ngươi ăn thì ngươi chắc sẽ chết.” (Sáng Thế Ký 2:16-17).

2) Thức ăn của mọi loài thú là mọi thứ cỏ xanh: “Còn mọi vật sống của đất, mọi chim trời, và mọi côn trùng bò trên đất có hồn sống thì Ta đã ban cho mọi thứ cỏ xanh làm thức ăn! Thì có như vậy.” (Sáng Thế Ký 1:30).

3) Thời tiết điều hòa, không có mưa mà chỉ có hơi nước bốc lên từ mặt đất để tưới đất: “Nhưng có hơi nước từ đất bay lên, tưới khắp cùng mặt đất.” (Sáng Thế Ký 2:6). Thời gian không có mưa này có lẽ kéo dài suốt 1656 năm, cho đến khi Cơn Lụt Lớn xảy ra, tiêu diệt mọi sinh vật trên đất, ngoại trừ gia đình Nô-ê và các thú vật ở trong tàu với ông.

4) Loài người trần truồng mà không hổ thẹn: “Loài người và vợ, cả hai đều trần truồng mà chẳng hổ thẹn.” (Sáng Thế Ký 2:25). Chúng ta có thể hiểu rằng, khi loài người vô tội, thân thể xác thịt của loài người được bao phủ bởi vinh quang của Thiên Chúa, vì được dựng nên giống như Ngài, nên không bị lõa lồ và không bị hại bởi môi trường sống. Chỉ khi loài người phạm tội, sự vinh quang của Thiên Chúa không còn bao phủ loài người nữa thì thân thể xác thịt của loài người mới bị lõa lồ và dễ dàng bị đau ốm, thương tật bởi môi trường sống. Rô-ma 3:23 nói lên lẽ thật này: “…vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh quang của Đức Chúa Trời…”

5) Dù Thánh Kinh không nói rõ, nhưng chúng ta có thể hiểu rằng, anh chị em ruột được phép kết hôn lẫn nhau để sinh sản, làm đầy dẫy đất.

6) Loài người được giao cho quyền cai trị đất và muôn vật trên đất: “Thiên Chúa ban phước cho họ và phán: Hãy sinh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất! Hãy làm cho đất phục tùng! Hãy quản trị loài cá biển, loài chim trời, cùng mỗi vật sống hành động trên mặt đất!” (Sáng Thế Ký 1:28).

7) Công việc chính của loài người vào lúc ban đầu là trồng và giữ vườn tại Ê-đen, mà Thiên Chúa đã dựng nên: “Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu đem loài người đặt vào trong vườn, tại Ê-đen, để lao động và chăm sóc vườn.” (Sáng Thế Ký 2:15). Chúng ta có thể hiểu rằng, Thiên Chúa giao cho loài người phát triển vườn Ê-đen khắp đất.

Chúng ta cũng nên hiểu rằng, đời sống của loài người không chỉ là trồng và giữ vườn, mà đó chỉ là công việc đầu tiên Thiên Chúa giao phó cho loài người, kèm theo thẩm quyền cai trị đất và muôn vật trên đất. Nói theo cách nói của Thánh Kinh, là khi loài người trung tín trong việc nhỏ thì Thiên Chúa sẽ giao cho việc lớn. Việc lớn là đồng trị với Thiên Chúa cho đến đời đời, cai trị tất cả cơ nghiệp của Thiên Chúa từ thuộc thể đến thuộc linh, bao gồm cả các thiên sứ và những sự mầu nhiệm của Thiên Chúa. Tiếc thay, loài người chưa chứng minh được sự trung tín hầu việc Chúa của mình, thì đã phạm tội không tin cậy Thiên Chúa và làm nghịch lại ý muốn, lời phán của Thiên Chúa.

Ngày nay, mỗi một người thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, được Đức Thánh Linh tái sinh thành một người mới trong Đức Chúa Jesus Christ, đều đối diện với cùng một lựa chọn như A-đam trong thuở ban đầu: chọn hoàn toàn tin cậy Thiên Chúa và vâng phục Ngài hoặc không tin cậy Thiên Chúa, không vâng phục Ngài. Ngày xưa, Sa-tan qua con rắn, bẻ cong Lời Chúa, cám dỗ và lường gạt loài người. Ngày nay, Sa-tan qua các tổ chức giáo hội mang danh Chúa cũng bẻ cong Lời Chúa, cám dỗ và lường gạt những người đã được dựng nên mới trong Đức Chúa Jesus Christ. Bổn phận và trách nhiệm của mỗi một con dân Chúa là:

  • Suy ngẫm Lời Chúa ngày đêm và cẩn thận làm theo, thay vì làm theo các giáo lý không có trong Thánh Kinh hoặc nghịch lại Thánh Kinh của các giáo hội: “Cuốn Sách Luật Pháp này chớ xa miệng ngươi, nhưng ngươi hãy suy ngẫm ngày và đêm, để cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong. Vì như vậy, ngươi sẽ được thịnh vượng trong đường lối mình và ngươi sẽ hành động thông sáng.” (Giô-suê 1:8).
  • Theo gương dân thành Bê-rê, tra xét tất cả những lời giảng dạy của bất cứ ai, xem có đúng với Thánh Kinh hay không: “Những người này là đáng quý hơn những người ở Tê-sa-lô-ni-ca. Họ tiếp nhận Lời với mọi sự sẵn sàng của tâm trí, tra xem Thánh Kinh suốt ngày, để xét xem những lời giảng ấy có đúng như vậy hay không.” (Công Vụ Các Sứ Đồ 17:11).
  • Luôn ghi nhớ, chỉ có Thánh Kinh là lẽ thật của Đức Chúa Trời và có toàn quyền trên đời sống của con dân Chúa. Không một giáo lý nào, không một tư tưởng Thần học nào, không một ý muốn của người nào… không có trong Thánh Kinh hoặc nghịch lại Thánh Kinh là thẩm quyền trên đời sống của con dân Chúa: “… Từ khi còn thơ ấu, con đã biết Thánh Kinh có năng lực khiến con khôn sáng, dẫn đến sự cứu rỗi bởi đức tin, là sự ở trong Đấng Christ Jesus. Cả Thánh Kinh do Thiên Chúa hà hơi, có ích cho sự giảng dạy, cho sự quở trách, cho sự sửa trị, cho sự giáo dục trong sự công chính, để người của Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sẵn sàng cho mọi việc lành.” (II Ti-mô-thê 3:15-17). Chỉ Thánh Kinh khiến cho một người trở nên trọn vẹn chứ không phải các giáo lý và các tư tưởng Thần học của các giáo hội.

Lời Chúa cũng cho chúng ta biết, con dân của Chúa vẫn có thể bị diệt vì thiếu sự tri thức: “Dân Ta bị diệt vì cớ thiếu sự tri thức. Bởi ngươi bỏ sự tri thức thì Ta cũng sẽ bỏ ngươi để ngươi không làm thầy tế lễ cho Ta nữa; bởi ngươi đã quên luật pháp của Thiên Chúa mình thì Ta cũng sẽ quên con cái ngươi. Chúng nó thêm nhiều bao nhiêu, thì chúng nó phạm tội nghịch lại Ta bấy nhiêu. Ta sẽ đổi sự vinh quang của chúng nó ra sự sỉ nhục.” (Ô-sê 4:6-7). Chúng ta sẽ thiếu sự tri thức nếu chúng ta không đọc và suy ngẫm Lời Chúa ngày đêm, để cẩn thận làm theo. Vì thiếu sự tri thức mà chúng ta không thể nhận ra những giáo sư giả và tiên tri giả, là điều mà chính Đức Chúa Jesus Christ đã cảnh báo cho Hội Thánh, ngay từ những ngày trước khi Hội Thánh được thành lập (Ma-thi-ơ 7:15-23). Vì thiếu sự tri thức mà chúng ta khiến cho con cháu của mình cũng bị hủy diệt, vì chúng ta đã làm gương xấu cho chúng nó trong sự bỏ quên luật pháp của Chúa, điển hình là sự không vâng giữ Mười Điều Răn. Sự vinh quang mà chúng ta đã nhận được (Giăng 17:22) khi được Đức Thánh Linh tái sinh, sẽ biến thành sỉ nhục, và chúng ta sẽ mất đi địa vị thầy tế lễ mà Đức Chúa Jesus Christ đã ban cho chúng ta. Cuối cùng là chúng ta sẽ bị hư mất đời đời.

II. Thời Kỳ Trước Cơn Lụt Lớn (? TCN – 2458 TCN)

Thời kỳ này kéo dài gần 1656 năm, bắt đầu từ khi loài người phạm tội cho đến khi Thiên Chúa dùng một cơn lụt lớn, để tiêu diệt loài người và mọi sinh vật khác trên đất, vì cớ “đất bại hoại trước mặt Đức Chúa Trời và đầy dẫy sự hung ác.” (Sáng Thế Ký 6:11), ngoại trừ gia đình Nô-ê gồm tám người.

Vào năm 987 sau khi sáng thế (3127 TCN), Hê-nóc được cất lên, đi với Chúa, không phải trải qua sự chết: “Hê-nóc cùng đi với Đức Chúa Trời, rồi mất biệt, bởi vì Thiên Chúa mang ông đi.” (Sáng Thế Ký 5:24). “Bởi đức tin, Hê-nóc đã được biến hóa, không thấy sự chết. Ông không được tìm thấy nữa, vì Đức Chúa Trời đã biến hóa ông. Vì trước khi sự biến hóa xảy ra, ông đã được chứng rằng, ông đã ở vừa lòng Đức Chúa Trời.” (Hê-bơ-rơ 11:5).

Sau đó 668 năm thì Thiên Chúa dùng một cơn lụt lớn để tiêu diệt thế gian. Theo Sáng Thế Ký 6:1-2, chúng ta có thể hiểu rằng, có lẽ, một số thiên sứ theo Sa-tan phạm tội, chống nghịch lại Thiên Chúa, bị đuổi ra khỏi thiên đàng, đã theo sự dẫn dụ của Sa-tan, nhập vào trong các người đàn ông không kính sợ Chúa, kết hôn với các phụ nữ, và có con với họ. Sự kết hôn giữa những người đàn ông bị tà linh xâm nhập với các phụ nữ đã sinh ra những đứa con dị dạng, cao lớn khác thường và hung dữ, độc ác, khiến cho toàn thế gian bị bại hoại (Sáng Thế Ký 6:4). Rất có thể, đây là một âm mưu thâm độc của Sa-tan, nhằm tìm cách vô hiệu hóa lời tiên tri của Thiên Chúa trong Sáng Thế Ký 3:15: “Ta sẽ đặt sự nghịch thù giữa ngươi và người nữ, giữa dòng dõi ngươi và dòng dõi người nữ. Người sẽ giày đạp đầu ngươi, còn ngươi sẽ làm tổn thương gót chân người.” Sa-tan hy vọng rằng, khi mọi người nam bị tà linh xâm nhập thì sẽ không thể nào có một dòng dõi thánh khiết ra từ phụ nữ. Tuy nhiên, Sa-tan đã thất bại, bởi vì:

  • Dòng dõi người nữ không ra từ sự kết hợp giữa một người nữ với một người nam, mà là bởi thần quyền của Đức Thánh Linh, là Thiên Chúa Ngôi Con nhập thế làm người, trở nên bào thai trong lòng một trinh nữ.
  • Vẫn có gia đình Nô-ê gồm bốn người đàn ông và bốn người đàn bà kính sợ Chúa, sau này được Chúa dùng để tiếp tục dòng dõi của loài người sau Cơn Lụt Lớn. II Phi-e-rơ 2:5 gọi Nô-ê là “người rao giảng công chính”. Điều đó cho phép chúng ta hiểu rằng, trước khi Cơn Lụt Lớn xảy ra thì Nô-ê đã rao giảng về Thiên Chúa cho thế gian, ít ra là trong suốt 120 năm ông và các con đóng tàu, theo lệnh của Thiên Chúa.

Có một cách khác để giải thích Sáng Thế Ký 6:1-2: “Loài người bắt đầu thêm nhiều trên mặt đất và sinh được những con gái. Các con trai của Đức Chúa Trời thấy những con gái của loài người xinh đẹp, thì họ lấy làm vợ những người họ chọn.” Cách giải thích này cho rằng, “các con trai của Đức Chúa Trời”, chính là các thiên sứ phạm tội, đã đích thân kết hôn với phụ nữ của loài người chứ không phải họ nhập vào những người đàn ông. Theo cách giải thích này thì chúng ta có thể hiểu rằng, các thiên sứ phạm tội đã khiến cho các phụ nữ loài người mang thai một cách siêu nhiên, tương tự như sự bà Ma-ri mang thai Đức Chúa Jesus bởi quyền năng của Đức Thánh Linh. Chính vì sự lạm quyền đó của một số các thiên sứ phạm tội mà Thiên Chúa đã phạt giam họ vào trong vực sâu không đáy nơi âm phủ, không cho phép họ tiếp tục hành động trong chốn không trung và trên mặt đất như Sa-tan và các thiên sứ phạm tội khác: “… Đức Chúa Trời đã chẳng chừa lại các thiên sứ phạm tội, nhưng quăng họ vào trong vực sâu tối tăm, giao họ vào trong xiềng xích của sự tối tăm để chờ sự phán xét” (II Phi-e-rơ 2:4). Khoa học của loài người ngày nay có thể khiến cho một phụ nữ có thai mà không cần phải qua sự kết hợp tính dục với một người đàn ông, cùng với kỹ thuật nhân chủng (cloning) giúp cho chúng ta phần nào hiểu rằng, những thiên sứ phạm tội có thể dùng quyền phép siêu nhiên của họ, để khiến những phụ nữ của loài người có thai và sinh ra một dòng dõi hung dữ, độc ác, chống nghịch Thiên Chúa và hãm hại lẫn nhau.

Ngay từ các dữ kiện trong thời kỳ này, chúng ta có thể thấy rõ các bài học và ý nghĩa hình bóng của các sự kiện trong lịch sử, tiêu biểu cho những sự sẽ xảy ra cho thế giới trong tương lai:

1) Bởi đức tin và sống đẹp lòng Chúa mà Hê-nóc được cất lên TRƯỚC KHI Thiên Chúa đoán phạt toàn thế gian như thế nào, thì trong một ngày sắp đến, bởi đức tin và nếp sống đẹp lòng Chúa, Hội Thánh cũng sẽ được cất lên trước bảy năm đại nạn như thế đó. Điều đó sẽ làm ứng nghiệm lời tiên tri của Đức Chúa Jesus Christ trong Khải Huyền 3:10: “Vì ngươi đã giữ lời của sự nhẫn nại Ta, Ta cũng sẽ giữ ngươi khỏi giờ thử thách sẽ đến trên khắp thế gian để thử nghiệm những kẻ ở trên đất.” Bảy năm đại nạn trong Thời Kỳ Tận Thế chính là “giờ thử thách sẽ đến trên khắp thế gian để thử nghiệm những kẻ ở trên đất.”

2) Sau khi Hê-nóc được cất ra khỏi thế gian, bởi đức tin và sống đẹp lòng Chúa mà gia đình Nô-ê gồm tám người đã được giải cứu TRONG cơn đại nạn đoán phạt toàn thế gian, để sau đó tiếp nối dòng dõi loài người. Cũng vậy, sau khi Hội Thánh được cất ra khỏi thế gian, những ai có đức tin và sống đẹp lòng Chúa thì sẽ được cứu, và sau đó tiếp nối dòng dõi loài người trong Vương Quốc Ngàn Năm.

3) Sự băng hoại của thế gian lúc nào cũng có sự tích cực dự phần của Sa-tan và các thiên sứ phạm tội.

4) Khi toàn thế gian bị băng hoại bởi tội lỗi thì Thiên Chúa sẽ ra tay đoán phạt. Lần đoán phạt thứ nhất trên toàn thế gian là một cơn nước lụt bao phủ toàn cầu trong suốt một năm. Lần đoán phạt thứ nhì trên toàn thế gian sẽ kéo dài gấp bảy lần (xem Lê-vi Ký 26), bằng bảy năm với các cơn đại nạn như đã được tiên tri trong sách Khải Huyền.

Trong Thời Kỳ Trước Cơn Lụt Lớn, tất cả những người chết trong tội lỗi đều bị hư mất đời đời. Gia đình Nô-ê được cứu khỏi cơn nước lụt và bước vào một thời kỳ mới: Thời Kỳ Lời Hứa. Số phận đời đời của họ tùy thuộc vào đức tin của họ nơi Thiên Chúa và sự trung tín vâng phục Thiên Chúa của họ. Nếu họ tiếp tục tin cậy Thiên Chúa và trung tín trong sự vâng phục Ngài cho đến chết, thì họ sẽ được cứu rỗi bởi sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, sẽ được sống lại trong thời Vương Quốc Ngàn Năm, và sẽ được sống mãi trong Vương Quốc Đời Đời. Đó cũng là số phận của những thánh đồ trong Thời Kỳ Trước Cơn Lụt Lớn, đã qua đời trước cơn nước lụt, kể từ A-đam.

III. Thời Kỳ Lời Hứa (2457 TCN – 1446 TCN)

Thời Kỳ Lời Hứa bắt đầu từ khi gia đình Nô-ê ra khỏi tàu vào năm 2457 TCN và kéo dài đến năm 1446 TCN, khi dân I-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai-cập và được Thiên Chúa thiết lập Mười Lời Giao Ước tại núi Si-na-i.

Trong Thời Kỳ Lời Hứa:

1) Thiên Chúa nhắc lại mệnh lệnh loài người phải sinh sản, làm cho đầy dẫy đất: “Thiên Chúa ban phước cho Nô-ê cùng các con trai của ông và phán với họ: Hãy sinh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất.” (Sáng Thế Ký 9:1); “Vậy, các ngươi hãy sinh sản, hãy thêm nhiều. Hãy làm cho đầy dẫy đất và thêm nhiều.” (Sáng Thế Ký 9:7).

2) Thiên Chúa cho phép loài người được ăn các loại thịt nhưng cấm ăn huyết: “Bất cứ vật gì cử động mà có sự sống thì sẽ là đồ ăn cho các ngươi như mọi thứ rau xanh mà Ta đã ban cho các ngươi. Nhưng thịt có sự sống, có máu, thì các ngươi đừng ăn.” (Sáng Thế Ký 9:3-4).

3) Thiên Chúa lên án chết những kẻ giết người: “Bất cứ kẻ nào làm đổ máu loài người, thì sẽ bị người khác làm đổ máu lại; vì Thiên Chúa đã làm nên loài người như hình của Ngài.” (Sáng Thế Ký 9:6).

Trong Thời Kỳ Lời Hứa có hai lời hứa được Thiên Chúa thiết lập với loài người:

  • Lời hứa thứ nhất do Nô-ê tiếp nhận, Thiên Chúa hứa rằng, Ngài sẽ không bao giờ tiêu diệt toàn thế gian bằng một cơn lụt lớn nữa, và Ngài dùng cầu vồng làm dấu hiệu bảo đảm cho lời hứa của Ngài (Sáng Thế Ký 9:8-17). Chúng ta biết, hiện tượng cầu vồng xảy ra là vì hơi nước trong không trung phản chiếu ánh sáng từ mặt trời. Sự kiện Thiên Chúa dùng cầu vồng làm dấu hiệu bảo đảm cho lời hứa của Ngài giúp cho chúng ta hiểu rằng, trước Cơn Lụt Lớn không hề có hơi nước trong không trung, vì thế cũng không hề có mưa. Cơn Lụt Lớn vừa là những sự chấn động mạnh trong lòng đất làm cho các mạch nước ngầm phun lên, vừa là sự sụp đổ của vòng nước bao phủ chung quanh địa cầu ở ngoài không gian, tạo ra những cơn mưa lớn: “Vào năm sáu trăm của đời Nô-ê, tháng hai, ngày mười bảy, trong cùng ngày đó, các nguồn của vực lớn nổ ra, và các cửa sổ trên trời mở xuống. Mưa trên mặt đất bốn mươi ngày và bốn mươi đêm.” (Sáng Thế Ký 7:11-12). Các đập trên trời tức là các khối nước ở ngoài không gian, bao phủ địa cầu, có tác dụng như một lồng kính lớn để điều hòa thời tiết trên đất và ngăn các tia phóng xạ độc hại, đã được Thiên Chúa dựng nên trong ngày thứ nhì (Sáng Thế Ký 1:6-8).
  • Lời hứa thứ nhì do Áp-ra-ham tiếp nhận.

Về mặt thuộc linh là lời hứa về sự cứu rỗi cho mọi dân tộc:

“Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn. Ta sẽ ban phước cho ngươi, làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một sự phước hạnh. Ta sẽ ban phước cho những ai chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi. Trong ngươi, hết thảy các gia tộc trên đất sẽ được ban phước.” (Sáng Thế Ký 12:2-3).

“Về phần Ta, này, giao ước của Ta với ngươi, và ngươi sẽ trở nên cha của nhiều dân tộc.” (Sáng Thế Ký 17:4).

Ga-la-ti 3:6-9

6 Như Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời, thì đã kể là công chính cho người;

7 vậy, các anh chị em hãy nhận biết rằng, những người có đức tin thì họ là con cháu của Áp-ra-ham.

8 Thánh Kinh cũng biết trước rằng, Đức Chúa Trời sẽ xưng các dân ngoại là công chính bởi đức tin, nên đã rao truyền trước cho Áp-ra-ham tin lành này: Trong ngươi, mọi dân tộc sẽ được phước. [Sáng Thế Ký 12:3; 18:18; 22:18; 26:4; 28:14]

9 Vậy nên, những ai có đức tin thì được phước với Áp-ra-ham, là người có đức tin.

“Và nếu các anh chị em thuộc về Đấng Christ, thì các anh chị em là dòng dõi của Áp-ra-ham, tức là những người kế tự theo lời hứa.” (Ga-la-ti 3:29).

Về mặt thuộc thể là lời hứa về sản nghiệp trên đất cho dòng dõi của Áp-ra-ham (lúc ông vẫn còn mang tên là Áp-ram), tức là dân I-sơ-ra-ên:

Sáng Thế Ký 13:14-17

14 Sau khi Lót phân rẽ khỏi Áp-ram rồi, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu phán với Áp-ram: Bây giờ, hãy ngước mắt của ngươi lên, nhìn từ chỗ ngươi đang ở về phương bắc, phương nam, phương đông, và phương tây.

15 Vì tất cả các đất mà ngươi thấy, Ta sẽ ban cho ngươi và cho dòng dõi của ngươi đến đời đời.

16 Ta sẽ làm cho dòng dõi của ngươi như bụi của đất. Vậy, nếu có ai đếm được bụi của đất thì dòng dõi của ngươi cũng có thể đếm được.

17 Hãy trỗi dậy! Đi khắp trong xứ, theo bề dài của nó và bề ngang của nó; vì Ta sẽ ban nó cho ngươi.

“Ta sẽ lập giao ước của Ta giữa Ta với ngươi và dòng dõi của ngươi, sau ngươi, trong các đời của chúng. Một giao ước đời đời, để cho Ta là Thiên Chúa của ngươi và của dòng dõi ngươi, sau ngươi. Ta sẽ ban cho ngươi và dòng dõi ngươi, sau ngươi vùng đất mà ngươi đang kiều ngụ, toàn thể đất Ca-na-an, làm cơ nghiệp đời đời; và Ta sẽ làm Thiên Chúa của họ.(Sáng Thế Ký 17:7-8).

Vì vậy, xứ Ca-na-an, tức xứ Palestine ngày nay, đời đời sẽ là đất của Thiên Chúa ban cho dân I-sơ-ra-ên. Không bao giờ có một quốc gia Palestine sẽ được thành lập trên vùng đất này, bất chấp sức mạnh của Liên Hiệp Quốc và các khối Hồi Giáo. Dẫu cho một quốc gia Palestine có được thành lập trên vùng đất đó, thì cũng sẽ bị chính Thiên Chúa tiêu diệt, để giữ tròn lời hứa đời đời của Ngài với Áp-ra-ham.

Trong Thời Kỳ Lời Hứa, ai không tin cậy, không vâng phục Thiên Chúa thì bị hư mất đời đời, ai tin cậy và vâng phục Thiên Chúa cho đến chết, thì họ sẽ được cứu rỗi bởi sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, sẽ được sống lại trong thời Vương Quốc Ngàn Năm, và sẽ được sống mãi trong Vương Quốc Đời Đời.

IV. Thời Kỳ Giao Ước Cũ (1446 TCN – 27)

Thời Kỳ Giao Ước Cũ còn gọi là Thời Kỳ Cựu Ước hoặc Thời Kỳ Luật Pháp, bắt đầu từ năm 1446 TCN, là khi dân I-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập, cho đến năm 27, khi Đức Chúa Jesus Christ hoàn thành công cuộc cứu chuộc nhân loại trên thập tự giá.

Vào tháng thứ ba, sau khi dân I-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai-cập và đi đến chân núi Si-na-i, thì Thiên Chúa kết một giao ước với loài người qua dân I-sơ-ra-ên, mà Tiên Tri Môi-se thay mặt cho tất cả, nhận lãnh trên núi Si-na-i. Nói là Thiên Chúa kết giao ước với loài người qua dân I-sơ-ra-ên là vì giao ước đó không chỉ có hiệu lực riêng cho dân I-sơ-ra-ên, mà là có hiệu lực chung cho tất cả những ai chịu đón nhận giao ước, bằng cách hội nhập với dân I-sơ-ra-ên. Thánh Kinh cho biết, trong ngày dân I-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập, có vô số người từ các dân tộc khác đi theo: “Và có vô số người thuộc các dân tộc cũng đi lên cùng họ, với những bầy chiên, những bầy bò… rất nhiều gia súc.” (Xuất Ê-díp-tô Ký 12:38); và chính Thiên Chúa phán: “Các con của người dân ngoại kết hiệp cùng Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, để phụng sự Ngài, để yêu danh của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, để làm các tôi tớ của Ngài, là tất cả những người giữ ngày Sa-bát không làm ô uế nó, và giữ lời giao ước của Ta, thì Ta sẽ đem họ đến núi thánh của Ta, và làm cho họ được vui mừng trong nhà cầu nguyện của Ta. Các của lễ thiêu và các sinh tế của họ sẽ được nhận lấy trên bàn thờ của Ta; vì nhà của Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc.” (Ê-sai 56:6-7).

Giao ước mà Thiên Chúa kết với loài người qua dân I-sơ-ra-ên trên núi Si-na-i là giao ước mà các người dân ngoại về cùng Đấng Tự Hữu Hằng Hữu phải cầm vững, tức là phải hết lòng vâng giữ. Giao ước đó chính là Mười Lời do Thiên Chúa chép trên hai bảng đá, mà chúng ta quen gọi là Mười Điều Răn. Thánh Kinh nguyên ngữ Hê-bơ-rơ không gọi là “Mười Điều Răn” nhưng gọi đó là “Mười Lời”:

“Ông đã ở đó với Đấng Tự Hữu Hằng Hữu bốn mươi ngày và bốn mươi đêm. Ông không ăn bánh, cũng không uống nước. Ngài đã chép trên các bảng đá các lời giao ước, tức là Mười Lời.” (Xuất Ê-díp-tô Ký 34:28).

“Ngài rao truyền cho các ngươi giao ước của Ngài, mà Ngài ra lệnh cho các ngươi làm theo, tức là Mười Lời. Ngài chép chúng trên hai bảng đá.” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 4:13).

“Ngài viết trên các bảng, như lần viết trước, Mười Lời mà Đấng Tự Hữu Hằng Hữu đã phán với các ngươi, từ giữa lửa tại trên núi, trong ngày nhóm hiệp; rồi, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu trao chúng cho ta.” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 10:4).

Trong Thời Kỳ Giao Ước Cũ:

1) Thiên Chúa nhắc lại cho loài người tiêu chuẩn đạo đức của Ngài, bằng cách chính tay Ngài chép ra tiêu chuẩn ấy trên hai bảng đá. Nên nhớ, không phải chờ đến lúc này Thiên Chúa mới thiết lập các điều răn của Ngài, mà là, tại thời điểm này, các điều răn của Thiên Chúa được chính Ngài hai lần chép thành chữ trên hai bảng đá cho loài người. Trước đó hơn 400 năm, Áp-ra-ham đã nhận biết và vâng giữ các điều răn và luật pháp của Thiên Chúa: “… Áp-ra-ham đã vâng theo tiếng Ta, đã giữ gìn sự quy định của Ta: các điều răn của Ta, các luật lệ của Ta, các luật pháp của Ta.” (Sáng Thế Ký 26:5).

2) Thiên Chúa truyền lệnh cấm loài người ăn thịt những thú vật không tinh sạch (Lê-vi Ký 11).

3) Thiên Chúa truyền lệnh cấm những quan hệ tính dục giữa bà con thân tộc.

4) Thiên Chúa thiết lập các luật vệ sinh và dân sự.

5) Thiên Chúa thiết lập các nghi thức thờ phượng Thiên Chúa, trong đó, có mạng lệnh xây dựng Đền Tạm để làm nơi thờ phượng Thiên Chúa.

6) Thiên Chúa thiết lập các nghi thức về việc dâng tế lễ chuộc tội và các của lễ khác, để tiêu biểu cho sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, để thể hiện sự thờ phượng Thiên Chúa qua các của lễ dâng hiến của con dân Chúa.

7) Thiên Chúa ban truyền lịch mới và các ngày lễ hội, gọi là các lễ hội của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, để tiêu biểu cho những điều mà Thiên Chúa sẽ làm trong lịch sử của loài người, được tóm lược trong Lê-vi Ký 23. Có bảy ngày lễ hội:

  • Lễ Vượt Qua, nhằm ngày 14 tháng Giêng (tháng Nisan): làm hình bóng về sự Đức Chúa Jesus Christ, là Chiên Con không tì không vết của Đức Chúa Trời, dâng chính mạng sống mình làm sinh tế chuộc tội cho nhân loại. Từ Lễ Vượt Qua, Đức Chúa Jesus Christ đã thiết lập Lễ Tiệc Thánh. Đây là một trong ba lễ quan trọng (hai lễ khác là Lễ Ngũ Tuần và Lễ Lều Tạm) mà mọi con dân Chúa phải về thờ phượng Chúa tại Đền Thờ của Ngài ở Giê-ru-sa-lem.
  • Lễ Bánh Không Men, bắt đầu từ ngày 15 cho đến hết ngày 22 tháng Giêng. Cả ngày đầu và ngày cuối của Lễ Bánh Không Men đều là ngày Sa-bát (khác với ngày Sa-bát mỗi cuối tuần). Lễ này tiêu biểu cho đời sống mới thánh sạch của con dân Chúa, sau khi họ được Đức Chúa Trời tha tội và được Đức Chúa Jesus Christ làm cho sạch tội. Bánh tiêu biểu cho đời sống, men tiêu biểu cho tội lỗi. Bánh không men tiêu biểu cho đời sống không vướng tội. Bảy ngày đầu tiêu biểu cho suốt thời gian trong cuộc đời của người theo Chúa, bắt đầu bằng một ngày dành riêng để tương giao với Chúa. Ngày thứ tám tiêu biểu cho đời sống mới thánh khiết trong Vương Quốc của Đức Chúa Trời, kéo dài mãi mãi, trong sự tương giao mật thiết với Thiên Chúa, không còn bận rộn với những việc làm của xác thịt.
  • Lễ Dâng Bó Lúa Đầu Mùa, nhằm ngày 16 tháng Giêng. Lễ này tiêu biểu cho hy vọng về sự phục sinh của Đức Chúa Jesus Christ và thành quả từ sự chết của Ngài. Lễ này không tiêu biểu cho sự Chúa sống lại, vì Chúa không phục sinh vào ngày 16 tháng Giêng, mà Chúa phục sinh vào cuối ngày 17 tháng Giêng. Lễ này cũng tiêu biểu cho hy vọng về sự sống lại của những người tin Chúa và báo trước về sự Hội Thánh sẽ được thành lập, như là thành quả tốt đẹp từ sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ.
  • Lễ Ngũ Tuần, còn gọi là Lễ Các Tuần Lễ hoặc Lễ Mùa Gặt, nhằm ngày thứ 50 sau bảy tuần lễ, kể từ ngày Sa-bát đầu tiên của Lễ Bánh Không Men, là một ngày Sa-bát (khác với ngày Sa-bát mỗi cuối tuần). Lễ này luôn luôn rơi vào ngày 6 tháng 3 (tháng Sivan) và không nhất thiết phải là ngày Thứ Nhất, tức Chủ Nhật, trong tuần lễ. Truyền thống của các giáo hội Cơ-đốc Giáo cho rằng Lễ Ngũ Tuần nhằm ngày thứ nhất trong tuần lễ là không đúng [1]. Lễ này kỷ niệm 50 ngày sau khi ra khỏi Ai-cập, dân I-sơ-ra-ên tiếp nhận giao ước của Thiên Chúa và trở thành một dân tộc thánh, tức là một dân tộc được biệt riêng cho Thiên Chúa. Lễ này cũng tiêu biểu cho thành quả từ sự chết của Đức Chúa Jesus Christ: nhiều người được cứu, được tái sinh (sống lại phần thuộc linh) và kết hợp thành Hội Thánh của Đức Chúa Trời, tiếp nhận luật pháp của Đức Chúa Trời được Đức Thánh Linh ghi chép trong lòng:

“Đấng Tự Hữu Hằng Hữu phán: Này là giao ước mà Ta sẽ lập với nhà I-sơ-ra-ên sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật pháp của Ta bên trong chúng nó và chép trong lòng của chúng nó. Ta sẽ làm Thiên Chúa của chúng nó và chúng nó sẽ làm dân Ta.” (Giê-rê-mi 31:33).

“Ấy là giao ước mà Ta sẽ lập với nhà I-sơ-ra-ên sau những ngày đó, Chúa phán, ban cho những luật pháp của Ta vào trong tâm trí của họ và ghi chúng lên trên những tấm lòng của họ. Ta sẽ là Thiên Chúa đối với họ và họ sẽ là dân chúng đối với Ta.” (Hê-bơ-rơ 8:10).

“Chúa phán: Này, giao ước mà Ta sẽ lập với họ sau những ngày đó. Ta sẽ ban các luật pháp của Ta trong những tấm lòng của họ, và trong những tâm trí của họ Ta sẽ ghi chúng.” (Hê-bơ-rơ 10:16).

  • Lễ Thổi Kèn, nhằm ngày 1 tháng 7 (tháng Tishri), là một ngày Sa-bát (khác với ngày Sa-bát mỗi cuối tuần). Lễ này là một ngày nghỉ dành cho dân I-sơ-ra-ên, tiêu biểu cho sự an nghỉ của con dân Chúa trong Hội Thánh sẽ đến trong ngày Chúa trở lại để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian. Vì thế, lễ này còn được tiêu biểu cho sự kiện tiếng kèn sẽ thổi, báo hiệu ngày Chúa xuất hiện giữa chốn không trung, để ban sự an nghỉ cho Hội Thánh của Ngài. Xa hơn nữa là tiêu biểu cho tiếng kèn báo hiệu thời điểm mở đầu của Vương Quốc Ngàn Năm và Vương Quốc Đời Đời.
  • Lễ Chuộc Tội, nhằm ngày 10 tháng 7 (tháng Tishri), là một ngày Sa-bát (khác với ngày Sa-bát mỗi cuối tuần). Tiêu biểu cho ngày kỷ niệm mọi tội lỗi của toàn thể thánh đồ của Chúa trong mọi thời đại đều được xóa sạch, để chuẩn bị cho ngày bước vào Vương Quốc Đời Đời.
  • Lễ Lều Tạm, bắt đầu từ ngày 15 đến hết ngày 22 tháng 7 (tháng Tishri). Cả ngày đầu và ngày cuối của Lễ Lều Tạm đều là ngày Sa-bát (khác với ngày Sa-bát mỗi cuối tuần). Lễ này kỷ niệm sự dân I-sơ-ra-ên ra khỏi ách nô lệ của Ai-cập và Pha-ra-ôn, được Thiên Chúa ở cùng, tiêu biểu cho sự Thiên Chúa sẽ nhập thế làm người, ở cùng nhân loại, đem nhân loại ra khỏi ách nô lệ của tội lỗi và Sa-tan. Ngoài ra, Lễ Lều Tạm còn tiêu biểu cho sự kiện con dân Chúa được tự do, vui sống trong sự hiện diện và cai trị của Đấng Em-ma-nu-ên trong Thời Kỳ Vương Quốc Ngàn Năm, và trong Thời Kỳ Vương Quốc Đời Đời.

Trong Thời Kỳ Giao Ước Cũ, ai không tin cậy, không vâng phục Thiên Chúa thì bị hư mất đời đời, ai tin cậy và vâng phục Thiên Chúa cho đến chết, bằng cách thể hiện sự vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời, thì họ sẽ được cứu rỗi bởi sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, sẽ được sống lại trong thời Vương Quốc Ngàn Năm, và sẽ được sống mãi trong Vương Quốc Đời Đời.

Chúng ta cần chú ý đến chi tiết này: Không một người nào có thể vâng giữ trọn vẹn các điều răn của Thiên Chúa để nhờ đó mà được cứu, nhưng trong thời Cựu Ước, một người muốn được cứu thì phải thể hiện lòng vâng phục Thiên Chúa qua sự vâng giữ các điều răn của Ngài. Những sự không trọn vẹn được tha thứ bởi sự dâng sinh tế chuộc tội. Trong thời Tân Ước, một người đã được cứu thì được ban cho thánh linh của Thiên Chúa để có thể vâng giữ các điều răn của Thiên Chúa tốt hơn là các thánh đồ Thời Cựu Ước. Chính sự hết lòng vâng giữ các điều răn của Thiên Chúa chứng minh rằng người ấy đã thật sự ăn năn tội, đã thật sự vâng phục Thiên Chúa, và đã thật sự được cứu. Những vi phạm vì yếu đuối, vì vô ý sẽ được tha thứ bởi sự đổ huyết của Đức Chúa Jesus Christ, nếu người vi phạm ăn năn và xưng tội. Người cố ý không vâng giữ các điều răn của Thiên Chúa là người không có sự cứu rỗi.

V. Thời Kỳ Giao Ước Mới (27 – Cuối Vương Quốc Ngàn Năm)

Thời Kỳ Giao Ước Mới, còn gọi là Thời Kỳ Ân Điển vì nhờ ơn thương xót của Thiên Chúa mà nhân loại được cứu rỗi ra khỏi tội lỗi. Gọi là Giao Ước Mới là dựa theo lời hứa của Thiên Chúa trong Giê-rê-mi 31:33 “Đấng Tự Hữu Hằng Hữu phán: Này là giao ước mà Ta sẽ lập với nhà I-sơ-ra-ên sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật pháp của Ta bên trong chúng nó và chép trong lòng của chúng nó. Ta sẽ làm Thiên Chúa của chúng nó và chúng nó sẽ làm dân Ta.” Giao Ước Mới được chính Đức Chúa Jesus Christ xác nhận trong Lu-ca 22:20: “Bữa ăn tối đã xong, Ngài cũng làm như vậy với chén, phán rằng: Chén này là giao ước mới trong máu Ta, vì các ngươi mà đổ ra.” Giao Ước Mới được ban hành trên núi Gô-gô-tha, khi Đức Chúa Jesus Christ trút hơi thở cuối cùng trên thập tự giá, và máu của Ngài thật sự đã ấn chứng cho Giao Ước Mới.

Có những lẽ thật sau đây mà chúng ta cần ghi nhớ về Giao Ước Mới:

1) Tương tự như Giao Ước Cũ, Giao Ước Mới cũng được Thiên Chúa thiết lập với loài người qua dân I-sơ-ra-ên. Giao Ước Mới do Đức Chúa Jesus Christ làm Đấng Trung Bảo, nghĩa là, Đức Chúa Jesus Christ thay cho loài người bảo đảm sự hoàn thành các điều khoản từ trong Giao Ước Cũ với Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jesus Christ thay cho Đức Chúa Trời bảo đảm sự hoàn thành các điều khoản trong cả hai giao ước với loài người. Vì là giao ước được lập với loài người qua dân I-sơ-ra-ên (đại diện bởi các sứ đồ là người I-sơ-ra-ên – Lu-ca 22:20) nên toàn thể nhân loại đều được dự phần trong giao ước ấy.

2) Giao Ước Mới không xóa bỏ Giao Ước Cũ mà là giúp cho loài người có thể đáp ứng được sự đòi hỏi của Đức Chúa Trời theo các điều khoản trong Giao Ước Cũ. Nói cách khác, Giao Ước Mới bao gồm các điều khoản trong Giao Ước Cũ nhưng thêm vào các điều khoản mới để giúp loài người thực hiện được Giao Ước Cũ.

a) Các điều khoản trong Giao Ước Cũ: Nếu loài người sống theo Mười Lời Đức Chúa Trời đã phán truyền và ghi chép trên hai bảng đá, thì Ngài sẽ ban phước cho họ và nhận họ làm con dân của Ngài. Từ trong địa vị được làm con dân của Đức Chúa Trời mà loài người sẽ nhận được sự tha tội và sự làm cho sạch tội:

“Đấng Tự Hữu Hằng Hữu phán: Bây giờ, hãy đến và chúng ta hãy biện luận cùng nhau! Dù những tội của các ngươi như chỉ đỏ sậm, sẽ trở nên trắng như tuyết; dù chúng đỏ màu đỏ sậm, sẽ trở nên trắng như len.” (Ê-sai 1:18).

“Ngài đã đem những sự vi phạm của chúng tôi xa khỏi chúng tôi như phương đông xa cách phương tây.” (Thi Thiên 103:12).

“Này, Thiên Chúa là sự cứu rỗi tôi; tôi sẽ tin cậy và không sợ hãi. Vì Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, chính Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, là sức mạnh của tôi, lời ca tụng của tôi; Ngài đã nên sự cứu rỗi tôi.” (Ê-sai 12:2).

Nếu người nào không vâng giữ bất cứ một lời nào trong Mười Lời ấy, thì cũng là vi phạm cả Mười Lời: “Vì người nào giữ trọn luật pháp, mà phạm một điều, thì cũng bị tội như đã phạm hết thảy.” (Gia-cơ 2:10). Người nào phạm điều răn của Đức Chúa Trời tức là người chống nghịch Lời Ngài. Nếu phạm nhân không ăn năn thì trong ngày chung cuộc sẽ bị Đức Chúa Trời đoán phạt theo từng việc, và kẻ ấy sẽ bị đời đời phân rẽ khỏi Thiên Chúa.

b) Các điều khoản được thêm vào Giao Ước Cũ để làm thành Giao Ước Mới: Vì không ai có thể giữ trọn Mười Lời của Thiên Chúa trong Giao Ước Cũ, nên Ngài đã thêm các điều khoản vào Giao Ước Cũ, để làm thành một Giao Ước Mới.

  • Con Một của Đức Chúa Trời là Đức Chúa Jesus Christ chịu nhận lấy sự đoán phạt tội lỗi thay cho loài người. Không có một biện pháp cứu rỗi nào khác. Sinh tế chuộc tội trong Giao Ước Cũ là hình bóng cho sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ trong Giao Ước Mới.
  • Ai thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ thì sẽ được cứu rỗi. Được cứu rỗi là: được tha tội và được làm cho sạch tội; được tái sinh; được Đức Thánh Linh chép Mười Lời vào lòng để yêu và nhớ, chép vào trí để hiểu và ứng dụng; được thánh hóa, tức là được ban cho năng lực để thắng điều dữ mà làm điều lành; được phục hồi địa vị làm con của Đức Chúa Trời. Hễ ai sau khi được cứu rỗi, hết lòng vâng giữ Mười Lời của Đức Chúa Trời cho đến chết, thì sẽ được ban cho sự sống đời đời, tức là sự mãi mãi thực hữu trong Vương Quốc của Đức Chúa Trời và trong sự hiểu biết Thiên Chúa ngày càng hơn. Ai không trung tín vâng giữ Mười Lời của Đức Chúa Trời cho đến chết thì sẽ bị Chúa mửa ra (Khải Huyền 3:16), và bị Ngài định phần chung với những kẻ giả hình (Ma-thi-ơ 24:51), tức là sẽ bị hư mất đời đời, nhưng sẽ bị hình phạt nặng hơn là những người chưa bao giờ được cứu (II Phi-e-rơ 2:20). Ngay cả trong Thời Kỳ Tận Thế, khi các thánh đồ bị bách hại cách kinh khủng nhất trong toàn thể lịch sử của loài người, thì điều kiện được ban cho sự sống đời đời vẫn không thay đổi. Đó là: tin nhận Đức Chúa Jesus Christ và vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời:

Con rồng nổi giận với người đàn bà và đi gây chiến với những kẻ còn lại thuộc dòng dõi người, là những kẻ vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời và có lời chứng của Đức Chúa Jesus Christ. Nó đứng trên bãi cát biển.” (Khải Huyền 12:17).

“Đây là sự nhẫn nại của các thánh đồ. Đây là những người vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời và đức tin của Đức Chúa Jesus.” (Khải Huyền 14:12).

  • Ai không ăn năn tội, không tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, thì cứ ở lại trong sự đoán phạt của Đức Chúa Trời và trong sự hư mất đời đời.

3) Giao Ước Mới bao gồm thánh đồ mọi thời đại, từ khi sáng thế cho đến khi kết thúc Thời Kỳ Vương Quốc Ngàn Năm. Điều này có nghĩa là những thánh đồ từ thời trước khi có các giao ước cho đến các thánh đồ trong Thời Kỳ Giao Ước Cũ, đều được hưởng các điều khoản: được tha tội, được làm cho sạch tội, được tái sinh và được sống đời trong địa vị là con cái của Đức Chúa Trời, mặc dù khi còn sống họ không biết gì về sự cứu rỗi của Đức Chúa Jesus Christ. Còn các thánh đồ trong Thời Kỳ Giao Ước Mới bao gồm: Thời Kỳ Hội Thánh, Thời Kỳ Tận Thế, và Thời Kỳ Vương Quốc Ngàn Năm thì đương nhiên nhận biết và ở trong Giao Ước Mới.

4) Mọi hình bóng về nghi thức thờ phượng Thiên Chúa, sự chuộc tội, cùng các sự dâng hiến của con dân Chúa đều được thay thế bằng hành động hiện thực của Đức Chúa Jesus Christ và của Hội Thánh.

5) Lễ Báp-tem và Lễ Tiệc Thánh được thiết lập. Lễ Báp-tem là dấu hiệu tỏ ra bên ngoài về sự một người đã được cứu, vì người ấy đã thật lòng ăn năn tội và tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ. Lễ Tiệc Thánh nhắc cho người đã được cứu nhớ, vì sao mình đã được cứu, và nhớ cái giá kinh khiếp phải trả cho sự phạm tội. Tất cả con dân Chúa có bổn phận vâng giữ hai nghi lễ này.

6) Các loài thú không tinh sạch đã được Đức Chúa Trời làm cho tinh sạch, mọi dân tộc được Đức Chúa Trời kêu gọi và lựa chọn như dân I-sơ-ra-ên (Công Vụ Các Sứ Đồ 10:15-16, 28, 35) [2].

7) Những hình phạt của luật pháp loài người dành cho kẻ ác vẫn được thi hành: “Vì người là tôi tớ của Thiên Chúa để làm ích cho ngươi. Nhưng nếu ngươi làm ác thì hãy sợ; vì người mang gươm chẳng phải là vô cớ. Người là tôi tớ của Thiên Chúa, là người thi hành hình phạt, giáng cơn giận trên kẻ làm ác. Vậy nên cần phải vâng phục, chẳng phải chỉ bởi cơn giận nhưng cũng bởi lương tâm.” (Rô-ma 13:4-5).

8) Những người ăn năn tội và tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ trước ngày Đấng Christ trở lại, thì được kết hợp thành Hội Thánh của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jesus Christ. Trong tương lai, Hội Thánh sẽ được kết hợp cách mầu nhiệm với Đức Chúa Jesus Christ, mà Thánh Kinh đã dùng hình ảnh kết hợp của vợ chồng để tiêu biểu (Khải Huyền 19:6-9). Chúng ta không thể nào hiểu được sự mầu nhiệm này, cho đến khi sự kiện xảy ra mà lúc đó chúng ta vẫn còn thuộc về Hội Thánh (chẳng bị Chúa mửa ra vì không trung tín sống theo Lời Ngài).

9) Thiên Chúa ngăn cấm sự trả thù mà đòi hỏi sự tha thứ trọn vẹn, cùng với lòng yêu thương, cầu thay cho kẻ thù.

10) Mỗi con dân Chúa phải giúp cho người khác trở nên môn đồ của Chúa, không phân biệt chủng tộc. Mỗi con dân Chúa phải làm báp-tem cho người mới tin Chúa và dạy cho họ hết thảy mọi điều mà Chúa đã truyền cho Hội Thánh của Ngài, kể cả dạy cho họ làm Tiệc Thánh để nhớ Chúa.

Như đã trình bày trên đây, Thời Kỳ Giao Ước Mới được chia thành ba thời kỳ khác nhau:

1. Thời Kỳ Hội Thánh: Thời kỳ này bắt đầu từ khi Đức Chúa Jesus Christ phục sinh, Hội Thánh được thành lập, và sẽ kết thúc khi Đức Chúa Jesus Christ trở lại giữa chốn không trung, để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian trước Thời Kỳ Tận Thế. Tất cả những ai thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, và trung tín sống theo Lời Chúa trong thời kỳ này, đều được đặc ân của Thiên Chúa, cho phép dự phần trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jesus Christ. Đây không phải là đặc ân mà thánh đồ trong các thời kỳ khác được ban cho.

Trong mọi thời đại, tất cả những ai ăn năn tội và tin nhận Thiên Chúa, vâng phục Thiên Chúa, thì được Thánh Kinh gọi là các thánh đồ, tức là những người tin theo Thiên Chúa, được Ngài làm cho nên thánh, và được vui hưởng cơ nghiệp của Ngài. Tuy nhiên, mỗi thánh đồ, và thánh đồ của mỗi thời kỳ sẽ có những đặc quyền và địa vị khác nhau trong Vương Quốc Đời Đời của Đức Chúa Trời. Riêng các thánh đồ trong Thời Kỳ Hội Thánh có đặc quyền được kết hợp cách lạ lùng với Đức Chúa Jesus Christ, mà Khải Huyền 19 gọi là hôn lễ của Chiên Con. Sứ Đồ Phao-lô gọi sự kết hợp lạ lùng giữa Đức Chúa Jesus Christ và Hội Thánh là sự mầu nhiệm lớn (Ê-phê-sô 5:32). Thánh Kinh dùng hình ảnh người chồng để tiêu biểu cho Đức Chúa Jesus Christ, hình ảnh của người vợ để tiêu biểu cho Hội Thánh, hình ảnh các trinh nữ phù dâu để tiêu biểu cho những thánh đồ I-sơ-ra-ên trong Thời Kỳ Tận Thế (Ma-thi-ơ 25:1-13), và hình ảnh các bạn của chàng rể để tiêu biểu cho những thánh đồ thuộc các thời kỳ khác (Giăng 3:29).

Các thánh đồ ở trong Hội Thánh là những người được cùng ngồi trong các nơi trên trời với Đức Chúa Jesus Christ: “… Ngài làm cho chúng ta cùng sống lại và đặt chúng ta cùng ngồi trong các tầng trời, trong Đấng Christ Jesus…” (Ê-phê-sô 2:6). Điều này có nghĩa là Hội Thánh được đồng trị với Đức Chúa Jesus Christ trên mọi sự trong Thời Kỳ Vương Quốc Ngàn Năm và trong Thời Kỳ Vương Quốc Đời Đời. Trong khi đó, các thánh đồ đã qua đời trước Thời Kỳ Giao Ước, trong Thời Kỳ Giao Ước Cũ hoặc các thánh đồ sẽ qua đời trong Thời Kỳ Tận Thế đều sẽ được đồng sống lại, và cai trị trên đất với Đức Chúa Jesus Christ trong Vương Quốc Ngàn Năm và trong Vương Quốc Đời Đời: “Người công chính sẽ thừa hưởng đất, và ở tại đó mãi mãi.” (Thi Thiên 37:29). Riêng các thánh đồ còn sống vào cuối Thời Đại Nạn và các thánh đồ được sinh ra trong thời Vương Quốc Ngàn Năm, thì sẽ trở thành những công dân của Vương Quốc của Đức Chúa Trời.

Hội Thánh của Chúa sẽ được cất lên không trung để gặp Chúa, trong ngày Đức Chúa Jesus Christ đến giữa chốn không trung để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian, và Hội Thánh sẽ được ở với Chúa luôn, hễ Chúa ở đâu thì Hội Thánh sẽ ở đó:

“Này, tôi tỏ cho các anh chị em một sự mầu nhiệm: Chúng ta sẽ không ngủ hết, nhưng hết thảy chúng ta sẽ được biến hóa. Trong khoảnh khắc, trong nháy mắt, lúc tiếng kèn chót, vì kèn sẽ thổi, những người chết sẽ được sống lại, không có tính hư nát, và chúng ta sẽ được biến hóa.” (I Cô-rinh-tô 15:51-52).

“Này là điều chúng tôi nhờ Lời của Chúa mà nói với các anh chị em: Chúng ta là những người sống, còn ở lại cho tới kỳ Chúa đến, thì không lên trước những người đã ngủ rồi. Vì chính Chúa sẽ từ trời giáng xuống với tiếng kêu lớn, với tiếng của thiên sứ trưởng, cùng tiếng kèn của Thiên Chúa, và những người chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước. Kế đến, chúng ta là những người sống, mà còn ở lại, sẽ cùng họ được cất lên trong những đám mây, để gặp Chúa tại nơi không trung. Như vậy, chúng ta sẽ ở cùng Chúa mãi mãi. (I Tê-sa-lô-ni-ca 4:15-17).

Sự kiện Đức Chúa Jesus Christ xuất hiện giữa chốn không trung để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian sẽ rất là bất ngờ, trong khi toàn thế gian đang ăn uống, cưới gả như thường (Ma-thi-ơ 24:37-38). Sự kiện này hoàn toàn khác với sự kiện Đức Chúa Jesus Christ sẽ tái lâm trên đất vào cuối của bảy năm đại nạn, để tiêu diệt AntiChrist và phán xét toàn thế gian. Không ai biết được ngày giờ Đức Chúa Jesus Christ sẽ đến để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian. Chúng ta chỉ biết điềm báo hiệu ngày Chúa đến, đó là sự bội Đạo rất lớn xảy ra trong Hội Thánh, đến nỗi, trong ngày Chúa đến sẽ không có bao nhiêu người thật sự tin Chúa trong Hội Thánh. Chính Đức Chúa Jesus Christ đã tiên tri về ngày Chúa đến như sau: Dù vậy, khi Con Người đến, Ngài sẽ tìm thấy đức tin trên đất chăng?(Lu-ca 18:8). Đây là một thực trạng đau buồn và cũng là điều mà chúng ta dùng để xét mình. Người thật lòng tin Chúa là người làm theo Lời Chúa, tức là vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời: “Ai nói: Tôi biết Ngài! Mà không giữ các điều răn của Ngài, là người nói dối, lẽ thật không ở trong người ấy. Nhưng ai giữ lời Ngài, thì tình yêu của Đức Chúa Trời thật là trọn vẹn trong người ấy. Bởi đó, chúng ta biết chúng ta ở trong Ngài. Ai nói mình ở trong Ngài, thì người ấy cũng phải bước đi như chính Ngài đã bước đi.” (I Giăng 2:4-6). Ngày nay, đủ loại hình thức thờ phượng Chúa theo các cổ tục của tà giáo (Easter, Christmas), theo ý riêng của loài người, theo triết lý của “Thần Học Hội Nhập”, của “Tin Lành Thịnh Vượng”, của “Nói Tiếng Lạ và Đặt Tay Té Ngã…” đã xâm nhập sâu rộng vào trong Hội Thánh qua các tổ chức giáo hội và qua các giáo sư giả, người chăn giả, người chăn thuê. Ngày nay, phần lớn các giáo hội không còn công nhận thẩm quyền tuyệt đối của Thánh Kinh và xem đồng tính luyến ái không phải là tội lỗi! Chúng ta thật sự đang ở trong những phút giây cuối cùng của sự chờ đợi Đức Chúa Jesus Christ yêu dấu của chúng ta đến!

Có quan điểm Thần học cho rằng, Đức Chúa Trời chỉ có một Hội Thánh, bao gồm con dân Chúa trong mọi thời đại. Nghĩa là Hội Thánh bao gồm tất cả những ai thật lòng tin nhận Chúa và sống theo Lời Chúa trong thời kỳ chưa có giao ước lẫn thời kỳ Cựu Ước và Tân Ước. Tuy nhiên, Thánh Kinh cho chúng ta biết, Hội Thánh của Chúa do chính Đức Chúa Jesus Christ tuyên bố là Ngài sẽ thành lập: “Nhưng Ta cũng phán với ngươi rằng, ngươi là Phi-e-rơ, và trên khối đá này Ta sẽ lập Hội Thánh của Ta. Các cửa của âm phủ sẽ chẳng thắng được nó.” (Ma-thi-ơ 16:18). Khi Đức Chúa Jesus Christ phán những lời này thì Hội Thánh chưa thực hữu. Vì thế, Hội Thánh của Chúa là một thực thể đặc biệt trong chương trình của Đức Chúa Trời, mà Thánh Kinh gọi là một huyền nhiệm được giấu kín trong Đức Chúa Trời từ thời thượng cổ, chưa từng bày tỏ cho con cái loài người, nay được tỏ ra cho các sứ đồ và tiên tri để soi sáng cho mọi người (Ê-phê-sô 3).

Những người tin nhận Đức Chúa Jesus Christ, được tái sinh trong ngày thứ nhất của tuần lễ, tiếp liền sau khi Chúa phục sinh: “Ngài lại phán với môn đồ rằng: Bình an cho các ngươi! Cha đã sai Ta thế nào, Ta cũng sai các ngươi thể ấy. Khi Ngài phán điều đó rồi, thì thổi hơi trên môn đồ và phán với họ: Hãy nhận thánh linh.” (Giăng 20:21-22), để chuẩn bị cho sự thành lập Hội Thánh với trách nhiệm tiếp tục mục vụ của Đức Chúa Jesus Christ trên đất. Hội Thánh của Chúa được thành lập từ những người đã được tái sinh trong ngày Đức Thánh Linh giáng lâm, nhằm ngày Lễ Ngũ Tuần theo sau ngày Chúa phục sinh (Công Vụ Các Sứ Đồ 2). Chỉ riêng những thánh đồ của Chúa trong Hội Thánh mới được Đức Thánh Linh ngự vào thân thể của họ (I Cô-rinh-tô 3:16; 6:19).

Vì địa vị khác thường của Hội Thánh trong chương trình của Thiên Chúa mà chúng ta, những người đang được ở trong Hội Thánh, phải cẩn thận giữ mình, để không bị mất đi địa vị vô cùng cao quý này. Chúng ta chớ sợ khổ vì danh Chúa, chúng ta chớ lo lắng về đời này, và chúng ta chớ yêu mến thế gian cùng những sự thuộc về thế gian, nhất là chớ tham tiền bạc, danh vọng, địa vị, và sắc dục… nhưng chúng ta hãy hết lòng đáp lại tiếng gọi của Đức Chúa Jesus Christ: “Ai yêu cha hay mẹ hơn Ta thì không đáng cho Ta. Ai yêu con trai hay con gái hơn Ta thì không đáng cho Ta.” (Ma-thi-ơ 10:37). “Nếu ai muốn đến, theo Ta, người ấy hãy từ bỏ chính mình, mỗi ngày vác thập tự giá của mình mà theo Ta.… Còn ai không vác thập tự giá của mình mà đến, theo sau Ta, thì không được làm môn đồ của Ta.” (Lu-ca 9:23; 14:27).

Chỉ những ai sống trung tín với Lời Chúa, hết lòng vâng giữ luật pháp của Đức Chúa Trời đã được Đức Thánh Linh khắc ghi trong lòng mình, thì mới được ra đi với Đức Chúa Jesus Christ trong ngày Chúa trở lại. Hãy nhớ đến gương của Hê-nóc: “Bởi đức tin, Hê-nóc đã được biến hóa, không thấy sự chết. Ông không được tìm thấy nữa, vì Đức Chúa Trời đã biến hóa ông. Vì trước khi sự biến hóa xảy ra, ông đã được chứng rằng, ông đã ở vừa lòng Đức Chúa Trời.” (Hê-bơ-rơ 11:5).

Tôi hiểu rằng:

  • Trong ngày Đức Chúa Jesus Christ trở lại để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian, những người đã tin nhận Chúa, đã được ở trong Hội Thánh mà không có nếp sống trung tín vâng giữ luật pháp của Đức Chúa Trời, thì sẽ bị bỏ lại và phải chịu khổ trong Thời Kỳ Đại Nạn.
  • Những kẻ đã tin và hiểu rõ Lời Chúa mà thản nhiên không sống theo Lời Chúa, sau khi bị bỏ lại thì sẽ không còn cơ hội ăn năn. Thánh Kinh gọi đó là những kẻ mà lương tâm đã chai lì: “Nhưng Đấng Thần Linh phán tỏ tường rằng, trong những thời buổi sẽ đến, một số người sẽ từ bỏ đức tin mà theo các thần lừa dối và những giáo lý của ma quỷ. Chúng nói những lời nói dối trong sự giả hình, làm cho lương tâm của chúng chai lì.” (I Ti-mô-thê 4:1-2). Trong nguyên ngữ Hy-lạp, lương tâm chai lì là lương tâm đã bị đốt bởi một thanh sắt nóng, như là chỗ da của gia súc đã chai cứng vì bị đóng dấu bằng thanh sắt nung nóng. Đây chính là những kẻ mà Hê-bơ-rơ 6:4-6 nói đến: Vì không thể nào những người đã một lần được soi sáng, đã nếm sự ban cho từ trên trời, được trở nên những người dự phần về thánh linh, đã nếm Lời phán lành của Thiên Chúa và những năng lực của đời sau, rồi họ lại sa ngã, mà được phục hồi vào trong sự ăn năn. Vì họ đang đóng đinh Con của Đức Chúa Trời trên thập tự giá cho mình lần nữa và họ công khai sỉ nhục Ngài.”
  • Những kẻ tin mà thiếu hiểu biết Lời Chúa nên yếu đuối trong sự sống theo Lời Chúa, sau khi bị bỏ lại sẽ có cơ hội để ăn năn. Tuy nhiên, tất cả những ai ăn năn tội, tin nhận Chúa trong Kỳ Tận Thế đều phải chịu khổ vì danh Chúa, thậm chí phải tử Đạo. Những ai trung tín cho đến chết thì sẽ được phục sinh và cai trị trong Vương Quốc Ngàn Năm. Những ai vẫn còn sống khi Chúa tái lâm thì sẽ trở thành công dân của Vương Quốc Ngàn Năm.

2. Thời Kỳ Tận Thế bao gồm Thời Kỳ Đại Nạn: Thời Kỳ Tận Thế sẽ bắt đầu từ khi Hội Thánh được Đức Chúa Jesus Christ cất ra khỏi thế gian và kết thúc với sự Đức Chúa Jesus Christ phán xét thế gian. Thời kỳ này có thể kéo dài trên dưới mười năm, bao gồm bảy năm của Thời Kỳ Đại Nạn. Có một số nhà giải kinh cho rằng, Thời Kỳ Đại Nạn chỉ là ba năm rưỡi sau cùng của triều đại AntiChrist, vì chỉ trong khoảng thời gian đó, cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời mới giáng xuống trên đất. Những người nói như vậy là bởi vì họ cho rằng chỉ có cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời mới là “đại nạn”. Thật ra, trong suốt bảy năm của vương triều AntiChrist đều có những cơn hoạn nạn lớn chưa từng thấy trong lịch sử loài người, dù là cơn hoạn nạn do chính loài người gây ra cho lẫn nhau, như sự bách hại của AntiChrist đối với những ai không đầu phục nó.

Dưới đây là những sự kiện chính sẽ xảy ra trong Thời Kỳ Tận Thế:

1) Sẽ có một chính phủ toàn cầu, đứng đầu bởi AntiChrist, là kẻ chống nghịch Đấng Christ. Thế giới sẽ chia thành 10 khu vực dưới quyền của 10 “vua”. Mười vua này sẽ giao quyền của mình cho AntiChrist.

2) AntiChrist sẽ tái xác nhận hòa ước bảy năm với các quốc gia, khởi đầu cho bảy năm của Thời Kỳ Đại Nạn. Đây có lẽ là hòa ước đã được Liên Hiệp Quốc thiết lập giữa I-sơ-ra-ên và các nước Hồi Giáo, sau khi cuộc chiến được tiên tri trong Thi Thiên 83 và Ê-sai 17 xảy ra và kết thúc với kết quả: dân I-sơ-ra-ên tiêu diệt hoàn toàn các thế lực khủng bố Hồi Giáo trong vùng đất Palestine, hoàn toàn làm chủ vùng đất Ca-na-an đã được Thiên Chúa hứa ban cho họ. Cuộc chiến này có thể xảy ra trước hoặc sau khi Chúa cất Hội Thánh ra khỏi thế gian. Nếu nó xảy ra trước khi Chúa cất Hội Thánh ra khỏi thế gian thì đó là sự thương xót rất lớn của Chúa dành cho Hội Thánh. Ngài dùng nó như là điềm cuối cùng báo hiệu sự Chúa đến, để tỉnh thức Hội Thánh.

3) Sẽ có chiến tranh, dịch lệ, đói kém, động đất và các thiên tai chưa từng có trong lịch sử xảy ra trong suốt Thời Kỳ Tận Thế, như đã tiên tri trong sách Khải Huyền.

4) Đền Thờ tại Giê-ru-sa-lem sẽ được dân I-sơ-ra-ên xây dựng lại. Có lẽ trong cuộc chiến sắp tới, đền thờ Hồi Giáo sẽ bị phá hủy bởi bom đạn của chính dân Hồi Giáo. Sau cuộc chiến, dân I-sơ-ra-ên xây dựng lại Đền Thờ Thiên Chúa, tái lập hệ thống thờ phượng của Do-thái Giáo sau hơn 1900 năm bị gián đoạn.

Chính trong thời kỳ này, những người Do-thái sùng tín trong Do-thái Giáo, không chịu tiếp nhận Tin Lành, được Thánh Kinh điển hình bằng năm trinh nữ thiếu khôn ngoan, sống theo Cựu Ước mà không sống theo Tân Ước. Khi tiệc cưới Chiên Con được diễn ra thì họ không được vào trong tiệc cưới. Những người Do-thái vâng giữ luật pháp trong Cựu Ước nhưng cũng vâng giữ giáo lý của Tân Ước, được Thánh Kinh điển hình bằng năm nữ đồng trinh khôn ngoan, được vào dự tiệc cưới của Chiên Con. Khi những người Do-thái Giáo đi tìm người giảng Tin Lành để nghe, hiểu, và tiếp nhận Tin Lành thì cửa vào nơi tổ chức tiệc cưới đã đóng.

5) Cuộc chiến tranh do liên quân Nga và các nước Hồi Giáo ở phía bắc của I-sơ-ra-ên tấn công I-sơ-ra-ên, như đã tiên tri trong Ê-xê-chi-ên 38 và 39, sẽ xảy ra.

6) Các tôn giáo mang danh Chúa sẽ kết hợp làm một dưới quyền lãnh đạo của Va-ti-căng, tức Ba-bi-lôn Lớn trong Khải Huyền 17 và 18. Sau khi Hội Thánh được cất ra khỏi thế gian, những giáo sư giả, tiên tri giả, kẻ chăn giả, kẻ chăn thuê cùng với những tín đồ trong hệ thống Cơ-đốc Giáo sẽ thực hiện việc hiệp một các giáo hội và giáo phái. Các nhà lãnh đạo trong thế gian sẽ bị chi phối bởi thế lực của khối tôn giáo hiệp một này. Trong giai đoạn mới lên cầm quyền, AntiChrist sẽ lợi dụng thế lực của khối tôn giáo hiệp một này.

7) AntiChrist và 10 vua đồng minh sẽ tiêu diệt Va-ti-căng.

8) Tiên tri giả của AntiChrist sẽ thiết lập một hệ thống tôn giáo toàn cầu, buộc mọi người thờ phượng chỉ một mình AntiChrist.

9) Tiên tri giả của AntiChrist sẽ ra luật bắt mọi người phải mang dấu hiệu của AntiChrist, là tên hoặc con số của tên AntiChrist, trên tay phải hoặc trên trán. Ai khước từ sẽ không được quyền mua bán. Những ai tự ý tiếp nhận con dấu của AntiChrist sẽ bị hư mất đời đời cùng AntiChrist.

10) Sẽ có 144.000 người I-sơ-ra-ên đi khắp nơi rao giảng Tin Lành (Khải Huyền 7:1-8).

11) Sẽ có hai chứng nhân của Chúa xuất hiện và nói tiên tri trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày [3].

12) Tin Lành sẽ được giảng ra khắp đất cho mọi dân tộc, mọi tiếng nói bởi một thiên sứ: “Tôi thấy một thiên sứ khác bay giữa trời, có Tin Lành Vĩnh Cửu giảng cho cư dân trên đất, cho mỗi quốc gia, mỗi chi tộc, mỗi ngôn ngữ và mỗi dân tộc.” (Khải Huyền 14:6). Sẽ có vô số người tin nhận Tin Lành và sẽ có nhiều người bị AntiChrist giết vì trung tín với Chúa. Những người này sẽ được sống lại và cai trị trên đất với Đức Chúa Jesus Christ trong Thời Kỳ Vương Quốc Ngàn Năm.

13) Sông Ơ-phơ-rát sẽ cạn khô để mở đường cho quân lực của các vua từ phương đông tiến về, bao vây và tấn công Giê-ru-sa-lem.

14) Thành Giê-ru-sa-lem sẽ bị thất thủ, dân I-sơ-ra-ên phải trốn vào đồng vắng. Tại đồng vắng, dân I-sơ-ra-ên sẽ được Đức Chúa Trời bảo vệ trong một ngàn hai trăm sáu mươi ngày, tức suốt thời gian ba năm rưỡi cuối cùng của Thời Kỳ Đại Nạn, như đã tiên tri trong Khải Huyền 12:6.

15) Đức Chúa Jesus Christ và Hội Thánh sẽ giáng lâm trên núi Ô-li-ve, để tiêu diệt AntiChrist cùng các thế lực chống nghịch Chúa.

16) AntiChrist và tiên tri giả của nó sẽ bị ném vào hỏa ngục đang khi còn sống.

17) Sa-tan sẽ bị nhốt lại trong vực sâu nơi âm phủ, suốt một ngàn năm.

18) Đức Chúa Jesus Christ sẽ phán xét mọi dân tộc (Ma-thi-ơ 25). Sự phán xét này khác với sự phán xét chung cuộc trong Khải Huyền 20:11-15, và chia thành ba giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Sự phán xét dân I-sơ-ra-ên, được tiêu biểu bằng ngụ ngôn 10 nữ đồng trinh (Ma-thi-ơ 25:1-13). Sẽ có những người được tham dự tiệc cưới của Chiên Con và những người không được tham dự.
  • Giai đoạn 2: Sự phán xét những người hầu việc Chúa, được tiêu biểu bằng ngụ ngôn các ta-lâng (Ma-thi-ơ 25:14-30).
  • Giai đoạn 3: Sự phán xét những người xưng mình tin nhận Chúa, được tiêu biểu bằng ngụ ngôn chiên và dê (Ma-thi-ơ 25:31-46).

19) Sự phục sinh của các thánh đồ đã qua đời trong các thời kỳ trước và các thánh đồ đã qua đời trong Thời Kỳ Đại Nạn, trước khi Tiệc Cưới Chiên Con được diễn ra trên đất.

20) Tiệc cưới của Chiên Con (khác với lễ cưới của Chiên Con được diễn ra trước đó ở trên trời), được diễn ra trên đất, tại Giê-ru-sa-lem, trước khi bắt đầu Thời Kỳ Vương Quốc Ngàn Năm.

3. Thời Kỳ Vương Quốc Ngàn Năm: Tất cả những ai tin nhận Chúa trong Thời Kỳ Tận Thế mà vẫn còn sống và trung tín sống theo Lời Chúa khi Chúa tái lâm, thì sẽ trở thành công dân của Vương Quốc Ngàn Năm. Họ sẽ tiếp tục sinh sản, làm cho đầy dẫy đất. Thân thể xác thịt của họ vẫn sẽ già và chết mặc dù tuổi thọ sẽ kéo dài (Ê-sai 65:20), bởi vì: “Sự được sinh bởi xác thịt là xác thịt”, mà xác thịt thì chịu chung bản án phải trở về cùng bụi đất, trước khi được sống lại để đời đời hưởng phước hoặc đời đời chịu hình phạt nơi hỏa ngục. Ngoại trừ Hê-nóc, Ê-li và một số ít các thánh đồ thuộc Thời Kỳ Hội Thánh, là những người thân thể được biến hóa mà không qua sự chết.

Dưới đây là những sự kiện chính trong Thời Kỳ Vương Quốc Ngàn Năm:

1) Đức Chúa Jesus Christ là “Ngôi Lời của Đức Chúa Trời” (Khải Huyền 19:13), là “Vua của Các Vua và Chúa của Các Chúa” (Khải Huyền 19:16). “Ngôi Lời của Đức Chúa Trời” khiến cho trong Thời Kỳ Vương Quốc Ngàn Năm “thế gian sẽ đầy dẫy sự tri thức về Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, như nước che lấp biển” (Ê-sai 11:9b). “Vua của Các Vua và Chúa của Các Chúa” đứng đầu những vua chúa trong toàn thế gian và những thầy tế lễ trong Đền Thờ mới. Những vua chúa và thầy tế lễ là những thánh đồ tử Đạo Thời Đại Nạn (Khải Huyền 20:6) cùng với những thánh đồ Thời Cựu Ước, trong đó, nổi bật nhất là Vua Đa-vít. Theo các lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên thì Đa-vít sẽ làm vua cai trị dân I-sơ-ra-ên cho đến đời đời:

“Đấng Tự Hữu Hằng Hữu Vạn Quân phán: Trong ngày đó, Ta sẽ bẻ ách nó khỏi cổ ngươi; sẽ dứt dây trói ngươi, dân ngoại sẽ không bắt nó phục dịch nữa; nhưng chúng nó sẽ hầu việc Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu mình, và Đa-vít, vua mình, mà Ta sẽ dấy lên cho.” (Giê-rê-mi 30:8-9).

“Sau đó, con cái I-sơ-ra-ên sẽ trở lại tìm kiếm Đấng Tự Hữu Hằng Hữu Thiên Chúa của chúng nó, và Đa-vít vua của chúng nó; và sẽ kính sợ Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, và sự từ ái của Ngài trong những ngày sau cùng.” (Ô-sê 3:5).

“Ta sẽ lập một người chăn trên chúng nó. Tôi tớ của Ta là Đa-vít sẽ cho chúng nó ăn. Người sẽ cho chúng nó ăn và người sẽ là người chăn của chúng nó. Ta, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, sẽ là Thiên Chúa của chúng nó, còn tôi tớ của Ta là Đa-vít, sẽ là vua giữa chúng nó. Ta, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, đã phán.” (Ê-xê-chi-ên 34:23-24).

“Đa-vít, tôi tớ của Ta, sẽ là vua trên chúng nó. Hết thảy chúng nó sẽ có chỉ một người chăn. Chúng nó sẽ bước đi trong các mệnh lệnh của Ta. Chúng nó sẽ vâng giữ các luật lệ của Ta và làm theo. Chúng nó sẽ ở trong đất mà Ta đã ban cho Gia-cốp, tôi tớ của Ta, nơi các tổ phụ của các ngươi đã ở. Chúng nó sẽ ở tại đó; chúng nó, con cái chúng nó, và con cái của con cái chúng nó, cho đến mãi mãi. Đa-vít, tôi tớ của Ta sẽ là vua của chúng nó đời đời.” (Ê-xê-chi-ên 37:24-25).

Phần nhiều các nhà giải kinh cho rằng, Đa-vít được nói đến trong các câu Thánh Kinh trên đây là Đức Chúa Jesus Christ. Tuy nhiên, trong Ê-xê-chi-ên 45:22, chúng ta thấy vua phải dâng của lễ chuộc tội cho mình và cho dân sự mình: “Ngày đó, vua sẽ vì mình và vì cả dân sự của đất mà sắm một con bò đực làm của lễ chuộc tội.” Nếu Vua Đa-vít trong các lời tiên tri trên đây là chỉ về Đức Chúa Jesus Christ, thì chẳng lẽ Đức Chúa Jesus Christ phải vì mình mà sắm của lễ chuộc tội? Dĩ nhiên, Vua Đa-vít đã được phục sinh trong một thân thể vinh quang thì ông sẽ không còn phạm tội nữa, còn dân sự trong Thời Kỳ Vương Quốc Ngàn Năm nếu có phạm tội thì chỉ cần ăn năn, cầu nguyện xưng tội với Chúa thì lập tức được Chúa tha tội và làm cho sạch tội, chứ không cần phải dâng của lễ chuộc tội. Việc Vua Đa-vít dâng của lễ chuộc tội là một nghi thức kỷ niệm, để nhớ rằng, chính vì tội lỗi của ông và của dân sự mà Đấng Christ đã chết! Ngoài ra, Ê-xê-chi-ên 46:18 nói đến cách thức vua chia tài sản cho các con trai mình: “Vua chớ lấy gì hết về gia tài của dân, mà đuổi chúng nó khỏi cơ nghiệp chúng nó; vua sẽ lấy của riêng mình mà ban cho các con trai mình làm cơ nghiệp, để cho dân Ta ai nấy không bị tan lạc khỏi cơ nghiệp mình.” Của riêng này chính là phần đất được chia cho vua như các chi phái khác của dân I-sơ-ra-ên: “Như vậy thì phần của vua sẽ là cả một khoảng gồm giữa bờ cõi Giu-đa và bờ cõi Bên-gia-min, trừ ra sản nghiệp của người Lê-vi và địa phần thành phố, còn thảy cả sẽ thuộc về vua.” (Ê-xê-chi-ên 48:22).

Vì thế, vua đây chính là Vua Đa-vít được sống lại và cai trị dân I-sơ-ra-ên, còn Đức Chúa Jesus Christ là Vua của Các Vua và Chúa của Các Chúa, cai trị từ trên ngôi và nước của Đa-vít. Điều đó có nghĩa là cùng một triều đình, cùng một kinh đô nhưng Vua Đa-vít chỉ cai trị trên dân I-sơ-ra-ên, còn Đức Chúa Jesus Christ thì cai trị cả dân I-sơ-ra-ên và các dân ngoại.

2) Những thế hệ mới được sinh ra trong Vương Quốc Ngàn Năm được sống trong một môi trường tràn ngập tri thức về Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, không bị Ma Quỷ cám dỗ, nhưng vẫn có những người muốn sống theo ý riêng mà phạm tội chống nghịch Thiên Chúa. Đến cuối Thời Kỳ Vương Quốc Ngàn Năm, Sa-tan được thả ra khỏi vực sâu trong âm phủ, lên trên đất cám dỗ loài người phản nghịch Thiên Chúa, thì có vô số người đi theo Sa-tan. Thánh Kinh tiên tri trước là số lượng những người theo Sa-tan sẽ “đông như cát biển”. Họ cùng Sa-tan kéo nhau đến bao vây nơi ở của các thánh đồ và thành Giê-ru-sa-lem, nhưng có lửa từ trời rơi xuống thiêu diệt họ, còn Sa-tan thì bị ném vào hỏa ngục (Khải Huyền 20:7-10).

3) Đền Thờ Thiên Chúa được tái xây dựng như đã tiên tri trong Ê-xê-chi-ên 40-48. Đền Thờ này khác với Đền Thờ được tái xây dựng trong thời AntiChrist, bị AntiChrist vào ngồi, làm cho ô uế. Rất có thể, Đền Thờ được tái xây dựng trong thời AntiChrist sẽ bị phá hủy bởi cuộc động đất lớn toàn cầu vào khoảng cuối của bảy năm đại nạn, là lúc mà mọi hải đảo trong biển sẽ chìm, mọi núi trên thế gian đều bị san bằng, thành Giê-ru-sa-lem bị chia thành ba phần (Khải Huyền 16:18-20).

4) Mọi hình thức tế lễ Thời Cựu Ước được tái lập tại Đền Thờ mới ở Giê-ru-sa-lem, kể cả tế lễ chuộc tội. Mọi ngày Sa-bát cuối tuần và mọi ngày lễ của Đức Giê-hô-va đều được vâng giữ. Sự thờ phượng Đức Chúa Trời tại Giê-ru-sa-lem được tái lập (Ê-xê-chi-ên 45-46). Sự tái lập các hình thức tế lễ và các lễ hội là để muôn dân qua đó học biết ý nghĩa thâm sâu về chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại.

5) “Bấy giờ muông sói sẽ ở với chiên con, beo nằm với dê con; bò con, sư tử con với bò nuôi mập cùng chung một chỗ, một đứa con trẻ sẽ dắt chúng nó đi. Bò cái sẽ ăn với gấu; các con nhỏ chúng nó nằm chung, sư tử ăn cỏ khô như bò. Trẻ con đang bú sẽ chơi kề hang rắn hổ mang, trẻ con thôi bú sẽ thò tay vào hang rắn độc.” (Ê-sai 11:6-8).

6) Tất cả những người được sống trong Thời Kỳ Vương Quốc Ngàn Năm vẫn phải ăn năn tội và tin nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Jesus Christ, trung tín vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời cho đến khi kết thúc Thời Kỳ Vương Quốc Ngàn Năm, thì họ mới được biến hóa thân thể để vào trong Vương Quốc Đời Đời.

7) Đất và muôn vật trên đất sẽ được phục hồi như Thời Kỳ Vô Tội. Trong suốt một ngàn năm, nhân loại sẽ sống trong thanh bình, thịnh trị dưới sự cai trị trực tiếp của Đức Chúa Jesus Christ và sẽ phát triển vượt bậc, chuẩn bị cho Vương Quốc Đời Đời.

VI. Thời Kỳ Phán Xét Chung Cuộc

Thời Kỳ Phán Xét Chung Cuộc bắt đầu từ khi kết thúc Thời Kỳ Vương Quốc Ngàn Năm, và kéo dài cho đến khi trời mới đất mới và Vương Quốc Đời Đời được thiết lập. Chúng ta không biết thời kỳ này sẽ kéo dài trong bao lâu. Sự phán xét chung cuộc được chia thành hai giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 – Sự phán xét thiên nhiên: Trời đất cũ sẽ qua đi hết. II Phi-e-rơ 3:7-11 chép:

7 Nhưng các tầng trời và đất bây giờ cũng bởi cùng một Lời mà còn lại, để dành cho lửa trong ngày phán xét và hủy phá những kẻ không tin kính.

8 Hỡi những người yêu dấu! Đừng quên điều này, với Chúa, một ngày như một ngàn năm và một ngàn năm như một ngày.

9 Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như một số người tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng khoan nhẫn đối với chúng ta, không muốn cho một người nào chết mất, nhưng muốn cho mọi người đều ăn năn. [Khoan nhẫn = khoan dung và nhẫn nại; tha thứ và bền lòng chịu đựng.]

10 Nhưng, ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong đêm. Trong ngày ấy, các tầng trời sẽ có tiếng vang rầm mà qua đi, các thể chất bị đốt mà tiêu tan, đất cùng mọi công trình trên nó đều sẽ bị đốt cháy cả.

11 Vì mọi vật này đều phải tiêu tan thì các anh chị em đáng nên thánh và tin kính trong mọi sự ăn ở của mình là dường nào.

  • Giai đoạn 2 – Sự phán xét loài người: Tất cả những ai không ở trong sự cứu chuộc của Đức Chúa Jesus Christ thì sẽ bị phán xét tùy theo công việc họ làm, và sẽ bị hư mất đời đời trong hỏa ngục. Khải Huyền 20:11-15 chép:

11 Rồi, tôi đã thấy một ngai trắng, lớn, và Đấng ngự trên nó. Đất và trời trốn khỏi mặt Ngài, chẳng còn thấy chỗ của chúng.

12 Tôi đã thấy những kẻ chết, nhỏ lẫn lớn, đứng trước Đức Chúa Trời. Có những sách được mở ra. Lại có một sách khác là Sách Sự Sống được mở ra. Những kẻ chết bị phán xét bởi những việc đã được ghi lại trong những sách ấy, tùy theo những việc làm của họ.

13 Biển đã trao ra những kẻ chết trong nó. Sự chết và âm phủ cũng đã trao ra những kẻ chết trong chúng. Mỗi người bị phán xét tùy theo những việc làm của họ.

14 Sự chết và âm phủ bị ném vào hồ lửa. Đó là sự chết thứ nhì.

15 Bất cứ ai không được tìm thấy được chép trong Sách Sự Sống thì cũng bị ném vào hồ lửa.

“Còn những kẻ hèn nhát, không tin, đáng gớm ghiếc; những kẻ giết người; những đĩ đực; những kẻ phù phép; những kẻ thờ thần tượng; và tất cả những kẻ nói dối sẽ có phần của chúng trong hồ đốt với lửa và lưu hoàng. Đó là sự chết thứ nhì.” (Khải Huyền 21:8).

Trong Thời Kỳ Phán Xét Chung Cuộc, trời đất hiện tại sẽ bùng nổ nhưng các nguyên tố vật chất vẫn còn, và chính các nguyên tố ấy sẽ kết hợp thành trời mới đất mới. Điều này tương tự như thân thể vật chất của loài người bị tan rã thành các nguyên tố, rồi được Đức Chúa Trời làm cho kết hợp trở lại thành một thân thể mới. Sự bùng nổ của trời cũ đất cũ chính là sự tận thế thật sự! Khoảng thời gian từ khi trời cũ đất cũ bị nổ tan cho đến khi trời mới đất mới được thành lập, thì sự phán xét chung cuộc dành cho loài người được diễn ra.

Tôi hiểu rằng:

Sự phán xét chung cuộc sẽ xảy ra trong tầng trời thứ ba, tức là trong nơi Thiên Chúa ngự, là cõi thuộc linh, ở ngoài thế giới vật chất mà chúng ta biết. Khi đó, Hội Thánh của Chúa sẽ cùng ngồi trên ngôi phán xét với Đức Chúa Jesus Christ. Tất cả thân thể xác thịt của những người không ăn năn tội, không tin nhận Thiên Chúa sẽ được sống lại thành một thân thể siêu vật chất như thân thể phục sinh của những người được cứu. Tuy nhiên, họ sẽ không có sự vinh quang của Thiên Chúa bao phủ như những người được cứu. Tôi nghĩ rằng, mỗi người sẽ có một thân thể xinh đẹp như Đức Chúa Trời đã định cho họ từ trước khi sáng thế, mà trong thời gian sống tạm trên đất, đã bị sự nhiễm tội từ tổ phụ làm cho bị biến dạng. Tuy nhiên, chính điều đó sẽ làm cho họ càng hối tiếc hơn, vì những thân thể xinh đẹp đó phải chịu khổ đời đời trong hỏa ngục.

Câu: “Biển đã trao ra những kẻ chết trong nó”, nói đến các nguyên tố vật chất của những thân thể xác thịt nào không tan rã thành bụi đất trên mặt đất hoặc trong lòng đất, nhưng bị tan rã trong biển, sẽ được phục hồi. Câu: “Sự chết và âm phủ cũng đã trao ra những kẻ chết trong chúng”, nói đến tất cả các linh hồn phạm tội bị giam trong âm phủ sẽ kết hợp trở lại với thân thể được phục sinh mà sự chết không thể nắm giữ họ. Sự chết có nghĩa là bất cứ lý do gì khiến cho linh hồn phải rời khỏi thân thể xác thịt. Âm phủ là nơi tạm giam những linh hồn phạm tội, không có sự cứu rỗi. Câu: “Sự chết và âm phủ bị ném vào hồ lửa”, cho chúng ta biết, hồ lửa không ở trong lòng trái đất, vì lúc này trái đất cũng như toàn vũ trụ đã bị nổ và cháy tan thành những khối bụi vật chất. Hồ lửa là một nơi chốn thuộc linh ở ngoài thế giới vật chất, tương phản với tầng trời thứ ba, là thiên đàng, mà Thiên Chúa đã sắm sẵn để giam giữ Sa-tan và các thiên sứ phạm tội cho đến đời đời. Trong ngày phán xét chung cuộc, Thiên Chúa sẽ ném những người phạm tội không chịu ăn năn hoặc có ăn năn tội mà không chịu tin nhận và thờ phượng Thiên Chúa vào trong hỏa ngục. Trong hỏa ngục, mỗi người sẽ chịu khổ tùy theo sự phạm tội của mình nhưng sự chịu khổ đó là đời đời. Trong hỏa ngục, Sa-tan, các thiên sứ phạm tội, AntiChrist và tiên tri giả của AntiChrist cũng phải chịu khổ vì tội lỗi của họ. Không hề có chuyện ma quỷ là chuyên viên tra tấn những người có tội bị giam trong hỏa ngục. Tất cả những chiêm bao hoặc khải tượng về âm phủ hay hỏa ngục về việc ma quỷ hành hại những người bị giam trong đó, đều không đến từ Chúa.

Trong Thời Kỳ Phán Xét, Hội Thánh cùng ngồi trên ngôi phán xét với Đấng Christ, để phán xét những người phạm tội và phán xét luôn cả các thiên sứ phạm tội. Thánh Kinh không cho chúng ta biết sự phán xét các thiên sứ sẽ xảy ra khi nào, nhưng Thánh Kinh nói rõ, Hội Thánh của Chúa sẽ dự phần trong sự phán xét các thiên sứ: “Các anh chị em chẳng biết rằng, chúng ta sẽ phán xét các thiên sứ sao? Huống chi những việc đời này?” (I Cô-rinh-tô 6:3). Và đó là ý nghĩa của sự được cùng ngồi trong các nơi trên trời với Đấng Christ: “Ngài làm cho chúng ta cùng sống lại và đặt chúng ta cùng ngồi trong các tầng trời, trong Đấng Christ Jesus…” (Ê-phê-sô 2:6).

VII. Thời Kỳ Trời Mới Đất Mới

Còn được gọi là Thời Kỳ Vương Quốc Đời Đời. Tội lỗi sẽ không còn. Con dân Chúa sẽ hoàn toàn giống như Thiên Chúa, trở nên trọn vẹn như Đức Chúa Trời; và sống trong thanh bình thịnh trị dưới sự cai trị của Ba Ngôi Thiên Chúa: Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con đồng trị từ trên ngôi trong thành thánh từ thiên đàng giáng xuống trên đất, Đức Thánh Linh vẫn ngự trị trên ngôi lòng của mỗi con dân Chúa. Các vua và muôn dân trên đất trong Thời Kỳ Vương Quốc Ngàn Năm, nếu trung tín với Chúa thì thân thể sẽ được biến hóa thành thân thể siêu vật chất, để vào trong trời mới đất mới cũng là siêu vật chất, là nơi mà cõi thuộc thể và thuộc linh kết hợp với nhau.

Đêm không còn có nữa nhưng thời gian vẫn còn và được tính bằng sự ra trái của Cây Sự Sống. Sẽ không có đền thờ trong trời mới đất mới, vì Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con là Đền Thờ. Nghĩa là chúng ta sẽ cùng nhau thờ phượng Chúa trong chính bản thể của Ngài. Đó là một sự huyền nhiệm mà chúng ta phải chờ cho đến ngày đó, là lúc chúng ta được kinh nghiệm sự thờ phượng Thiên Chúa trong chính bản thể của Ngài thì chúng ta mới hiểu được. Riêng, thân thể của chúng ta, ngay trong đời này, nếu ở trong Đức Chúa Jesus Christ, thì cũng chính là Đền Thờ, thờ phượng Thiên Chúa, và chính Thiên Chúa Thánh Linh, ngự trong bản thể chúng ta.

Chi tiết về Vương Quốc Đời Đời được Thánh Kinh ghi lại trong sách Khải Huyền, từ đoạn 21 đến đoạn 22.

Kết Luận

Thiên Chúa là tình yêu, sự sống, và sự sáng. Là sự sáng nên Ngài là thánh khiết và công chính. Là sự sống nên muôn loài vạn vật phát sinh từ nơi Ngài và còn lại mãi mãi. Là tình yêu nên Ngài nhân từ và thương xót, ban cho loài người quyền tự do lựa chọn, và ban cho loài người cơ hội được cứu rỗi. Ngay cả khi Ngài dựng nên hỏa ngục thì cũng vì sự nhân từ và thương xót đối với những kẻ phạm tội. Dù tội nhân đau khổ trong lửa của hỏa ngục nhưng sự đau khổ đó còn ít hơn là sự đau khổ của một người không thánh khiết phải sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Chỉ những thiên sứ vô tội hoặc những người được Đức Chúa Trời tha tội, được Đức Chúa Jesus Christ làm cho sạch tội, được Đức Thánh Linh tái sinh mới có thể sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa.

Tôi nghĩ rằng: Trong ngày phán xét chung cuộc, sau khi mọi tội nhân bị phán xử xong và công nhận rằng luật pháp của Thiên Chúa là thánh khiết, sự phán xét của Đức Chúa Jesus Christ và Hội Thánh là công chính, thì rất có thể, Đức Chúa Trời sẽ cho phép họ trải qua một kinh nghiệm. Đó là kinh nghiệm sự cảm nhận của một người không thánh khiết khi đối diện với Thiên Chúa. Họ sẽ cảm nhận một sự đau đớn rất lớn khi đối diện với Thiên Chúa, nhờ đó, khi họ bị ném vào hỏa ngục, họ sẽ lớn tiếng tạ ơn Chúa, vì sự đau khổ trong hỏa ngục không thể nào sánh bằng sự đau khổ mà một người không thánh khiết phải chịu trước sự hiện diện của Thiên Chúa.

Thiên Chúa có một ý định và chương trình tốt đẹp đời đời dành cho loài người. Giê-rê-mi 29:11 cho chúng ta biết: “Đấng Tự Hữu Hằng Hữu phán: Vì Ta biết, những ý tưởng mà Ta nghĩ đến các ngươi là những ý tưởng bình an, không phải tai họa, để ban cho các ngươi sự trông cậy cuối cùng.” Trải qua mọi thời đại, Thiên Chúa đều kêu gọi loài người hãy ăn năn tội, trở lại cùng Ngài để được ở trong sự phước hạnh của Vương Quốc Đời Đời. Lời kêu gọi của Thiên Chúa đã được đúc kết thành cuốn Thánh Kinh mà chúng ta đang có trong tay ngày nay. Chỉ cần chúng ta tin Thánh Kinh thì chúng ta sẽ tin Thiên Chúa và chúng ta sẽ được cứu rỗi. Khi đã được cứu rỗi rồi thì chúng ta sẽ hiểu biết về Thiên Chúa càng hơn qua Thánh Kinh.

Thiết tưởng, đối với mỗi một người, trong cuộc đời mấy mươi năm trên đất này, không có gì quan trọng hơn là sự tìm kiếm lẽ thật trong Thánh Kinh, để được cứu rỗi và được sống những tháng năm còn lại thật đầy ý nghĩa trong sự hy vọng được dự phần trong Vương Quốc Ngàn Năm và Vương Quốc Đời Đời.

Tôi cầu xin cho tất cả những ai đọc hoặc nghe được bài giảng này, đều sẽ là những người thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jesus Christ, hết lòng vâng giữ điều răn của Đức Chúa Trời sau khi được cứu, và được Đức Chúa Jesus Christ đem ra khỏi thế gian trước Thời Kỳ Tận Thế. A-men!

Huỳnh Christian Timothy
12/01/2013

Ghi Chú

[1] http://www.jewfaq.org/holidayc.htm

[2] http://timhieutinlanh.com/biengiao/?p=43

http://timhieutinlanh.com/biengiao/?p=44

[3] Tức là ba năm rưỡi. Mỗi năm tiên tri trong Thánh Kinh có 360 ngày.

 

– Tham khảo thêm: “Tóm Lược Lịch Sử Loài Người” và những ứng nghiệm của các lời tiên tri trong Thánh Kinh, tại Kytanthe.net

Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Hiệu Đính 2012: Các câu Thánh Kinh được trích dẫn trong bài này là theo Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Hiệu Đính 2012. Đây là bản Thánh Kinh Việt Ngữ trên mạng, đang trong tiến trình hiệu đính để hoàn thành Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Dịch Ngôi Lời. Quý con dân Chúa có thể đọc tại đây: https://thewordtoyou.net/bible/.

  • Các chữ nằm trong hai dấu { } không có trong nguyên văn của Thánh Kinh, nhưng được hàm ý theo cấu trúc của văn phạm tiếng Hê-bơ-rơ và tiếng Hy-lạp.

  • Các chữ nằm trong hai dấu [ ] không có trong nguyên văn của Thánh Kinh, đó là chú thích của người dịch.

Những sách nào đã được hiệu đính hoàn toàn sẽ được đăng tại đây: https://christ.thanhkinhvietngu.net/