Kính thưa Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn và quý bạn đọc:
Vì bài hồi đáp này dài hơn quy định dành cho một comment, nên tôi phải đăng thành bài mới.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Huỳnh Christian Timothy
Ngày Sa-bát Trong Thánh Kinh và Lịch (4)
Nguyễn Quốc Ấn
Huỳnh Christian Timothy
Bấm vào nối mạng dưới đây để tải xuống và in ra bài viết này:
https://www.mediafire.com/folder/1ygvtd6r8mvtn//pdf_biengiao
Kính thưa Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn,
Tôi rất buồn khi thấy ông không quan tâm gì đến những câu Thánh Kinh tôi trưng dẫn, cho thấy, Chúa gọi ngày Thứ Bảy (the seventh day) là Sa-bát, ngày Lễ Nghỉ của Ngài, mà cứ khăng khăng cho rằng Chúa không xác định ngày Sa-bát (nghỉ ngơi) là ngày Thứ bảy (the seventh day of the week).
Nếu Thánh Kinh đã được trưng dẫn rõ ràng như vậy, mà ông vẫn không công nhận ngày Thứ Bảy là ngày Sa-bát, thì tôi xin phép ngưng việc biện giáo với ông vậy.
Xin ông vui lòng cho tôi biết, có phải tất cả những câu Thánh Kinh dưới đây đều dùng từ ngữ Hê-bơ-rơ השׁביעי (H7637) có nghĩa là “ngày Thứ Bảy” (the seventh day) hay không? Tôi dùng Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Hiệu Đính 2012, King James Version, và Thánh Kinh nguyên ngữ Hê-bơ-rơ, vì trong bài hồi đáp cô Nguyễn Thị Thanh Thủy, ông cho biết là ông có đọc Thánh Kinh nguyên ngữ. Vậy, có phải nguyên ngữ Hê-bơ-rơ của từ ngữ השׁביעי (H7637) có nghĩa là “the seventh day” trong tiếng Anh như các dịch giả Bản King James đã dịch, và có nghĩa là “ngày Thứ Bảy” trong tiếng Việt, như trong Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Hiệu Đính 2012, hay không? Nếu không, thì xin ông cho biết, từ ngữ Hê-bơ-rơ השׁביעי (H7637) có nghĩa là gì. Tô tôi đậm và tô đỏ các chữ: השׁביעי (H7637), The seventh day, và Ngày Thứ Bảy trong các câu Thánh Kinh cho ông dễ nhìn thấy.
“Các ngươi lượm trong sáu ngày, nhưng qua ngày Thứ Bảy là ngày Sa-bát, sẽ chẳng có đâu” (Xuất Ê-díp-tô Ký 16:26).
Exo 16:26 “Six days ye shall gather it; but on the seventh day, which is the sabbath, in it there shall be none.”
Exo 16:26 שׁשׁתH8337 ימיםH3117 תלקטהוH3950 וביוםH3117 השׁביעיH7637 שׁבתH7676 לאH3808 יהיה׃H1961
“…nhưng ngày Thứ Bảy là ngày Sa-bát của Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu của ngươi; ngươi sẽ không làm công việc gì: ngươi, con trai, con gái, tôi trai, tớ gái, và súc vật của ngươi, hoặc khách ở trong các cửa của ngươi. Vì trong sáu ngày, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu đã dựng nên các tầng trời và trái đất, biển và muôn vật. Ngài nghỉ vào ngày Thứ Bảy. Vậy nên, Đấng Tự Hữu Hằng Hữu đã ban phước cho ngày Sa-bát và thánh hóa nó” (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:10-11).
Exo 20:10 “But the seventh day is the sabbath of the LORD thy God: in it thou shalt not do any work, thou, nor thy son, nor thy daughter, thy manservant, nor thy maidservant, nor thy cattle, nor thy stranger that is within thy gates:”
Exo 20:11 “For in six days the LORD made heaven and earth, the sea, and all that in them is, and rested the seventh day: wherefore the LORD blessed the sabbath day, and hallowed it.”
Exo 20:10 ויוםH3117 השׁביעיH7637 שׁבתH7676 ליהוהH3068 אלהיךH430 לאH3808 תעשׂהH6213 כלH3605 מלאכהH4399 אתהH859 ובנךH1121 ובתךH1323 עבדךH5650 ואמתךH519 ובהמתךH929 וגרךH1616 אשׁרH834 בשׁעריך׃H8179
Exo 20:11 כיH3588 שׁשׁתH8337 ימיםH3117 עשׂהH6213 יהוהH3068 אתH853 השׁמיםH8064 ואתH853 הארץH776 אתH853 היםH3220 ואתH853 כלH3605 אשׁרH834 בם וינחH5117 ביוםH3117 השׁביעיH7637 עלH5921 כןH3651 ברךH1288 יהוהH3068 אתH853 יוםH3117 השׁבתH7676 ויקדשׁהו׃H6942
“Người ta sẽ làm công việc trong sáu ngày, nhưng qua ngày thứ bảy là Sa-bát, tức là Lễ Nghỉ, biệt riêng ra thánh cho Đấng Tự Hữu Hằng Hữu. Trong ngày Sa-bát bất cứ ai làm một việc gì sẽ bị xử tử” (Xuất Ê-díp-tô Ký 31:15).
Exo 31:15 “Six days may work be done; but in the seventh is the sabbath of rest, holy to the LORD: whosoever doeth any work in the sabbath day, he shall surely be put to death.”
Exo 31:15 שׁשׁתH8337 ימיםH3117 יעשׂהH6213 מלאכהH4399 וביוםH3117 השׁביעיH7637 שׁבתH7676 שׁבתוןH7677 קדשׁH6944 ליהוהH3068 כלH3605 העשׂהH6213 מלאכהH4399 ביוםH3117 השׁבתH7676 מותH4191 יומת׃H4191
“Người ta sẽ làm công việc trong sáu ngày, nhưng đến ngày thứ bảy sẽ là một lễ thánh, tức là ngày Sa-bát của Lễ Nghỉ cho Đấng Tự Hữu Hằng Hữu. Ai làm công việc trong ngày đó sẽ bị xử tử” (Xuất Ê-díp-tô Ký 35:2).
Exo 35:2 “Six days shall work be done, but on the seventh day there shall be to you an holy day, a sabbath of rest to the LORD: whosoever doeth work therein shall be put to death.”
Exo 35:2 שׁשׁתH8337 ימיםH3117 תעשׂהH6213 מלאכהH4399 וביוםH3117 השׁביעיH7637 יהיהH1961 לכם קדשׁH6944 שׁבתH7676 שׁבתוןH7677 ליהוהH3068 כלH3605 העשׂהH6213 בו מלאכהH4399 יומת׃H4191
“Người ta làm việc trong sáu ngày, nhưng qua ngày thứ bảy là Sa-bát của Lễ Nghỉ, tức một sự nhóm hiệp thánh; đừng làm một công việc gì; ấy là Sa-bát của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu trong những nơi các ngươi ở” (Lê-vi Ký 23:3).
Lev 23:3 “Six days shall work be done: but the seventh day is the sabbath of rest, an holy convocation; ye shall do no work therein: it is the sabbath of the LORD in all your dwellings.”
Lev 23:3 שׁשׁתH8337 ימיםH3117 תעשׂהH6213 מלאכהH4399 וביוםH3117 השׁביעיH7637 שׁבתH7676 שׁבתוןH7677 מקראH4744 קדשׁH6944 כלH3605 מלאכהH4399 לאH3808 תעשׂוH6213 שׁבתH7676 הואH1931 ליהוהH3068 בכלH3605 מושׁבתיכם׃H4186
“…nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu ngươi: chớ làm một công việc nào hết, hoặc ngươi, con trai con gái, tôi trai tớ gái của ngươi, hoặc bò, lừa, hoặc một trong các súc vật của ngươi, hay là khách ở trong nhà ngươi, để cho tôi trai và tớ gái ngươi cũng được nghỉ như ngươi” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:14).
Deu 5:14 “But the seventh day is the sabbath of the LORD thy God: in it thou shalt not do any work, thou, nor thy son, nor thy daughter, nor thy manservant, nor thy maidservant, nor thine ox, nor thine ass, nor any of thy cattle, nor thy stranger that is within thy gates; that thy manservant and thy maidservant may rest as well as thou.”
Deu 5:14 ויוםH3117 השׁביעיH7637 שׁבתH7676 ליהוהH3068 אלהיךH430 לאH3808 תעשׂהH6213 כלH3605 מלאכהH4399 אתהH859 ובנךH1121 ובתךH1323 ועבדךH5650 ואמתךH519 ושׁורךH7794 וחמרךH2543 וכלH3605 בהמתךH929 וגרךH1616 אשׁרH834 בשׁעריךH8179 למעןH4616 ינוחH5117 עבדךH5650 ואמתךH519 כמוך׃H3644
Nếu bảy câu Thánh Kinh xác định ngày Thứ Bảy là ngày Sa-bát trên đây vẫn không thể giúp cho Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn nhìn thấy lẽ thật, thì tôi không biết phải làm gì hơn là chấm dứt cuộc biện giáo này tại đây, để khỏi tốn thời gian vô ích.
Tôi cảm tạ Chúa đã cho tôi có cơ hội biện giáo bảo vệ lẽ thật của Lời Chúa, rằng: Ngày Thứ Bảy cuối tuần là ngày Sa-bát.
Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn:
TÔI LÀ NGUYỄN QUỐC ẤN, KHÔNG Ở TRONG BỐI CẢNH ĐẶC BIỆT, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT DÂN ĐẶC BIỆT, VÀ CŨNG KHÔNG Ở TRONG THỜI ĐIỂM ĐẶC BIỆT. NÊN KHÔNG CÓ ĐIỀU RĂN ĐẶC BIỆT. ĐIỀU RĂN THỨ TƯ KHÔNG CHI PHỐI TÔI. TÔI CÓ NGÀY SHABBATH, NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ NGÀY THỨ BẢY (SATURDAY HAY SAMEDI). CHÚA GIÊ-XU NÓI: VÌ CON NGƯỜI MÀ CÓ NGÀY SHABBATH, NGÀI KHÔNG NÓI: VÌ CON NGƯỜI MÀ CÓ NGÀY THỨ BẢY(SATURDAY HAY SAMEDI).
Mục Tử Huỳnh Christian Timothy:
Lời Đức Chúa Jesus Christ phán được ghi lại trong Mác 2:27
“Kế đó, Ngài lại phán: Vì loài người mà lập ngày Sa-bát, chớ chẳng phải vì ngày Sa-bát mà dựng nên loài người.”
Chữ Sa-bát được Thánh Kinh Tân Ước dùng ở đây, trong nguyên ngữ Hy-lạp là “σάββατον,” G4521 và được từ điển định nghĩa là ngày thứ bảy của mỗi tuần, như sau:
G4521
σάββατον
sabbaton
Thayer Definition:
1) the seventh day of each week which was a sacred festival on which the Israelites were required to abstain from all work
1a) the institution of the sabbath, the law for keeping holy every seventh day of the week
1b) a single sabbath, sabbath day
2) seven days, a week
Part of Speech: noun neuter
A Related Word by Thayer’s/Strong’s Number: of Hebrew origin H7676
Citing in TDNT: 7:1, 989
Nếu Mục Sư Ấn bất chấp các từ điển đã được con dân Chúa xưa nay công nhận, thì tôi cũng hết ý.
Mục Sư Ấn cũng không màng đến những câu Thánh Kinh tôi trích dẫn về việc Thánh Kinh cho biết ngày Sa-bát áp dụng cho muôn dân, không riêng gì dân I-sơ-ra-ên, trong mọi thời đại, kể cả thời Ngàn năm Bình An:
“Các người dân ngoại về cùng Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, để hầu việc Ngài, để yêu mến danh Đấng Tự Hữu Hằng Hữu, để làm tôi tớ Ngài; tức là hết thảy những kẻ giữ ngày Sa-bát cho khỏi ô uế, và cầm vững lời giao ước ta” (Ê-sai 56:6).
“Đấng Tự Hữu Hằng Hữu phán: Từ ngày trăng mới này đến ngày trăng mới khác, từ ngày Sa-bát nọ đến ngày Sa-bát kia, mọi xác thịt sẽ đến thờ lạy trước mặt Ta” (Ê-sai 66:23).
“Những ngày Sa-bát và ngày trăng mới, dân sự của đất sẽ thờ lạy trước mặt Đấng Tự Hữu Hằng Hữu nơi lối vào hiên cửa ấy” (Ê-xê-chi-ên 46:3).
Xin hỏi: Mục Sư Ấn có được bao gồm trong “mọi xác thịt” và “dân sự của đất” hay không?
Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn:
2660 năm là tính từ Sáng tạo đến Chúa Giê-xu Giáng Sinh. Dân Israen ra khỏi Ai-cập ở giữa khoảng thời gian nầy. Tôi xin ông bình tĩnh. Tôi nghĩ rằng sai sót nầy là do ông thiếu bình tĩnh. Chúng ta cần bình tĩnh ông Huỳnh ạ.
…
TÔI NHÂN DANH CHÚA GIÊ-XU, ĐẤNG TÔI TIN CẬY, CÔNG BỐ RẰNG TÀI LIỆU CỦA TÔI LÀ ĐÁNG TIN CẬY. TÔI CHỊU TRÁCH NHIỆM TRƯỚC MẶT NGÀI. NẾU CHÚA CHO TÔI VỀ VỚI NGÀI TRƯỚC ÔNG HUỲNH, TÔI SẼ VIẾT DI CHÚC ĐỂ LẠI TÀI LIỆU NẦY CHO ÔNG.
Mục Tử Huỳnh Christian Timothy:
Kính thưa Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn, từ khi sáng tạo đến khi Đức Chúa Jesus giáng sinh là một khoảng thời gian dài khoảng 4000 năm.
Tôi xin nhắc cho ông vài chi tiết chính:
1. Từ A-đam đến Cơn Nước Lụt khoảng 2810 năm.
2. Từ Cơn Nước Lụt đến Áp-ra-ham khoảng 292 năm.
3. Từ Áp-ra-ham đến dân I-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai-cập khoảng 430 năm.
4. Từ dân I-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai-cập đến khi Đức Chúa Jesus giáng sinh khoảng 1439 năm.
Ông có thể tham khảo bài “Tóm Lược Lịch Sử Loài Người” tại đây:
http://timhieutinlanh.com/thanhoc/?p=49
Tôi cám ơn ông có nhã ý viết di chúc trao tài liệu của ông cho tôi, nhưng tôi không hề muốn đọc hay làm chủ một tài liệu nào cho rằng: “Tiếng Hê-bơ-rơ, chữ Sabat xuất phát từ chữ Shebity;” vì nó hoàn toàn sai trật với tất cả các bộ từ điển tiếng Hê-bơ-rơ trong thế gian này. Tôi cũng xin thưa thật là: tôi không tin có một tài liệu nào như vậy cả.
Huỳnh Christian Timothy
28.11.2013
Ghi Chú
[A] Tất cả những câu Thánh Kinh được trích dẫn trong bài này là từ Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Dịch Ngôi Lời và Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Dịch Truyền Thống Hiệu Đính 2012. Quý bạn có thể đọc trên mạng: www.ngoiloi.thanhkinhvietngu.net và www.thanhkinhvietngu.online/tiengviet/.
[B] Dùng các nối mạng dưới đây để tra xem ý nghĩa trong Anh ngữ và nghe cách phát âm của một từ ngữ Hê-bơ-rơ hoặc Hy-lạp trên Internet:
-
Xem nghĩa và nghe cách phát âm các từ ngữ Hê-bơ-rơ: http://www.blueletterbible.org/lang/lexicon/lexicon.cfm?strongs=H0001
(thay thế 0001 bằng mã số Strong của từ ngữ muốn tra). -
Xem nghĩa và nghe cách phát âm các từ ngữ Hy-lạp: http://www.blueletterbible.org/lang/lexicon/lexicon.cfm?strongs=G0001
(thay thế 0001 bằng mã số Strong của từ ngữ muốn tra).
Ông Huỳnh: Lý Luận 4:Ngày Sa-bát chỉ là một dấu hiệu của giao ước giữa Đức Chúa Trời với dân Israel (Xuất Ê-díp-tô-Ký 31:13). Tín đồ Đấng Christ không cần vâng giữ ngày Sa-bát.
Phản Biện:Lời của Chúa chép:
“1 Đức Giê-hô-va phán như vầy: Hãy giữ điều chánh trực, và làm sự công bình; vì sự cứu rỗi của Ta gần đến, sự công bình của Ta sắp được bày tỏ.
2 Phước thay cho người làm điều đó, và con người cầm vững sự đó, giữ ngày Sa-bát đặng đừng làm ô uế, cấm tay mình không làm một điều ác nào!
3 Người dân ngoại liên hiệp cùng Đức Giê-hô-va chớ nên nói rằng: Đức Giê-hô-va chắc sẽ biệt ta ra khỏi dân Ngài. Kẻ hoạn cũng chớ nên nói rằng: Nầy, ta là cây khô.
4 Vì Đức Giê-hô-va phán như vầy: Những kẻ hoạn hay giữ các ngày Sa-bát Ta, lựa điều đẹp lòng Ta, cầm vững lời giao ước Ta,
5 thì Ta sẽ ban cho họ tại trong nhà Ta và trong tường Ta một chỗ, và một danh tốt hơn danh của con trai con gái; Ta lại sẽ ban cho họ một danh đời đời chẳng hề dứt đi.
6 Các người dân ngoại về cùng Đức Giê-hô-va, đặng hầu việc Ngài, đặng yêu mến danh Đức Giê-hô-va, đặng làm tôi tớ Ngài; tức là hết thảy những kẻ giữ ngày Sa-bát cho khỏi ô uế, và cầm vững lời giao ước Ta,
7 thì ta sẽ đem họ vui mừng trong nhà cầu nguyện Ta. Của lễ thiêu và hi sinh họ dâng trên bàn thờ Ta, sẽ được nhận lấy; vì nhà Ta sẽ gọi là nhà cầu nguyện cho mọi dân tộc.
8 Chúa Giê-hô-va, Đấng nhóm dân tan lạc của Y-sơ-ra-ên, phán như vầy: Dân nó đã được nhóm lại rồi, Ta sẽ còn nhóm các dân khác lại về cùng nó.” (Ê-sai 56:1-8)
Vậy, dân ngoại về cùng Chúa có cần giữ ngày Sa-bát hay không? Nếu họ giữ thì sẽ được Đức Chúa Trời cư xử như thế nào? Và xin chú ý câu 8: Đức Chúa Trời hiệp dân ngoại cùng dân Israel nghĩa là khiến cho họ vào chung một giao ước như dân Israel chứ không phải Đức Chúa Trời có hai giao ước riêng biệt một cho dân ngoại và một cho dân Israel.
Ms Quốc Ấn: Tôi vẫn lưu ý các câu KT của ông Huỳnh trích dẫn, nhưng tựu trung cũng chỉ là ngày Sabat giống như mấy câu kia Đáng lẽ tôi sẽ bài trao đổi về các LÝ LUẬN của ông theo thứ tự, nhưng vì đọc bài nầy nên tôi phải post LÝ LUẬN 4 trước.
Lại một lần nữa Ông Huỳnh có sự lầm lẫn khi trích dẫn trong Ê-sai 56:1-8. Tám câu KT nầy không có ý nói rằng dân ngoại bang cũng giữ ngày Sabat.
Nhất là trong câu 3 và câu 6. Trong hai câu nầy KT dùng chữ liên hiệp hoặc kết nối, trong NIV và KJV có thêm chữ himself và themslf – có thể hiểu là tự động, tự nguyện, tự ý, không ai thúc ép – tự liên hiệp, tự kết nối với Đức Giê-hô-va. Tiếng Hêb. Là lâvâh (H3867) nghĩa là: bện, xoắn, kết, xe. Mô tả sợi dây thừng có nhiều sợi chỉ bện, xoắn vào nhau.
Sách Ê-sai là một sách rất đặc biệt trong KT. Sách có 66 đoạn tương ứng với 66 sách của KT. 39 đoạn đầu tương ứng với nội dung của CƯ. 27 đoạn sau tương ứng với nội dung của TƯ và thời kỳ Thiên Hy Niên trong tương lai. Đoạn 56:1-8 nằm trong trong phần TƯ.
Việc dân ngoại bang cải đạo gia nhập Do Thái Giáo (câu 3,6) là một điều rất thông thường trong lịch sử. Chẳng hạn như nàng Ru-tơ – dân Mô-áp đã theo mẹ chồng về đất Giu-đa sinh sống. Nàng đã có một đức tin nơi ĐCT: “…Dân sự của mẹ là dân sự của con; ĐCT của mẹ là ĐCT của con…” (Ru-tơ 1:16) và nàng trở thành tổ mẩu của Chúa Giê-xu. Hoặc như gia đình của kỵ nữ Ra-háp ở thành Giê-ri-cô, là hai phụ nữa ngoại bang đã gia nhập Do Thái.
Và tất nhiên, họ là những người vâng giữ ngày Sabat. Không chối cãi đâu được. Nhưng, tôi là Nguyễn Quốc Ấn, người Việt Nam, tôi không gia nhập Do Thái Giáo, nên tôi không giữ ngày Sabat. Đúng không? Nhưng tôi vẫn được vui hưởng đặc quyền của công dân Israen như một người Israen thứ thiệt trong Thiên Hy Niên. Amen!
Đây là lời tiên tri thứ 70 chưa ứng nghiệm trong Ê-sai. ĐCT nói với những người cải đạo gia nhập Do Thái Giáo rằng đừng tự ti, mặc cảm mà nghĩ rằng mình là người ngoại bang nên sẽ bị tước đi những phước hạnh từ ĐCT. Ngài bảo đảm rằng họ cũng sẽ có được những đặc quyền của công dân Israen (Câu 5), ngay cả những kẻ bị hoạn, hoặc kẻ bị dập hay bị cắt tinh hoàn, hay con ngoại tình, dân Am-môn, dân Mô-áp cũng được hưởng những đặc quyền ấy, mà trước đây theo luật pháp Môi-se thì không bao giờ hưởng được (Phục. 23:1-3).
Như tôi đã nói ở trên, ĐCT đang nói đến một viễn cảnh vui mừng của muôn dân trong thời kỳ Thiên Hy Niên (Shabbath đời đời – tôi tin điều nầy và trông đợi ngày ấy), chấm dứt mọi hạn chế, ràng buộc trong luật pháp Mội-se trước đây. Đây là thời kỳ mà mọi tầng lớp con người trong thế gian (Mọi xác thịt – có tôi trong đó) quay về cùng Chúa để hưởng mọi đặc quyền, mọi phước hạnh của Ngài.
Phao-lô cũng nhắm đến một viễn cảnh vui mừng như thế: “Tại đây không còn chia ra người Do Thái hay người Hy-lạp; người nô lệ hay người tự do, nam giới hay nữ giới…” (Gal.3:28 – TTHĐ) và “Tại đây không còn phân biệt người Hy-lạp hay người Do Thái, người nhận cắt bì hay không nhận cắt bì, người dã man hay người Sy-the, người nô lệ hay tự do…” (Col.3:11 – TTHĐ). Chắc chắn sẽ không hề có một Hội Thánh nào lý tưởng hơn thế ở bất cứ nơi đâu trên thế giới nầy.
Không phải là dân ngoại bang cũng giữ ngày Sabat ngày nay. Xin vui lòng phân biệt khi đọc KT, nhất là phân biệt “người ngoại bang đã gia nhập Do Thái Giáo, và người ngoại bang không gia nhập”.
Ông Huỳnh nên bình tĩnh
Ms Nguyễn Quốc Ấn.
Ông Huỳnh: Xin ông vui lòng cho tôi biết, có phải tất cả những câu Thánh Kinh dưới đây đều dùng từ ngữ Hê-bơ-rơ השׁביעי (H7637) có nghĩa là “ngày Thứ Bảy” (the seventh day) hay không? Tôi dùng Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Hiệu Đính 2012, King James Version, và Thánh Kinh nguyên ngữ Hê-bơ-rơ, vì trong bài hồi đáp cô Nguyễn Thị Thanh Thủy, ông cho biết là ông có đọc Thánh Kinh nguyên ngữ. Vậy, có phải nguyên ngữ Hê-bơ-rơ của từ ngữ השׁביעי (H7637) có nghĩa là “the seventh day” trong tiếng Anh như các dịch giả Bản King James đã dịch, và có nghĩa là “ngày Thứ Bảy” trong tiếng Việt, như trong Thánh Kinh Việt Ngữ Bản Hiệu Đính 2012, hay không? Nếu không, thì xin ông cho biết, từ ngữ Hê-bơ-rơ השׁביעי (H7637) có nghĩa là gì. Tô tôi đậm và tô đỏ các chữ: השׁביעי (H7637), The seventh day, và Ngày Thứ Bảy trong các câu Thánh Kinh cho ông dễ nhìn thấy.
Ms Quốc Ấn: Trong các bản KT tiếng Việt (và các bản KT tiếng Anh) chữ “thứ bảy” luôn luôn viết thường chứ không viết hoa như ông viết.
Các bản dịch VN viết trong: Sáng thế ký 2:2 viết: "ngày thứ bảy…"
“Các ngươi lượm trong sáu ngày, nhưng qua ngày thứ bảy là ngày Sa-bát, sẽ chẳng có đâu” (Xuất Ê-díp-tô Ký 16:26).
Exo 16:26 “Six days ye shall gather it; but on the seventh day, which is the sabbath, in it there shall be none.”
ĐÚNG, PHẢI, CHÍNH XÁC – (H7637) chính là seventh day (7th). Không phải Saturday hay Samedi
“seventh day” nầy là số thứ tự: 1st, 2nd, 3rd, 4th, 5th, 6th, 7th,…. chứ không phải là Thứ Bảy – Saturday hoặc Samedi ngày nay. (Không phải: Monday, Tuesday, Wensday Thursday, Friday, Saturday)
Kính thưa quý bạn đọc,
Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn và Mục Tử Huỳnh Christian Timothy đều đã trình bày sự hiểu biết của họ về đề tài: "Ngày Sa-bát Trong Thánh Kinh và Lịch;" cùng tiểu đề: "Ngày Sa-bát Là Ngày Thứ Bảy Trong Tuần" qua các bài biện luận:
http://biengiao.timhieutinlanh.net/?p=487
http://biengiao.timhieutinlanh.net/?p=499
Nguyện Đức Thánh Linh dẫn dắt quý bạn đọc trong sự tìm kiếm lẽ thật trong Lời Chúa.
Chúng tôi xin khóa đề tài này tại đây.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Admin
Nhắn tin Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn
Kính thưa Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn,
Nếu ông không trưng dẫn cho độc giả biết, ông đã dựa vào tài liệu nào để viết câu: "Tiếng Hê-bơ-rơ, chữ Sabat xuất phát từ chữ Sabety, hoặc Shebiti" thì tôi xin phép chấm dứt trao đổi biện luận với ông. Dĩ nhiên, tôi vẫn sẽ trả lời ba phần còn lại trong bài viết của ông. Nhưng ông sẽ không còn quyền đăng comment nữa.
Tôi không muốn tốn thời gian để đọc những biện luận không có chứng cớ. Mỗi một biện luận phải có chứng cớ từ Thánh Kinh hoặc từ các tài liệu lịch sử, từ điển… Biện luận đưa ra, nhất là về sự định nghĩa các từ ngữ trong Thánh Kinh, mà không trưng dẫn tài liệu, thì không có giá trị.
Ông có thể trưng dẫn tài liệu ngay tại trang này. Trước khi ông trưng dẫn tài liệu, xin đừng đăng thêm biện luận nào khác.
Ông cũng có thể nhận rằng, ông đã nhớ lầm và ông tiếp nhận các định nghĩa của từ điển Strong, như tôi đã trình bày.
Trong Chúa, chúng ta phải thành thật và giúp lẫn nhau trong sự hiểu biết Lời Chúa. Tôi không đòi hỏi ông phải cho tôi tài liệu tham khảo của ông. Vì thế, ông không cần viết di chúc tặng lại cho tôi. Tôi chỉ muốn biết ngay bây giờ, đó là tài liệu nào, do ai biên soạn, do nhà phát hành nào in, và phát hành vào năm nào, để tôi có thể tin tưởng thiện ý của ông mà tiếp tục trao đổi với ông. Tốt hơn nữa, ông cho chụp hình trang định nghĩa chữ Shebiti, và đăng lên.
Nếu tôi viết: "Theo một tài liệu tôi đọc được, chữ Sa-bát xuất phát từ chữ Ngày Thứ Bảy của tiếng Babylôn…" mà tôi không trưng dẫn tài liệu, thì ông có chấp nhận lời biện luận của tôi là có giá trị hay không?
Trân trọng.
Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.
Huỳnh Christian Timothy
Ms Quốc Ấn: Kính thưa ông Huỳnh.
Ông cứ bình tỉnh. Thôi, cứ cho là tôi sai đi, tôi xin lỗi ông và bạn đọc. Tôi chỉ khích nhẹ để cho ông mất bình tĩnh, ngạc nhiên, lo âu khi trao đổi với tôi, cho nên nhiều lần tôi kêu gọi ông bình tĩnh là vậy đó. TÔI THÀNH THẬT XIN LỖI ÔNG VÀ BẠN ĐỌC.
Mời ông xem tiếp:
Ông Huỳnh: Lời Đức Chúa Jesus Christ phán được ghi lại trong Mác 2:27
“Kế đó, Ngài lại phán: Vì loài người mà lập ngày Sa-bát, chớ chẳng phải vì ngày Sa-bát mà dựng nên loài người.”
Chữ Sa-bát được Thánh Kinh Tân Ước dùng ở đây, trong nguyên ngữ Hy-lạp là “σάββατον,” G4521 và được từ điển định nghĩa là ngày thứ bảy của mỗi tuần, như sau:
Ms Quốc Ấn: Sau khi xác minh hai bản KT tiếng Hy-lạp: Interlinear New Testament của Jay P.Grenn, Sr., và quyển The Greek New Testament của Kurt Aland, tôi xác nhận chữ sabbath mà Chúa Giê-xu nói trong câu 27 và câu 28 đều là “σάββατον,”G4521, là Thứ Bảy (Saturday, hay Samedi ngày nay). ÔNG HUỲNH HOÀN TOÀN ĐÚNG – HOAN HÔ ÔNG BÌNH.
Nhưng tôi vẫn chưa yên lòng là người Do Thái có một loại lịch đặc biệt vì: Lịch Hebrew (הלוח העברי ha’luach ha’ivri), hoặc lịch Do Thái, là một hệ thống lịch ngày nay được sử dụng chủ yếu là để xác định các ngày lễ tôn giáo của người Do Thái. Hệ thống lịch này xác định các ngày nghỉ lễ của người Do Thái như Torah, yahrzeits (ngày để tưởng niệm cái chết của người thân), và đọc Thánh Vịnh hàng ngày, và nhiều ứng dụng nghi lễ khác. Tại Israel, hệ thống lịch này là lịch chính thức cho các mục đích dân sự và là các mốc thời gian cho ngành nông nghiệp.
Tôi với ông Huỳnh là hai người phải chứng minh và đưa ra những chứng cứ từ trong KT (nguyên ngữ), cũng là hai người phải xác minh những chứng cứ của nhau. Như tôi đã nói với ông: “Có thể có nhiều, nhưng không phải có tất cả; có thể biết nhiều, nhưng không phải biết tất cả”. Vì thế phải cần có thời gian.
Tôi là người luôn tôn trọng những người nói đúng, dù người ấy khác quan điểm với tôi. Nhất là người nói đúng với KT.
Vậy kể từ hôm nay tôi đồng ý với ông Huỳnh rằng chữ “σάββατον,” (sabaton) là ngày Thứ Bảy – Saturday hay Samedi ngày nay của các dân tộc trên thế giới.
NHƯNG CHỈ TẠM THỜI CHẤP NHẬN, VÌ TÔI CHƯA XÁC MINH ĐƯỢC LOẠI LỊCH TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI DO THÁI HIỆN NAY.
Nhưng điều trên đây chỉ là một chi tiếc nhỏ trong chủ đề lớn nằm trong điều răn thứ tư. KT vẫn cho biết “σάββατον,” nầy là dành cho người Do Thái chứ không phải dành cho các dân tộc khác.
Chúa Giê-xu nói trong Mác 2:27 trong bối cảnh các môn đồ của Ngài bứt lúa mì dọc đường để ăn trong ngày sabat. Hành động ấy bị các người Pharisi chống đối, vì họ cho rằng ngày sabat thì không được làm gì khác dù bụng có đói cũng không được ăn. (Ma-thi-ơ 12:1 và Luca 6:1 chép vì họ đói bụng).
Tôi không hiểu vì sao ông Huỳnh không trích dẫn câu 28 là câu quan trọng trong bối cảnh ấy và cho ngày nay, rằng: “Vậy Con Người cũng là Chúa của ngày sabat”.
Tôi không biết là ông vô tình hay cố ý không trích dẫn câu Mác 2:28. Câu 27 chỉ là câu Chúa giải thích cái sai của người Pha-ri-si, câu đó chưa quan trọng bằng câu 28.
(Tôi đề nghị ông Huỳnh hãy trích KT đầy đủ thượng hạ văn nhé. Trích một nửa sự thật thì cũng giống như nói chỉ một nửa sự thật. Tôi và ông Huỳnh đều là người có trách nhiệm làm sáng tỏ lẽ thật trong KT cho tín hữu. Nếu đủ điều kiện thì chép (paste) khi trình bày. Máy của tôi mới sửa nên bị mất một số KT, nên tôi không chép (paste) toàn bộ nội dung, nên tôi đề nghị người đọc hãy mở KT theo các địa chỉ tôi trích).
Mác 2:28 và trong các đoạn KT trên, viết chữ Con Người ám chỉ về Chúa Giê-xu chứ không nói là loài người. Trong bản NIV và KJV cũng viết hoa chữ Son of Man. Câu 28 nầy quan trọng bởi vì chỉ có Chúa Giê-xu mới “làm Chúa” ngày Sabat chứ không phải loài người. Sở dĩ Chúa Giê-xu nói đến ngày sabat trong bối cảnh nầy, vì Ngài muốn cho người Pha-ri-si thấy là họ đang giữ điều răn của Chúa một cách giáo điều, khuôn rập, trả bài, máy móc, cực đoan, mà không nhận biết mục đích quan trọng hơn là sự sống của con người (vì loài người mà lập ngày sabat (câu 27). Đồng thời Ngài cho họ thấy chính Ngài là Đấng tể trị ngày sabat (câu 28).
Suốt thời gian thi hành chức vụ Ngài không hề dạy cho dân chúng thời bấy giờ (Tân Ước) về việc giữ ngày sabat, tức điều răn thứ tư. Ngài tể trị, Ngài điều khiển, Ngài có quyền làm điều đó mà không ai có thể ngăn cản Ngài, vì Ngài cũng là Đức Chúa Trời quyền năng, cao cả trên mọi vật, mọi việc. TÔI NGHĨ LÀ ÔNG HUỲNH VÀ TÔI ĐỀU TIN CHÚA GIÊ-XU LÀ ĐCT (GIĂNG 1:1)
Chỉ có Chúa Giê-xu mới có thẩm quyền “ đem thân mình trừ bỏ luật pháp của các điều răn chép thành điều lệ…” (Eph.2:15).
Vì thế, “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Chúa Giê-xu…”. (Roma 8:1)
VẬY TÍN HỮU TRONG THỜI KỲ NẦY KHÔNG CẦN THỰC HIỆN ĐIỀU RĂN THỨ TƯ – LÀ ĐIỀU RĂN CHỈ DÀNH RIÊNG CHO NGƯỜI DO THÁI, MÀ KHÔNG SỢ BỊ KẾT ÁN, VÌ CHÚA GIÊ-XU PHÁN RẰNG NGÀI LÀ CHÚA CỦA NGÀY SABAT. AMEN! HALELUGIA!
Tôi nhắc lại những câu KT có nội dung NGÀY SABAT CHỈ DÀNH RIÊNG CHO NGƯỜI DO THÁI:
“Hãy nghĩ rằng Đức Giê-hô-va đã cho các người ngày sabat…Thế thì, ngày thứ 7 dân sự đều nghỉ ngơi” (Xuất 16:29-30).
“Phần ngươi, Hãy nói cùng dân Israen rằng: Nhứt là các ngươi hãy giữ ngày sabat ta, vì là một dấu giữa ta và các ngươi, trải qua mọi đời, để thiên hạ biết rằng ta là Đức Giê-hô-va, làm cho các ngươi nên thánh…Ấy là một dấu đời đời cho ta cùng Israen…” (Xuất 31:13-14).
“Ta cũng cho chúng nó những ngày Sabat ta làm một dấu giữa ta và chúng nó, đặng chúng nó biết rằng ta là đức Giê-hô-va biệt chúng nó ra thánh” (Ê-xê-chi-ên 20:12, 20).
Có 4 lần ngày sabat được gọi là dấu (Xuất 31:13-14, Ê-xê-chi-ên 20:12,20). Khi giao ước cũ bị hủy bỏ thì dấu cũng bị hủy bỏ. Đây là điều mà ĐCT đã nói trước:
Ê-sai 1:13: “Thôi đừng dâng của lễ chay vô ích cho ta nữa! Ta gớm ghét mùi hương, ngày trăng mới, ngày sabat cùng sự rao nhóm hội…”
Ô-suê 2:11 “Ta sẽ dứt cả sự vui của nó,, những ngày lễ, ngày trăng mới, ngày sabat và hết thảy những lễ trọng thể của nó”.
Vì Chúa Giê-xu là Chúa của ngày sabat, nên Ngài đã làm ứng nghiệm lời của Ngài trong Tân Ước rằng: (Roma 10:4; 2Cor.3:6-15; Gal.3:19-25; 4:21-31; Eph.2:14-16; Col.2:14-17; Heb.7:10). Đề nghị xem tất cả câu KT ghi ở đây, vì phần mềm KT của tôi bị mất sau khi sửa máy.
Roma 10:4: “Vì Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp, đặng xưng mọi kẻ tin là công bình”.
2Cor.3:6-15: “…Nhưng lòng họ cứng cỏi; vì đến ngày nay, khi họ đọc Cựu Ước, cái màn ấy vẫn còn chưa cất khỏi, bởi chưng ấy là trong Đấng Christ mà màn ấy biến đi. Ấy vậy, cho đến ngày nay, mỗi lần người ta đọc sách Môi-se cho họ, cái màn ấy vẫn còn trong lòng họ…” (Mời đọc trọn).
Gal.3:19-25: “…Ấy vậy, luật pháp đã như là thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình. Song khi đức tin đến, chúng ta không còn phục dưới thầy giáo nữa…” (Mời đọc trọn).
4:21-31: “…Song KT có nói gì? Hãy đuổi người nữ tôi mọi và con trai nó; vì con trai của người nữ tôi mọi sẽ không được kế tự với con trai của người nữ tự chủ (Sáng.21:10,12). Ấy vậy hỡi anh em, chúng ta chẳng phải là con cái của người nữ tôi mọi, bèn là con cái của người nữ tự chủ”. (Mời đọc trọn).
Eph.2:14-16: “…Ngài đã đem thân mình mà trừ bỏ luật pháp của các điều răn chép thành điều lệ. Như vậy khi làm cho hòa nhau, Ngài muốn lấy cả hai lập nên một người mới trong Ngài…” (Mời đọc trọn).
Col.2:14-17: “Ngài đã xóa tờ khế lập nghịch cùng chúng ta, các điều khoản trái với chúng ta, cùng phá hủy tờ khế đó mà đóng đinh trên cây thập tự; Ngài đã truất bỏ các quyền cai trị cùng các thế lực, dùng thập tự giá chiến thắng chúng nó, và nộp ra tỏ tường giữa thiên hạ. Vậy chớ có ai đoán xét anh em mình về của ăn uống, hoặc ngày lễ, hoặc ngày trăng mới hoặc ngày sabat, ấy chỉ là bóng của các việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Đấng Christ”.
Bài vừa rồi của ông mới chỉ trách tôi mà tôi chưa thấy ý của ông về LÝ LUẬN 4, mà tôi đã trao đổi. Tôi chờ nghe ý của ông Huỳnh.
Ms Nguyễn Quốc Ấn
Ông Huỳnh: Tôi chỉ muốn biết ngay bây giờ, đó là tài liệu nào, do ai biên soạn, do nhà phát hành nào in, và phát hành vào năm nào, để tôi có thể tin tưởng thiện ý của ông mà tiếp tục trao đổi với ông. Tốt hơn nữa, ông cho chụp hình trang định nghĩa chữ Shebiti, và đăng lên.
Nếu tôi viết: "Theo một tài liệu tôi đọc được, chữ Sa-bát xuất phát từ chữ Ngày Thứ Bảy của tiếng Babylôn…" mà tôi không trưng dẫn tài liệu, thì ông có chấp nhận lời biện luận của tôi là có giá trị hay không?
Ms Quốc Ấn: Kình thưa Ông Huỳnh cùng bạn đọc kính mến! Tôi xin phép được nói bên lề một chút về vấn đề tài liệu.
Những ý kiến trao đổi vừa qua giữa tôi và Ông Huỳnh đều có 2 yếu tố chính là tài liệu và KT. Nhưng KT là nhiều hơn hết. Bởi vì tài liệu thì vô kể, vô chừng, nhưng KT là có một. Lẽ thật chỉ có một thôi. Cho nên tôi thường không quan tâm đến tài liệu nào của biện giả, mà tôi chỉ để ý biện giả sử dụng "gươm của Thánh Linh" như thế nào mới là quan trọng. Chắc quí bạn đọc cũng đã thấy được những chân lý từ KT. Ở giữa hơn 31.000 câu KT, chúng tôi phải học với Chúa rồi mới dám đưa ra làm bằng chứng. Chúng tôi dùng KT để tra xét các ý tưởng của mình hơn là dùng tài liệu làm bằng chứng. Tài liệu cũng cần, nhưng chỉ là phụ.
Giống như hai võ sĩ trên sàn đấu, họ chỉ quan tâm đến những miếng đòn tấn công, phòng thủ, ra đòn…của nhau, chứ họ không cần biết đối thủ học trường võ nào? ai là võ sư?
Tôi và ông Huỳnh là những người đầy trách nhiệm. Chúng tôi đang nói cho cả thế giới nghe, chứ không phải chuyện đùa. ĐCT cũng đang đọc những gì chúng tôi viết ra. Cho nên tôi không thể tin được rằng Ông Huỳnh có thể nói với tôi và quí bạn đọc là: "Theo một tài liệu tôi đọc được, chữ Sa-bát xuất phát từ chữ Ngày Thứ Bảy của tiếng Babylôn…" và tôi không thể tin rằng ông Huỳnh lại tự hại mình như vậy được. Tôi cũng thế. Khi tôi thấy ông Huỳnh trưng dẫn đúng KT hơn tôi là tôi công bố rằng tôi chấp nhận. nếu ông Huỳnh chỉ dùng tài liệu chắc gì tôi chấp nhận? Đúng không thưa ông Huỳnh và quí bạn đọc? Một lần nữa TÔI XIN LỖI ÔNG HUỲNH VÀ QUÍ BẠN ĐỌC KÍNH MẾN – TÔI CŨNG MONG ÔNG HUỲNH VÀ QUÍ BẠN ĐỌC TÔN TRỌNG QUYỀN TỰ DO CỦA TÔI KHI DÙNG TÀI LIỆU. HÃY ĐỂ Ý ĐẾN NHỮNG PHẦN KT MÀ TÔI TRÍCH DẪN.
Kính mời Mục Sư Nguyễn Quốc Ấn và quý bạn đọc xem bài hồi đáp của Mục Tử Huỳnh Christian Timothy tại đây: http://biengiao.timhieutinlanh.net/?p=525
Admin