Trả Lời Một Số Lý Luận Bảo Vệ Việc Nói Tiếng Lạ

4,845 views

Huỳnh Christian Timothy

Nội Dung Các Lý Luận

Saigon 08.12.2012

Hôm nay, em có gặp một người con cái Chúa, anh này có những đặc điểm là rất giống anh, ở chỗ anh ta không sinh hoạt ở bất kỳ giáo phái nào. Mà chỉ thờ phượng và giảng dạy lời Chúa theo Thánh Kinh, trung thành theo Thánh Kinh và anh cũng bỏ hết việc thế gian mà hầu việc Chúa cách nhiệt thành.

Em có đề cập đến vấn đề nói tiếng lạ ngày nay và ân tứ nói ngoại ngữ đến từ Chúa Thánh Linh. Sau đây là quan điểm hay cách hiểu của anh ấy về vấn đề này. Anh ấy chia sẻ rằng anh ấy là người chống lại vấn đề nói tiếng lạ được trên 20 năm, cho đến khi anh ấy trong một buổi cầu nguyện một mình, đau đớn khi cầu thay cho người bạn tội lỗi, mà nỗi đau đó không diễn tả đầy đủ được, thì đột nhiên âm thanh cầu nguyện của anh không còn là tiếng Việt nữa mà thật sự là bằng tiếng lạ. Sau đó, anh tha thiết xin Chúa Thánh Linh bày tỏ cho anh lẽ thật về vấn đề gây tranh cãi này. Chúa bày tỏ và sau đây là cách anh ấy diễn đạt lại với em. Trước khi đi vào nội dung chính thì anh ấy có nêu một số ý như sau:

  • Ma quỷ luôn gieo sự sợ hãi và nghi ngờ cho những người vận dụng ân tứ : Ví dụ “coi chừng cái này đến từ ma quỷ chứ không phải từ Thánh Linh để vô hiệu hóa hay ngăn cản việc sử dụng ân tứ do Chúa ban cho.”
  • Ma quỷ cũng tạo ra những tranh luận giữa vòng những người có ân tứ để lãng phí thời gian và làm suy yếu đi khả năng liên kết trên đất này của những người con cái Chúa.
  • Satan từng là tổng quản về ngợi khen và thờ phượng trên thiên đàng nên hiểu rất rõ về ân tứ.
  • Ân tứ thay vì là một tiền tố để Cơ Đốc Nhân phối hợp mạnh mẽ thì nay lại là nhân tố gây chia rẻ bậc nhất trong vòng Hội Thánh. Giống như một vị vua cha có 10 hoàng tử, và vua dạy cho mỗi người một thế võ, nhưng bài võ chỉ trọn vẹn khi 10 hoàng tử này biết phối hợp lại với nhau. (Chúa Thánh Linh ban cho ân tứ cho ai là tùy ý Ngài).

Trường hợp 1: Công vụ đoạn 2: Đây là tiếng lạ được hiểu như một ngoại ngữ xác định được với mục đích truyền giảng Tin Lành cho dân tộc khác. Đây phải dịch là tiếng ngoại quốc mới đúng.

Trường hợp 2: là trường hợp bị quở trách của Hội Thánh Cô-rinh-tô: là trường hợp giữa những người được ơn nói với hội chúng đã tin thì bắt buộc phải có sự thông giải. Trường hợp này có thể là tiếng ngoại quốc nhưng cũng có thể là tiếng lạ (tràng âm thanh không hiểu được).

Trường hợp 3: là trường hợp chắc chắn không phải là tiếng của loài người hay dân tộc ngoại quốc, tại sao lại có sự giải thích này là bởi vì: Đây là ngôn ngữ hoàn toàn riêng biệt để tương giao với Chúa trong thế giới linh. Loại tiếng này dùng để gây dựng chính phần linh của cá nhân nói tiếng đó, là một sự bày tỏ “kín nhiệm.”

Phao-lô vừa là người được ân tứ nói nhiều thứ ngoại ngữ và cũng là người được ân tứ nói nhiều “thứ tiếng lạ” này (âm thanh không hiểu được). Ông có sự tương giao với Chúa rất đặc biệt, bằng cớ là Phao-lô không trực tiếp dự Tiệc Thánh lúc Chúa Jesus lập ra, nhưng ông nhận được điều này từ Chúa về nghi thức Tiệc Thánh và viết ra để dạy trong thư Cô-rinh-tô. Ngày hôm nay, những lúc dự Tiệc Thánh thì Hội Thánh luôn đọc đoạn Kinh Thánh do Phao-lô viết dạy dỗ về nghi thức này.( I Cor 11 – Vả, tôi có nhận nơi Chúa…). Ông không hề dự Tiệc Thánh vào lúc Chúa Jesus lập, nhưng ông lại nói là ông nhận nơi Chúa vì ông có sự tương giao đặc biệt bằng linh với Thánh Linh (Nhận trong nơi kín nhiệm khi ông tương giao với Chúa). Vì ông là người nói tiếng lạ nhiều nhất nên ông cũng là người viết Tân Ước nhiều nhất sau khi Chúa Jesus thăng thiên.

Ông cũng nhắc nhở là “cầu nguyện bằng tâm linh nhưng cũng cầu nguyện bằng tâm trí nữa.”

Mục đích ông viết thư Cô-rinh-tô là để Hội Thánh được tổ chức tốt hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực sử dụng ân tứ. Ông sắp xếp lại và hướng dẫn Hội Thánh cách vận hành ân tứ.

Tiếng lạ dùng để truyền giảng thì được hiểu là ngoại ngữ (speak other tongues), tiếng lạ dùng để gây dựng chính mình thì được hiểu là cơ quan phát âm (speak a tongue), mà loại âm thanh này không nhất thiết là loại ngôn ngữ thông thường của loài người. Ví dụ:

  • Đứa bé còn bú mẹ, khi nó “nói chuyện” với mẹ nó để xin bú thì nó sẽ không nói là “con muốn bú” mà nó chỉ có thể nói là “măm măm.” Đương nhiên, chữ “măm măm” này không phải là ngôn ngữ thông thường để diễn đạt “con muốn bú.” Việc tương giao với Cha Thiên Thượng cũng thế, có những điều “không nói bằng lời” được khi tâm linh được lớn lên. Nếu một người chưa nên thánh mà “báp tem Thánh Linh” sẽ bị hỏng chân, lúc đó thay vì được đầy dẫy Thánh Linh thì tà linh nhảy vào tương tác. Cho nên, anh ta đồng ý với anh rằng đầy dẫy Thánh Linh là phụ thuộc vào sự nên thánh khi sống đạo chứ không phải đặt tay cầu nguyện để đầy dẫy theo kiểu sai trật của các phong trào hiện nay.
  • Mối quan hệ của những cặp vợ chồng khắng khít, khi họ “gần gủi” nhau thì họ không nói những ngôn ngữ bình thường nhưng là “những âm thanh vô nghĩa” nhưng họ vẫn hiểu nhau. So sánh này hơi bình dân, nhưng dễ hiểu. Khi một con người thánh khiết, khao khát tương giao với Đức Chúa Trời thì Thánh Linh sẽ dẫn dắt để cầu nguyện tương giao với Đức Chúa Trời mà không nhất thiết âm thanh phát ra là loại ngôn ngữ thông thường, nó vẫn có khả năng là một tràng âm thanh vô nghĩa.

Anh ta cũng đồng ý trường hợp tiếng mới của Mác 16:17 Chúa Jesus dạy là ngoại lệ.

Tất cả các phân đoạn Kinh Thánh có nhắc đến vấn đề tiếng lạ ở nhiều ngữ cảnh khác nhau đều nên đổi lại cách dịch là tiếng ngoại quốc cho rõ nghĩa, ngoại trừ I Cor 14:2, 4, 14, 15, 18, 19, 23.

Kết luận:

  • Ân tứ nói ngoại ngữ được vận hành khi Chúa Thánh Linh cần ấn chứng hoặc giảng giải cách rõ ràng bằng một ngôn ngữ ngoại quốc được chuyển sang ngôn ngữ của những người nghe có thể hiểu được một cách siêu nhiên.
  • Ân tứ nói tiếng lạ (âm thanh không hiểu được) chỉ được ban cho những người có nếp sống đạo thánh khiết, khao khát tương giao với Chúa, dành nhiều thời gian cầu nguyện cho Chúa mỗi ngày, khao khát tương giao với Chúa, gầy dựng chính mình.
  • Thực trạng Satan lợi dụng “tiếng lạ” để xâm nhập vào Hội Thánh gây rối là có thật nhưng đó không phải là kết luận để nhận định một tràng âm thanh không hiểu được lúc nào cũng do tà linh gây ra.
  • Thực tế, con cái chân thật của Chúa, khao khát tương giao với Chúa, cầu xin Thánh Linh ban cho “cơ quan phát âm” của họ phát lên những âm thanh ngợi khen thờ phượng thì họ vẫn nhận lãnh. Vì “các ngươi là xấu xa còn biết cho con bánh, huống chi Cha lại không ban Thánh Linh cho những người cầu xin sao…” Vì những người khao khát, họ có tâm tình cầu nguyện nóng cháy với Chúa nên Chúa sẽ không cho phép tà linh nào nhảy vào áp chế khi con cái Chúa khao khát tương giao với Ngài. Điều này có thể nhận thấy những người “tự gầy dựng chính mình” bằng cách cầu nguyện tiếng lạ thì đều nhận được sự bình an chứ không phải bất an. (Điều này thì em có trải nghiệm trước đây).
  • Việc tà linh dùng tiếng lạ để gây rối hoàn toàn có thật, nhưng những âm thanh vô nghĩa lúc tương giao trong mối quan hệ ngọt ngào với Đức Chúa Cha cũng có thật, việc tương giao này được điều khiển bởi phần linh chứ không bị hạn chế bởi phần hồn (tâm trí có ý thức).

Nhận định của em:

  • Cảm giác bình an khi cầu nguyện một mình với Chúa bằng tiếng lạ là trải nghiệm có thật của em.
  • Em không tin rằng tại đa số Hội Thánh đang nói tiếng lạ là loại tiếng lạ được ban để tương giao, là “ tiếng thở than không nói nên lời.” mà chủ yếu họ dùng nhân linh của họ để “ra vẻ” spiritual hoặc rất nhiều trường hợp bị linh lừa dối.
  • Vì theo em nghĩ, một người phải thực sự nên thánh, không phạm tội, ao ước tương giao với Chúa nhưng ngôn ngữ không đủ diễn đạt thì trạng thái tiếng lạ tương giao đó vẫn có thể được ban cho. Ngay cả đối với người bình thường của mình, khi giao tiếp với nhau cũng đôi khi “nói” hay “ kêu” những âm thanh vô nghĩa.
  • Em hiểu liên quan đến vấn đề thờ phượng, đôi khi chúng ta “uu aa ơơ lala huhu hòhơ” đều không có nghĩa nhưng tâm thần chúng ta đang hướng về Chúa thì tà linh cũng không được phép bén mảng tới gần, và nó cũng có thể hiểu là âm thanh của sự thờ phượng, tương giao hay thở than, hoặc khi không thể diễn đạt đầy đủ.
  • Những âm thanh “uu aa ơơ lala huhu hòhơ” ở một cường độ, độ dài nhất định thì sẽ đến lúc nhận được sự thông giải sang ngôn ngữ loài người một cách rõ nghĩa hơn.
  • Đức Chúa Cha tìm kiếm những người thờ phượng bằng “tâm thần” thật sự để tương giao với Ngài.

Anh giúp em xem nội dung em vừa trình bày như thế nào nhé, vì đây là sự hiểu biết vẫn theo em trong mấy ngày qua, vì thực tế kể cả thời gian gần đây, đôi lúc em rất đau đớn khi cầu nguyện cho vấn đề hôn nhân của em, em dâng những tổn thương mà mối quan hệ này gây ra, đôi lúc nó quá đau đớn khi nói đến những chi tiết đó, thì lúc đó em lại diễn đạt bằng “tiếng lạ” để dâng lên cho Chúa, trạng thái thực sự tan vỡ. Sau đó, thì em lại rất bình an. Tuy nhiên, không chỉ lúc đau khổ mới dùng tiếng lạ cầu nguyện, ngay cả khi mừng vui cũng có thể phát lên những âm thanh vô nghĩa.

Nhưng cũng có khi sự cầu nguyện chưa sâu, mà em lại cố dùng “nhân linh” để phát ra tiếng lạ thì chắc chắn nó không đến từ Thánh Linh mà nó chỉ là sự gượng ép của cá nhân em mà thôi. Em tin rằng, Hội Thánh ngày nay có rất nhiều trường hợp như vậy.

Các Câu Trả Lời của Huỳnh Christian Timothy

Nguyên tắc đầu tiên mà chúng ta cần triệt để vâng theo, đó là: Bất cứ lý luận hay giáo lý nào không có Thánh Kinh hổ trợ thì nó đến từ Sa-tan. Thánh Kinh dạy: “Bất cứ việc gì tựa như điều ác, thì phải tránh đi” (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:22). Chứng cớ bảo vệ cho nguyên tắc nói trên là: Tất cả những lý luận hay giáo lý không có trong Thánh Kinh hổ trợ đó, nếu chúng ta không tin và không thực hành thì không thiệt hại gì cho nếp sống Đạo của chúng ta.

Nguyên tắc thứ hai là chúng ta xét người theo theo sự giảng dạy và làm theo Lời Chúa của người ấy. Một người giảng và thực hành bất cứ một giáo lý nào không có trong Thánh Kinh thì dù cho người đó có “đạo đức” như Phật Thích Ca, bỏ hết mọi sự để đi giảng đạo, thì người đó vẫn đang bị tà linh điều khiển.

Vợ chồng tôi từng bị tà linh áp chế phải cầu nguyện bằng tiếng lạ trong khi chúng tôi đang cầu nguyện đuổi quỷ, nhưng chúng tôi đã nhân danh Chúa để xua đuổi quyền lực khiến chúng tôi nói tiếng lạ ấy, nên nó không bắt phục được chúng tôi. Người bạn của anh thiếu hiểu biết nên đã bị tà linh khống chế.

Dưới đây (trong email của anh) là ý kiến của tôi và những điểm không đúng Thánh Kinh do người bạn của anh nêu ra. Tôi dùng chữ màu đỏ.

Hôm nay, em có gặp một người con cái Chúa, anh này có những đặc điểm là rất giống anh, ở chỗ anh ta không sinh hoạt ở bất kỳ giáo phái nào. Mà chỉ thờ phượng và giảng dạy lời Chúa theo Thánh Kinh, trung thành theo Thánh Kinh và anh cũng bỏ hết việc thế gian mà hầu việc Chúa cách nhiệt thành.

Em có đề cập đến vấn đề nói tiếng lạ ngày nay và ân tứ nói ngoại ngữ đến từ Chúa Thánh Linh. Sau đây là quan điểm hay cách hiểu của anh ấy về vấn đề này. Anh ấy chia sẻ rằng anh ấy là người chống lại vấn đề nói tiếng lạ được trên 20 năm, cho đến khi anh ấy trong một buổi cầu nguyện một mình, đau đớn khi cầu thay cho người bạn tội lỗi, mà nỗi đau đó không diễn tả đầy đủ được, thì đột nhiên âm thanh cầu nguyện của anh không còn là tiếng Việt nữa mà thật sự là bằng tiếng lạ.

Nội dung của ơn nói ngoại ngữ là để tôn vinh Thiên Chúa (Công Vụ Các Sứ Đồ 10:46) không phải để cầu thay cho nhau. Sứ Đồ Phao-lô nhắc nhở con dân Chúa cầu thay cho nhau và cầu thay cho ông rất nhiều nhưng không bao giờ ông bảo họ cầu thay bằng ân tứ nói ngoại ngữ. Mục đích của ơn nói ngoại ngữ là để tự gây dựng lấy mình (nhất là khi chưa có Thánh Kinh Tân Ước) không phải để cầu thay cho người khác (I Cô-rinh-tô 12:4). Thánh Kinh dạy rõ: Khi chúng ta có những nỗi niềm không thể thốt nên lời thì chính Đức Thánh Linh lấy những sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta: “Cũng một lẽ ấy, Đấng Thần Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng; nhưng chính Đấng Thần Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta. Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của Đấng Thần Linh là thể nào, vì ấy là theo ý Thiên Chúa mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy” (Rô-ma 8:26-27).

Sự kiện người bạn của anh đang tha thiết cầu thay cho một người bạn có tội mà bỗng nhiên phát ra các âm thanh lạ, có thể do một trong hai nguyên nhân sau:

  1. Tương tự như lúc vợ chồng chúng tôi đang cầu nguyện đuổi quỷ thì tà linh thúc giục chúng tôi phát ra những âm thanh vô nghĩa theo kiểu nói tiếng lạ của những người Ân Tứ Ngũ Tuần, người bạn của anh có thể bị tấn công cùng một cách như vậy, nhưng anh ta đã không nắm vững lẽ thật của Chúa để chống trả nên bị mắc vào mưu kế của Sa-tan. Thánh Kinh dạy chúng ta phải lấy lẽ thật làm dây nịt lưng, dùng gươm của Thánh Linh là Lời Chúa để chống trả Ma Quỷ thì chúng ta mới thắng được mưu kế của nó (Ê-phê-sô 6:14-17). Chúng ta không thua sức Sa-tan vì Đấng ở trong chúng ta lớn hơn Sa-tan (I Giăng 4:4), nhưng nếu chúng ta không nắm vững Lời Chúa thì chúng ta sẽ thua mưu kế nó: “Hãy mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, để được đứng vững mà địch cùng mưu kế của Ma Quỷ” (Ê-phê-sô 6:11).
  2. Có thể chính anh ta đang có một tội lỗi thầm kín nào đó, chưa chịu từ bỏ, mà lại cầu thay cho người khác, cho nên, tà linh có thể xâm nhập anh ta.

Sau đó, anh tha thiết xin Chúa Thánh Linh bày tỏ cho anh lẽ thật về vấn đề gây tranh cãi này. Chúa bày tỏ và sau đây là cách anh ấy diễn đạt lại với em. Trước khi đi vào nội dung chính thì anh ấy có nêu một số ý như sau:

Một khi đã để cho tà linh xâm nhập, xem trọng kinh nghiệm và cảm xúc xác thịt hơn lẽ thật của Lời Chúa, thì tà linh sẽ điều khiển và giả làm Chúa Thánh Linh để tiếp tục dẫn dắt người bị nó bắt phục đi sâu vào con đường sai lạc.

  • Ma quỷ luôn gieo sự sợ hãi và nghi ngờ cho những người vận dụng ân tứ : Ví dụ “coi chừng cái này đến từ ma quỷ chứ không phải từ Thánh Linh để vô hiệu hóa hay ngăn cản việc sử dụng ân tứ do Chúa ban cho.”

Câu này sai. Phải nói rằng: Đức Thánh Linh luôn cảnh cáo những người thật lòng tìm kiếm lẽ thật, rằng hiện tượng nói tiếng lạ là đến từ Ma Quỷ. Còn những người chạy theo dấu kỳ phép lạ hơn là lẽ thật của Lời Chúa thì Ma Quỷ đưa ra những lý lẽ bẻ cong Lời Chúa để giúp họ bảo vệ cho sự nói tiếng lạ của họ.

  • Ma quỷ cũng tạo ra những tranh luận giữa vòng những người có ân tứ để lãng phí thời gian và làm suy yếu đi khả năng liên kết trên đất này của những người con cái Chúa.

Câu này sai. Phải nói rằng: Đức Thánh Linh luôn vận hành giữa những người nói tiếng lạ, cáo trách họ, đưa họ đến với những tôi tớ chân thật của Đức Chúa Trời, là những người rao giảng chân thật về Lời Chúa, chỉ ra sự sai trái của hiện tượng nói tiếng lạ, để thức tỉnh những ai thật lòng tìm kiếm lẽ thật của Lời Chúa nhưng đang sa vào mưu kế của tà linh nói tiếng lạ. Đó là cách mà Đức Chúa Trời giải cứu và dạy dỗ những con chiên chân thật của Ngài nhưng còn non yếu về thuộc linh.

  • Satan từng là tổng quản về ngợi khen và thờ phượng trên thiên đàng nên hiểu rất rõ về ân tứ.

Câu này sai. Sa-tan thật có quyền phép của một thiên sứ trưởng nhưng Sa-tan không biết gì về các ân tứ Chúa ban cho Hội Thánh, bởi vì, Hội Thánh là một huyền nhiệm được giấu kín trong Đức Chúa Trời từ thời thượng cổ. Chỉ đến khi Đấng Christ phục sinh, Hội Thánh được thành lập, Sa-tan mới ý thức được sự mầu nhiệm về Hội Thánh và Sa-tan cũng phải học về Hội Thánh và các ân tứ Chúa ban cho Hội Thánh (qua sự rao giảng của các tôi tớ Chúa bởi quyền năng của Đức Thánh Linh) như chúng ta.

Ê-phê-sô 3:9 “và soi sáng cho mọi người biết sự phân phát lẽ mầu nhiệm, từ đời thượng cổ đã giấu kín trong Đức Chúa Trời là Đấng dựng nên muôn vật.”

Ê-phê-sô 5:32 “Sự mầu nhiệm ấy là lớn, tôi nói về Đấng Christ và Hội Thánh vậy.”

Dầu vậy, Sa-tan cũng không thể nào “hiểu rất rõ” về các ân tứ. Bởi vì, Sa-tan không hề nhận lãnh Thánh Linh từ Đức Chúa Trời để hiểu được các ân tứ mà Hội Thánh đã nhận lãnh. Thánh Kinh cho biết, phải dùng sự khôn ngoan do Đức Thánh Linh dạy thì mới có thể hiểu biết được các ân tứ của Ngài. Thật là vô lý nếu cho rằng sau khi Hội Thánh được thành lập và được ban cho các ân tứ của Đức Thánh Linh thì Đức Thánh Linh lại giảng dạy cho Sa-tan hiểu biết về các ân tứ mà Ngài đã ban cho Hội Thánh. “Về phần chúng ta, chúng ta chẳng nhận lấy thần thế gian, nhưng đã nhận lấy Thần từ Đức Chúa Trời đến, hầu cho được hiểu biết những ơn mà chúng ta nhận lãnh bởi Đức Chúa Trời; chúng ta nói về ơn đó, không cậy lời nói mà sự khôn ngoan của loài người đã dạy đâu, song cậy sự khôn ngoan mà Thánh Linh đã dạy, dùng tiếng thiêng liêng để giải bày sự thiêng liêng.” (I Cô-rinh-tô 2:12-13).

  • Ân tứ thay vì là một tiền tố để Cơ Đốc Nhân phối hợp mạnh mẽ thì nay lại là nhân tố gây chia rẻ bậc nhất trong vòng Hội Thánh. Giống như một vị vua cha có 10 hoàng tử, và vua dạy cho mỗi người một thế võ, nhưng bài võ chỉ trọn vẹn khi 10 hoàng tử này biết phối hợp lại với nhau. (Chúa Thánh Linh ban cho ân tứ cho ai là tùy ý Ngài).

Sự so sánh này khập khểnh. Trong khi mười người con phải tổng hợp 10 thế võ để môn võ được nên trọn vẹn thì mỗi một ân tứ của Đức Thánh Linh là một ơn ban toàn vẹn, không một ơn nào dựa trên một ơn nào. Mỗi ơn có mục đích và công dụng riêng, cho mỗi hoàn cảnh, trường hợp. Các ân tứ của Chúa vẫn hiện diện trong Hội Thánh ngày nay, kể cả ân tứ nói ngoại ngữ và thông giải ngoại ngữ (tôi là một trong những người được ơn thông giải ngoại ngữ); nhưng sự kiện nói tiếng lạ không phải là một trong các ân tứ của Đức Thánh Linh và hoàn toàn phản Thánh Kinh. Đó chỉ là một hình thức đọc thần chú của các ngoại giáo mà trong khoảng 100 năm qua, Sa-tan đã dấy lên để tấn công vào trong Hội Thánh Chúa trong những ngày cuối cùng này, dẫn đến sự bội Đạo lớn làm tiền đề cho sự Chúa trở lại: “Luận về sự đến của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta, và về sự chúng ta hội hiệp cùng Ngài, thì, hỡi anh em, xin chớ vội bối rối và kinh hoàng hoặc bởi thần cảm giả mạo, hoặc bởi lời nói hay là bởi bức thơ nào tựa như chúng tôi đã gởi mà nói rằng ngày Chúa gần đến. Mặc ai dùng cách nào, cũng đừng để họ lừa dối mình. Vì phải có sự bỏ đạo đến trước, và có người tội ác, con của sự hư mất hiện ra” (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:1-3).

Trong suốt lịch sử của Hội Thánh Chúa gần hai ngàn năm qua, chưa bao giờ sự bội đạo thể hiện đều khắp và rộng lớn cho bằng qua phong trào nói tiếng lạ và đặt tay té ngã. Cá nhân tôi xem sự tổng hợp của phong trào nói tiếng lạ, đặt tay té ngã cùng với phong trào chấp nhận đồng tính luyến ái trong Hội Thánh là sự bội Đạo lớn, làm dấu hiệu cho sự Chúa trở lại để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian.

Trường hợp 1: Công vụ đoạn 2: Đây là tiếng lạ được hiểu như một ngoại ngữ xác định được với mục đích truyền giảng Tin Lành cho dân tộc khác. Đây phải dịch là tiếng ngoại quốc mới đúng.

Câu này sai. Đây không phải là tiếng lạ, Thánh Kinh không bao giờ dùng từ ngữ “tiếng lạ,” mà đây là các ngôn ngữ. Công Vụ Các Sứ Đồ 2 liệt kê ra ngôn ngữ của 15 dân tộc khác nhau và nhiều lần dùng các từ ngữ sau đây để chỉ định các ngôn ngữ mà Đức Thánh Linh đã ban cho các môn đồ nói ra: “các thứ tiếng khác,” “tiếng xứ mình,” “tiếng riêng của xứ chúng ta sanh đẻ,” “tiếng chúng ta” và nội dung của sự nói đó là “nói những sự cao trọng của Đức Chúa Trời!” (Công Vụ Các Sứ Đồ 2:4, 6, 8, 11).

Mục đích của sự các môn đồ Chúa được ban ơn nói các ngôn ngữ khác nhau của loài người là để chứng minh năng lực của Đức Thánh Linh bắt đầu vận hành trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời để Tin Lành sẽ được Hội Thánh giảng ra cho mọi dân tộc, bằng mọi tiếng nói của loài người, báo hiệu thời điểm kết thúc lịch sử tội lỗi của nhân loại.

Trong trường hợp của gia đình Cọt-nây (Công Vụ Các Sứ Đồ 10:46) là để cho các tín đồ người Do-thái biết Đức Chúa Trời tiếp nhận dân ngoại vào trong Hội Thánh và báp-tem Thánh Linh cho họ như là dân Do-thái. Trước khi Đấng Christ phục sinh, Tin Lành chỉ được giảng cho người Do-thái. Sau khi Đấng Christ phục sinh, không có sự phân biệt giữa dân Do-thái và dân ngoại trong Hội Thánh của Chúa (Ga-la-ti 3:28).

Không bao giờ ân tứ nói ngoại ngữ được dùng để truyền giảng mà tất cả các nhà truyền giáo đều phải học ngôn ngữ của dân tộc mà họ muốn đến truyền giảng. Cuối cùng, ơn nói ngoại ngữ là dấu hiệu tỏ ra cho những người không tin để họ nhận biết quyền năng của Đức Thánh Linh đang vận hành trong Hội Thánh (I Cô-rinh-tô 12:22), còn hiện tượng nói tiếng lạ chỉ khiến cho người ngoại chê cười vì họ thấy những kẻ nói tiếng lạ giống những người lên đồng, lên bóng, bị quỷ nhập.

Trường hợp 2: là trường hợp bị quở trách của Hội Thánh Cô-rinh-tô: là trường hợp giữa những người được ơn nói với hội chúng đã tin thì bắt buộc phải có sự thông giải. Trường hợp này có thể là tiếng ngoại quốc nhưng cũng có thể là tiếng lạ (tràng âm thanh không hiểu được).

Chỗ nào trong Thánh Kinh dạy rằng có thể các tín đồ tại Cô-rinh-tô nói ra những tràng âm thanh vô nghĩa? Đây là Sa-tan cưỡng từ đoạt ý để ngụy biện.

Trường hợp 3: là trường hợp chắc chắn không phải là tiếng của loài người hay dân tộc ngoại quốc, tại sao lại có sự giải thích này là bởi vì: Đây là ngôn ngữ hoàn toàn riêng biệt để tương giao với Chúa trong thế giới linh. Loại tiếng này dùng để gây dựng chính phần linh của cá nhân nói tiếng đó, là một sự bày tỏ “kín nhiệm.”

Chỗ nào trong Thánh Kinh dạy như vậy? Sa-tan đã đưa ra một giáo lý không có trong Thánh Kinh.

Phao-lô vừa là người được ân tứ nói nhiều thứ ngoại ngữ và cũng là người được ân tứ nói nhiều “thứ tiếng lạ” này (âm thanh không hiểu được).

Chỗ nào trong Thánh Kinh dạy như vậy? Sa-tan đã đưa ra một giáo lý không có trong Thánh Kinh.

Ông có sự tương giao với Chúa rất đặc biệt, bằng cớ là Phao-lô không trực tiếp dự Tiệc Thánh lúc Chúa Jesus lập ra, nhưng ông nhận được điều này từ Chúa về nghi thức Tiệc Thánh và viết ra để dạy trong thư Cô-rinh-tô. Ngày hôm nay, những lúc dự Tiệc Thánh thì Hội Thánh luôn đọc đoạn Kinh Thánh do Phao-lô viết dạy dỗ về nghi thức này.( I Cor 11 – Vả, tôi có nhận nơi Chúa…). Ông không hề dự Tiệc Thánh vào lúc Chúa Jesus lập, nhưng ông lại nói là ông nhận nơi Chúa vì ông có sự tương giao đặc biệt bằng linh với Thánh Linh (Nhận trong nơi kín nhiệm khi ông tương giao với Chúa). Vì ông là người nói tiếng lạ nhiều nhất nên ông cũng là người viết Tân Ước nhiều nhất sau khi Chúa Jesus thăng thiên.

Đây là ngụy biện, dùng lý trí suy luận của loài người để tạo ra các giáo lý không có trong Thánh Kinh. Vua Đa-vít viết nhiều Thi Thiên nhất. Số câu Thánh Kinh Vua Đa-vít viết nhiều gấp hai lần số câu Phao-lô viết, vậy, có thể nào kết luận rằng Vua Đa-vít là người biết nói nhiều tiếng lạ nhất? Sự kiện Phao-lô được Chúa chọn làm sứ đồ và dạy dỗ ông cách trực tiếp không liên quan gì đến ân tứ nói ngoại ngữ và Phao-lô tuyệt đối không hề nói tiếng lạ, vì, không hề có ân tứ nói tiếng lạ mà chỉ có ân tứ nói ngoại ngữ.

Ông cũng nhắc nhở là “cầu nguyện bằng tâm linh nhưng cũng cầu nguyện bằng tâm trí nữa.”

Cầu nguyện là một hình thức thờ phượng Chúa cho nên phải bằng tâm thần và lẽ thật (Giăng 423-24). Sự cầu nguyện nào của chúng ta cũng phải xuất phát từ trong tâm thần bởi sự cảm động và dẫn dắt của Đức Thánh Linh rồi phát ra bằng ngôn ngữ qua môi miệng của xác thịt. Trong khi đó, linh hồn chúng ta am hiểu điều mình cầu xin. Riêng trường hợp cầu nguyện bằng ngoại ngữ mà chúng ta không hiểu để tự mình thông giải thì chúng ta cần có anh chị em khác đang hiện diện thông giải, nếu không, chúng ta chỉ được phép cầu nguyện bằng tiếng mẹ đẻ hoặc bằng thứ tiếng mà Hội Thánh có thể hiểu được. Dù chúng ta cầu nguyện bằng tiếng mẹ đẻ hay bằng ngoại ngữ thì chúng ta cũng cầu nguyện bằng tâm thần và theo lẽ thật của Lời Chúa. Lý luận cho rằng, cầu nguyện bằng ơn nói ngoại ngữ là cầu nguyện trong tâm thần còn cầu nguyện bằng tiếng mẹ đẻ là cầu nguyện bằng tâm trí là hoàn toàn phản Thánh Kinh.

Ý của Phao-lô là chúng ta phải tìm cầu sự cầu nguyện và tôn vinh mà chúng ta có thể hiểu được, còn nếu sự cầu nguyện và tôn vinh phát xuất từ tâm thần bởi ân tứ nói ngoại ngữ mà không có người thông giải hoặc tự chúng ta không hiểu điều chúng ta cầu nguyện hoặc tôn vinh thì chúng ta không nên thực hành. Trọn vẹn câu nói của Phao-lô là: “Bởi đó, kẻ nói ngoại ngữ, hãy cầu nguyện để được thông giải tiếng ấy. Vì nếu tôi cầu nguyện bằng ngoại ngữ, thì tâm thần tôi cầu nguyện, nhưng trí khôn tôi lơ lửng. Vậy thì tôi sẽ làm thể nào? Tôi sẽ cầu nguyện theo tâm thần, nhưng cũng cầu nguyện bằng trí khôn. Tôi sẽ hát theo tâm thần, nhưng cũng hát bằng trí khôn” (I Cô-rinh-tô 14:13-15).

Không thể có chuyện chỉ cầu nguyện hoặc tôn vinh bằng trí khôn mà không bằng tâm thần, vì mọi sự thờ phượng Chúa đều phải bằng tâm thần và lẽ thật. Cho nên, cầu nguyện và tôn vinh vừa bằng tâm thần vừa bằng trí khôn là ý rõ ràng trong câu nói của Phao-lô.

Sự giải kinh theo kiểu ngắt câu đoạn mạch đã sản xuất ra vô số tà giáo!

Mục đích ông viết thư Cô-rinh-tô là để Hội Thánh được tổ chức tốt hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực sử dụng ân tứ. Ông sắp xếp lại và hướng dẫn Hội Thánh cách vận hành ân tứ.

Tiếng lạ dùng để truyền giảng thì được hiểu là ngoại ngữ (speak other tongues), tiếng lạ dùng để gây dựng chính mình thì được hiểu là cơ quan phát âm (speak a tongue), mà loại âm thanh này không nhất thiết là loại ngôn ngữ thông thường của loài người.

Lại thêm một sự ngụy biện của Sa-tan. “Speak a tongue” tức là nói một ngôn ngữ, không thể dịch là phát ra những âm thanh. Để nói đến sự kiện phát ra những âm thanh thì Thánh Kinh dùng: “giving sound” “Vậy, dẫu vật không có sự sống phát ra tiếng (giving sound), như ống tiêu, đờn cầm: nếu không có âm điệu phân biệt nhau, thể nào nhận biết được ống tiêu hay là đờn cầm thổi và khảy cái chi?” (I Cô-rinh-tô 14:7). Điều quan trọng là, Thánh Kinh không hề nói đến ân tứ “phát ra tiếng.”

Ví dụ:

  • Đứa bé còn bú mẹ, khi nó “nói chuyện” với mẹ nó để xin bú thì nó sẽ không nói là “con muốn bú” mà nó chỉ có thể nói là “măm măm.” Đương nhiên, chữ “măm măm” này không phải là ngôn ngữ thông thường để diễn đạt “con muốn bú.” Việc tương giao với Cha Thiên Thượng cũng thế, có những điều “không nói bằng lời” được khi tâm linh được lớn lên. Nếu một người chưa nên thánh mà “báp tem Thánh Linh” sẽ bị hỏng chân, lúc đó thay vì được đầy dẫy Thánh Linh thì tà linh nhảy vào tương tác. Cho nên, anh ta đồng ý với anh rằng đầy dẫy Thánh Linh là phụ thuộc vào sự nên thánh khi sống đạo chứ không phải đặt tay cầu nguyện để đầy dẫy theo kiểu sai trật của các phong trào hiện nay.

Chữ “măm măm” đương nhiên là ngôn ngữ để xin bú của trẻ con. Thánh Kinh khẳng định, con trẻ có ngôn ngữ của con trẻ. Ai quy định rằng “măm măm” không phải là ngôn ngữ của trẻ con để xin bú? Nếu không phải thì sao cả mẹ lẫn con đều hiểu rằng đó là đứa con muốn bú? Chẳng những con trẻ có ngôn ngữ của con trẻ mà còn có nhiều trình độ khác nhau trong sự vận dụng ngôn ngữ nữa. “Khi tôi còn trẻ, tôi nói như con trẻ, tư tưởng như con trẻ, suy xét như con trẻ; khi tôi đã thành nhơn bèn bỏ những điều thuộc về con trẻ” (I Cô-rinh-tô 13:11).

Nếu chưa nên thánh, sao lại được báp-tem bằng Thánh Linh? Nếu đã được báp-tem bằng Thánh Linh thì phải đầy dẫy Thánh Linh chứ sao tà linh lại nhảy vào? Vậy, quyền năng của Đức Thánh Linh ở đâu?

Một người thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Jesus Christ thì lập tức được Đức Chúa Trời tha tội, được Đức Chúa Jesus Christ làm cho sạch tội và được Đức Thánh Linh tái sinh. Người đó lập tức được đổ đầy Thánh Linh của Chúa (báp-tem bằng Thánh Linh) để có năng lực của Thiên Chúa sống một đời sống mới theo điều răn và luật pháp mà Đức Thánh Linh đã ghi vào lương tâm mới của người ấy. Từ đó, người đã được tái sinh, nếu tiếp tục yêu mến Chúa, tìm kiếm lẽ thật của Lời Chúa để vâng theo thì tiếp tục đầy dẫy Thánh Linh, còn nếu hướng về thế gian yêu mến thế gian thì không còn đầy dẫy Thánh Linh.

Dấu chứng một người đầy dẫy Thánh Linh là sự kiện người ấy không phạm tội, dù chỉ trong tư tưởng, hoặc nếu tội lỗi vừa phát sinh trong tư tưởng thì người ấy lập tức ăn năn và xưng tội với Chúa. Khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài, một người đầy dẫy Thánh Linh sẽ nói và hành động theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Dầu vậy, chính linh hồn người ấy quyết định làm theo sự nhận thức trong tâm thần của mình, thể hiện qua các động tác của xác thịt mình, chứ không hề có chuyện Đức Thánh Linh kiềm chế tâm thần của người ấy mà người ấy không thể tự kiềm chế ý muốn mình, không thể tự kiềm chế thân thể xác thịt của mình. Mọi trạng thái ngây ngất, xuất thần, không tự mình kiềm chế được đều là biểu hiện của một người bị tà linh xâm nhập, điều khiển. (Xin nghe thêm bài giảng tựa đề 24_XungNghiaTaiSinhThanhHoa_2_072211 tại đây: http://timhieutinlanh.net/node/962 . Bấm vào tựa bài để nghe, bắt đầu từ phút thứ 25). 

  • Mối quan hệ của những cặp vợ chồng khắng khít, khi họ “gần gủi” nhau thì họ không nói những ngôn ngữ bình thường nhưng là “những âm thanh vô nghĩa” nhưng họ vẫn hiểu nhau. So sánh này hơi bình dân, nhưng dễ hiểu. Khi một con người thánh khiết, khao khát tương giao với Đức Chúa Trời thì Thánh Linh sẽ dẫn dắt để cầu nguyện tương giao với Đức Chúa Trời mà không nhất thiết âm thanh phát ra là loại ngôn ngữ thông thường, nó vẫn có khả năng là một tràng âm thanh vô nghĩa.

Hiện tượng vợ chồng gần gủi xác thịt gào rú những âm thanh vô nghĩa như thú vật là hiện tượng xảy ra cho những người sống theo nhục dục của xác thịt, không có Chúa. Người đã thật sự thuộc về Chúa, trong mối quan hệ gần gủi vợ chồng họ cũng đều cầu nguyện cảm tạ, dâng trình lên Chúa và yêu nhau trong danh của Chúa thì không bao giờ có chuyện gào rú hay phát ra những âm thanh vô nghĩa: “Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh quang của Thiên Chúa mà làm” (I Cô-rinh-tô 10:31). Trong niềm vui, hạnh phúc hai người trở nên một thịt đó, tâm linh họ luôn tràn ngập sự cảm tạ Chúa. Đức Chúa Jesus Christ đã ban cho những người thuộc về Ngài một ngôn ngữ mới không đủ để họ nói những lời yêu thương, vui thú với nhau hay sao mà phải thốt ra những âm thanh vô nghĩa như thú vật, theo cách thức của những người không có Chúa? “Vậy những kẻ tin sẽ được các dấu lạ nầy: lấy danh Ta mà trừ quỷ; dùng tiếng mới mà nói (Mác 16:17). (Xem thêm bài viết về tiếng mới tại đây: http://timhieutinlanh.net/node/485 ).

Anh ta cũng đồng ý trường hợp tiếng mới của Mác 16:17 Chúa Jesus dạy là ngoại lệ.

Tất cả các phân đoạn Kinh Thánh có nhắc đến vấn đề tiếng lạ ở nhiều ngữ cảnh khác nhau đều nên đổi lại cách dịch là tiếng ngoại quốc cho rõ nghĩa, ngoại trừ I Cor 14:2, 4, 14, 15, 18, 19, 23.

Trong các câu I Cô-rinh-tô 14:2, 4, 14, 15, 18, 19, 23, Thánh Kinh dùng từ ngữ “nói một ngôn ngữ” (speak a tongue) chứ không dùng từ ngữ “phát ra một âm thanh (giving a sound), thì sao lại có thể dịch là “tiếng lạ?” Thánh Kinh Tân Ước nguyên ngữ Hy-lạp có sáu lần dùng tính từ “lạ” trong năm câu sau đây nhưng không bao giờ đề cập đến “tiếng lạ,” “ngôn ngữ lạ,” hay là “âm thanh lạ:”

Công Vụ Các Sứ Đồ 17:20: “Vì chưng ông giảng cho chúng tôi nghe sự lạ. Chúng tôi muốn biết ý nghĩa điều đó là gì.” KJV: “For thou bringest certain strange things to our ears: we would know therefore what these things mean.”

Hê-bơ-rơ 13:9: “Anh em chớ để cho mọi thứ đạo lạ dỗ dành mình; vì lòng nhờ ân điển được vững bền, ấy là tốt, chớ không phải nhờ đồ ăn, là sự chẳng ích chi cho kẻ làm như vậy.” KJV: “Be not carried about with divers and strange doctrines. For it is a good thing that the heart be established with grace; not with meats, which have not profited them that have been occupied therein.”

I Phi-e-rơ 4:4: “Họ thấy anh em chẳng cùng họ theo sự dâm dật bậy bạ ấy, thì họ lấy làm lạ và gièm chê.” KJV: “Wherein they think it strange that ye run not with them to the same excess of riot, speaking evil of you.”

I Phi-e-rơ 4:12: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, khi anh em bị trong lò lửa thử thách, chớ lấy làm lạ như mình gặp một việc khác thường.” KJV: “Beloved, think it not strange concerning the fiery trial which is to try you, as though some strange thing happened unto you.”

Giu-đe câu 7: “Lại như thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ cùng các thành lân cận cũng buông theo sự dâm dục và xác thịt lạ, thì đã chịu hình phạt bằng lửa đời đời, làm gương để trước mặt chúng ta.” KJV: “Even as Sodom and Gomorrha, and the cities about them in like manner, giving themselves over to fornication, and going after strange flesh, are set forth for an example, suffering the vengeance of eternal fire.”

Vì thế, chắc chắn và rõ ràng là Thánh Kinh không bao giờ nói đến cái gọi là “ân tứ nói tiếng lạ,” hay “ân tứ cầu nguyện tiếng lạ,” hay “ân tứ phát ra âm thanh lạ” trong khi cầu nguyện với Chúa hoặc trong khi tôn vinh Chúa.

Tôi chép lại bản dịch Anh ngữ toàn đoạn 14 của I Cô-rinh-tô dưới đây theo King James Version là bản dịch chính xác nhất để chúng ta tham khảo:

1Co 14:1 Follow after charity, and desire spiritual gifts, but rather that ye may prophesy.

1Co 14:2 For he that speaketh in an unknown tongue speaketh not unto men, but unto God: for no man understandeth him; howbeit in the spirit he speaketh mysteries.

1Co 14:3 But he that prophesieth speaketh unto men to edification, and exhortation, and comfort.

1Co 14:4 He that speaketh in an unknown tongue edifieth himself; but he that prophesieth edifieth the church.

1Co 14:5 I would that ye all spake with tongues, but rather that ye prophesied: for greater is he that prophesieth than he that speaketh with tongues, except he interpret, that the church may receive edifying.

1Co 14:6 Now, brethren, if I come unto you speaking with tongues, what shall I profit you, except I shall speak to you either by revelation, or by knowledge, or by prophesying, or by doctrine?

1Co 14:7 And even things without life giving sound, whether pipe or harp, except they give a distinction in the sounds, how shall it be known what is piped or harped?

1Co 14:8 For if the trumpet give an uncertain sound, who shall prepare himself to the battle?

1Co 14:9 So likewise ye, except ye utter by the tongue words easy to be understood, how shall it be known what is spoken? for ye shall speak into the air.

1Co 14:10 There are, it may be, so many kinds of voices in the world, and none of them is without signification.

1Co 14:11 Therefore if I know not the meaning of the voice, I shall be unto him that speaketh a barbarian, and he that speaketh shall be a barbarian unto me.

1Co 14:12 Even so ye, forasmuch as ye are zealous of spiritual gifts, seek that ye may excel to the edifying of the church.

1Co 14:13 Wherefore let him that speaketh in an unknown tongue pray that he may interpret.

1Co 14:14 For if I pray in an unknown tongue, my spirit prayeth, but my understanding is unfruitful.

1Co 14:15 What is it then? I will pray with the spirit, and I will pray with the understanding also: I will sing with the spirit, and I will sing with the understanding also.

1Co 14:16 Else when thou shalt bless with the spirit, how shall he that occupieth the room of the unlearned say Amen at thy giving of thanks, seeing he understandeth not what thou sayest?

1Co 14:17 For thou verily givest thanks well, but the other is not edified.

1Co 14:18 I thank my God, I speak with tongues more than ye all:

1Co 14:19 Yet in the church I had rather speak five words with my understanding, that by my voice I might teach others also, than ten thousand words in an unknown tongue.

1Co 14:20 Brethren, be not children in understanding: howbeit in malice be ye children, but in understanding be men.

1Co 14:21 In the law it is written, With men of other tongues and other lips will I speak unto this people; and yet for all that will they not hear me, saith the Lord.

1Co 14:22 Wherefore tongues are for a sign, not to them that believe, but to them that believe not: but prophesying serveth not for them that believe not, but for them which believe.

1Co 14:23 If therefore the whole church be come together into one place, and all speak with tongues, and there come in those that are unlearned, or unbelievers, will they not say that ye are mad?

1Co 14:24 But if all prophesy, and there come in one that believeth not, or one unlearned, he is convinced of all, he is judged of all:

1Co 14:25 And thus are the secrets of his heart made manifest; and so falling down on his face he will worship God, and report that God is in you of a truth.

1Co 14:26 How is it then, brethren? when ye come together, every one of you hath a psalm, hath a doctrine, hath a tongue, hath a revelation, hath an interpretation. Let all things be done unto edifying.

1Co 14:27 If any man speak in an unknown tongue, let it be by two, or at the most by three, and that by course; and let one interpret.

1Co 14:28 But if there be no interpreter, let him keep silence in the church; and let him speak to himself, and to God.

1Co 14:29 Let the prophets speak two or three, and let the other judge.

1Co 14:30 If any thing be revealed to another that sitteth by, let the first hold his peace.

1Co 14:31 For ye may all prophesy one by one, that all may learn, and all may be comforted.

1Co 14:32 And the spirits of the prophets are subject to the prophets.

1Co 14:33 For God is not the author of confusion, but of peace, as in all churches of the saints.

1Co 14:34 Let your women keep silence in the churches: for it is not permitted unto them to speak; but they are commanded to be under obedience, as also saith the law.

1Co 14:35 And if they will learn any thing, let them ask their husbands at home: for it is a shame for women to speak in the church.

1Co 14:36 What? came the word of God out from you? or came it unto you only?

1Co 14:37 If any man think himself to be a prophet, or spiritual, let him acknowledge that the things that I write unto you are the commandments of the Lord.

1Co 14:38 But if any man be ignorant, let him be ignorant.

1Co 14:39 Wherefore, brethren, covet to prophesy, and forbid not to speak with tongues.

1Co 14:40 Let all things be done decently and in order.

Kết luận:

  • Ân tứ nói ngoại ngữ được vận hành khi Chúa Thánh Linh cần ấn chứng hoặc giảng giải cách rõ ràng bằng một ngôn ngữ ngoại quốc được chuyển sang ngôn ngữ của những người nghe có thể hiểu được một cách siêu nhiên.

Câu này sai. Thánh Kinh đã khẳng định rõ: “Kẻ nói ngoại ngữ, tự gây dựng lấy mình” (I Cô-rinh-tô 14:2). Không một chỗ nào trong Thánh Kinh dạy rằng Đức Thánh Linh dùng ân tứ nói ngoại ngữ để giảng Đạo. Ngay cả thời ban đầu, lúc Hội Thánh mới thành lập thì cũng chỉ có phép lạ được dùng ấn chứng lời giảng của các môn đồ chứ không phải là ơn nói ngoại ngữ: “Về phần các môn đồ, thì đi ra giảng đạo khắp mọi nơi, Chúa cùng làm với môn đồ, và lấy các phép lạ cặp theo lời giảng mà làm cho vững đạo” (Mác 16:20). Ngày nay, sau gần hai ngàn năm được ấn chứng bởi máu của các thánh đồ tử Đạo, Đạo của Chúa đã vững, không cần phải dùng các phép lạ để ấn chứng.

Ngày nay, trong các trường hợp đặc biệt, Đức Thánh Linh có thể ban ân tứ thông giải ngoại ngữ nhưng ân tứ nói ngoại ngữ dường như không còn cần thiết vì Thánh Kinh Tân Ước đã được hoàn thành để gây dựng đức tin của người mới tin nhận Chúa. Chắc chắn ơn nói ngoại ngữ không thể nào gây dựng đức tin của một người cho bằng Lời Hằng Sống của Đức Chúa Trời. Người ta sống nhờ Lời Chúa không phải nhờ ơn nói ngoại ngữ. Chỉ khi nào trong danh Chúa, một người thật sự nói một ngôn ngữ mà trước đó người ấy chưa biết, để tôn vinh Chúa thì đó mới là ân tứ nói ngoại ngữ để tôn vinh Chúa như đã ghi rõ trong Thánh Kinh:

Công Vụ Các Sứ Đồ 2:11: “Cả người Giu-đa hoặc người mới theo đạo Giu-đa, người Cơ-rết và A-rạp nữa, chúng ta đều nghe họ lấy tiếng chúng ta mà nói những sự cao trọng của Đức Chúa Trời.

Công Vụ Các Sứ Đồ 10:46: “Vì các tín đồ nghe họ nói ngoại ngữ và tôn vinh Đức Chúa Trời.”

  • Ân tứ nói tiếng lạ (âm thanh không hiểu được) chỉ được ban cho những người có nếp sống đạo thánh khiết, khao khát tương giao với Chúa, dành nhiều thời gian cầu nguyện cho Chúa mỗi ngày, khao khát tương giao với Chúa, gầy dựng chính mình.

Chỗ nào trong Thánh Kinh dạy điều này? Tại sao Đức Chúa Jesus Christ không hề nói tiếng lạ? Ai có thể có nếp sống thánh khiết hơn Đức Chúa Jesus Christ? Ai khao khát tương giao với Đức Chúa Cha hơn Đức Chúa Jesus Christ? Thánh Kinh chỉ dạy về ân tứ nói các ngôn ngữ của loài người. Thánh Kinh không hề nói đến “tiếng lạ” hay là “âm thanh lạ.”

  • Thực trạng Satan lợi dụng “tiếng lạ” để xâm nhập vào Hội Thánh gây rối là có thật nhưng đó không phải là kết luận để nhận định một tràng âm thanh không hiểu được lúc nào cũng do tà linh gây ra.

Giáo lý nào không đến từ Thánh Kinh thì đến từ Sa-tan. Các giáo lý về “đặt tay té ngã,” “say Thánh Linh,” “tiếng cười thánh,” và “nói tiếng lạ” không đến từ Thánh Kinh.

  • Thực tế, con cái chân thật của Chúa, khao khát tương giao với Chúa, cầu xin Thánh Linh ban cho “cơ quan phát âm” của họ phát lên những âm thanh ngợi khen thờ phượng thì họ vẫn nhận lãnh. Vì “các ngươi là xấu xa còn biết cho con bánh, huống chi Cha lại không ban Thánh Linh cho những người cầu xin sao…”

Đây là lời Chúa dạy các môn đồ cầu xin trước khi Đức Thánh Linh giáng lâm và ngự trong thân thể của người tin Chúa. Từ khi Đức Thánh Linh giáng lâm, Hội Thánh được thành lập, thân thể người tin Chúa là đền thờ của Đức Thánh Linh thì hễ ai thật lòng tin nhận Chúa đều nhận được Đức Thánh Linh và Thánh Linh mà không cần phải cầu xin gì cả. Có ai cần phải cầu xin cho được tái sinh hay không?

Vả lại, Thánh Linh, và ân tứ nói ngoại ngữ được Thánh Kinh nói đến một cách rõ ràng, còn các hiện tượng “nói tiếng lạ,” “đặt tay té ngã,” “say Thánh Linh,” và “tiếng cười thánh” cùng các hành động lăn lóc, giãy dụa, gào la, thét, hú, cười sằng sặc, lắc lư hay vật vã thân hình, không tự kiềm chế được trong giờ thờ phượng Chúa thì hoàn toàn không có trong Thánh Kinh.

  • Vì những người khao khát, họ có tâm tình cầu nguyện nóng cháy với Chúa nên Chúa sẽ không cho phép tà linh nào nhảy vào áp chế khi con cái Chúa khao khát tương giao với Ngài. Điều này có thể nhận thấy những người “tự gầy dựng chính mình” bằng cách cầu nguyện tiếng lạ thì đều nhận được sự bình an chứ không phải bất an. (Điều này thì em có trải nghiệm trước đây).

Tà linh nhảy vào áp chế một người khi người ấy làm sai Lời Chúa. Chính vì những con dân Chúa thiếu hiểu biết Lời Chúa, đã có Đức Thánh Linh và Thánh Linh của Chúa rồi mà còn đi cầu xin nói tiếng lạ, cho nên, tà linh mới xâm nhập và điều khiển họ. Nếu không thức tỉnh và ăn năn, họ sẽ bị diệt: “Dân Ta bị diệt vì cớ thiếu sự thông biết. Bởi ngươi bỏ sự thông biết thì Ta cũng bỏ ngươi, đặng ngươi không làm thầy tế lễ cho Ta nữa; bởi ngươi đã quên luật pháp của Thiên Chúa mình, thì Ta cũng sẽ quên con cái ngươi” (Ô-sê 4:6).

Đó là sự bình an giả tạo trong giai đoạn đầu do Sa-tan mang đến, như sự bình an của những người ngồi thiền hay những người dùng ma túy, thuốc an thần. Sự bình an đó biến mất khi anh đối diện với lẽ thật của Lời Chúa.

  • Việc tà linh dùng tiếng lạ để gây rối hoàn toàn có thật, nhưng những âm thanh vô nghĩa lúc tương giao trong mối quan hệ ngọt ngào với Đức Chúa Cha cũng có thật, việc tương giao này được điều khiển bởi phần linh chứ không bị hạn chế bởi phần hồn (tâm trí có ý thức).

Thánh Kinh không dạy về sự phát ra những âm thanh vô nghĩa. Thánh Kinh luôn luôn dùng chữ “tongue’ có nghĩa là “ngôn ngữ.” Mỗi chúng ta là một linh hồn hiện diện trong linh thể và xác thể. Chúng ta có thể chọn sống theo linh thể hoặc sống theo xác thể. Kẻ không có Chúa thì bị ham muốn của xác thể điều khiển và bị tà linh điều khiển linh thể. Người thuộc về Chúa thì cai trị cả linh thể và xác thể của mình. Đức Chúa Trời không bao giờ tước quyền tự do của chúng ta, vì thế không có chuyện linh thể cai trị người thuộc về Chúa mà chỉ có chuyện, người thuộc về Chúa chọn sống theo sự nhận thức của linh thể về ý muốn tốt đẹp của Đức Chúa Trời thay vì sống theo những ham muốn của xác thịt nghịch lại ý muốn của Đức Chúa Trời. Tất cả những hiện tượng bị kềm chế bởi linh thể đều là kết quả của một người đã bị tà linh khống chế trong linh thể và xác thể.

Nhận định của em:

  • Cảm giác bình an khi cầu nguyện một mình với Chúa bằng tiếng lạ là trải nghiệm có thật của em.

Như đã nói trên đây, đó chỉ là sự bình an giả tạo trong giai đoạn đầu do Sa-tan mang đến, như sự bình an của những người ngồi thiền hay những người dùng ma túy, thuốc an thần. Một người thật lòng tin Chúa nhưng nếu hút cần sa (làm sai) thì vẫn bị sự tác động của cần sa (cảm giác bình an, thoải mái giả tạm).

  • Em không tin rằng tại đa số Hội Thánh đang nói tiếng lạ là loại tiếng lạ được ban để tương giao, là “tiếng thở than không nói nên lời,” mà chủ yếu họ dùng nhân linh của họ để “ra vẻ” spiritual hoặc rất nhiều trường hợp bị linh lừa dối.
  • Vì theo em nghĩ, một người phải thực sự nên thánh, không phạm tội, ao ước tương giao với Chúa nhưng ngôn ngữ không đủ diễn đạt thì trạng thái tiếng lạ tương giao đó vẫn có thể được ban cho. Ngay cả đối với người bình thường của mình, khi giao tiếp với nhau cũng đôi khi “nói” hay “ kêu” những âm thanh vô nghĩa.

Chúng ta đã được Đức Chúa Jesus Christ ban cho tiếng mới thì không thể nào chúng ta không có đủ ngôn ngữ để tôn vinh Chúa. Sự phát ra những âm thanh vô nghĩa chỉ chứng minh chúng ta không biết kiềm chế chính mình. Làm sao những âm thanh “uu aa ơơ lala huhu hòhơ” lại có thể mầu nhiệm và sâu nhiệm hơn: Ha-lê-lu-gia! Hô-sa-na!

Thánh Kinh không bao giờ dạy rằng con dân Chúa có thể phát ra những âm thanh vô nghĩa để thờ phượng Chúa. Trên lý luận, Đức Chúa Trời không thể chấp nhận cho người ta phát ra những âm thanh vô nghĩa để thờ phượng Ngài. Ngay khi một người được ơn nói ngoại ngữ, thì dù cho người đó không hiểu điều mình nói nhưng lời người đó nói ra vẫn có ý nghĩa mà người khác hiểu rằng họ đang nói những lời tôn vinh Đức Chúa Trời. Nếu Thánh Kinh không hề dạy con dân Chúa có thể phát ra những âm thanh vô nghĩa để thờ phượng Chúa thì chúng ta phải tránh xa điều đó: “Bất cứ việc gì tựa như điều ác, thì phải tránh đi” (I Tê-sa-lô-ni-ca 5:22).

  • Em hiểu liên quan đến vấn đề thờ phượng, đôi khi chúng ta “uu aa ơơ lala huhu hòhơ” đều không có nghĩa nhưng tâm thần chúng ta đang hướng về Chúa thì tà linh cũng không được phép bén mảng tới gần, và nó cũng có thể hiểu là âm thanh của sự thờ phượng, tương giao hay thở than, hoặc khi không thể diễn đạt đầy đủ.

Làm sao anh biết chắc là anh không nói thần chú của tà linh? Cá nhân tôi đang cầu nguyện đuổi quỷ thì bị quỷ thúc giục phát ra âm thanh lạ vô nghĩa, nên tôi biết là trong lúc chúng ta đang hết lòng hướng về Chúa, Ma Quỷ vẫn cám dỗ và xúi giục chúng ta làm theo ý nó. Ma Quỷ có thể cám dỗ Đức Chúa Jesus Christ thì làm sao chúng ta có thể nói rằng nếu mình hết lòng hướng về Chúa thì tà linh không dám đến gần? Chính vì chúng ta hết lòng đến gần Chúa mà Đức Chúa Trời cho phép tà linh đến gần cám dỗ chúng ta để xem chúng ta có biết dựa vào lẽ thật của Lời Chúa hay là chúng ta dựa vào cảm giác của mình là điều nghịch lại với Thánh Kinh. Thử nghiệm đó chứng mình rằng chúng ta thật hết lòng tin theo Lời Chúa hay chúng ta tin theo cảm giác của xác thịt và lời giả ngụy của các giáo sư giả, tiên tri giả, hoàn toàn không có trong Thánh Kinh.

  • Những âm thanh “uu aa ơơ lala huhu hòhơ” ở một cường độ, độ dài nhất định thì sẽ đến lúc nhận được sự thông giải sang ngôn ngữ loài người một cách rõ nghĩa hơn.

Các nhà ngôn ngữ học đã bỏ ra nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu hiện tượng nói tiếng lạ nhiều chục năm trong mọi dân tộc và đã kết luận rằng, tiếng lạ của những người trong các phong trào Ân Tứ và Ngũ Tuần nói không bao giờ là một cấu trúc của ngôn ngữ. Đặc biệt là trong khi họ nói tiếng lạ thì chức năng về ngôn ngữ của bộ óc bị giảm đi mà chức năng về cảm xúc thì gia tăng [1].

  • Đức Chúa Cha tìm kiếm những người thờ phượng bằng “tâm thần” thật sự để tương giao với Ngài.

Câu này rất là nguy hiểm vì chỉ là một nửa của lẽ thật, mà một nửa của lẽ thật thì không còn là lẽ thật. Lẽ thật là: “Đức Chúa Trời tìm kiếm những ai thờ phượng Ngài bằng tâm thần và lẽ thật!”

Anh giúp em xem nội dung em vừa trình bày như thế nào nhé, vì đây là sự hiểu biết vẫn theo em trong mấy ngày qua, vì thực tế kể cả thời gian gần đây, đôi lúc em rất đau đớn khi cầu nguyện cho vấn đề hôn nhân của em, em dâng những tổn thương mà mối quan hệ này gây ra, đôi lúc nó quá đau đớn khi nói đến những chi tiết đó, thì lúc đó em lại diễn đạt bằng “tiếng lạ” để dâng lên cho Chúa, trạng thái thực sự tan vỡ. Sau đó, thì em lại rất bình an. Tuy nhiên, không chỉ lúc đau khổ mới dùng tiếng lạ cầu nguyện, ngay cả khi mừng vui cũng có thể phát lên những âm thanh vô nghĩa.

Nhưng cũng có khi sự cầu nguyện chưa sâu, mà em lại cố dùng “nhân linh” để phát ra tiếng lạ thì chắc chắn nó không đến từ Thánh Linh mà nó chỉ là sự gượng ép của cá nhân em mà thôi. Em tin rằng, Hội Thánh ngày nay có rất nhiều trường hợp như vậy.

Anh cần ăn năn xưng tội với Chúa và một lần nữa nhân danh Chúa xua đuổi tà linh nói tiếng lạ ra khỏi thân thể anh. Tôi gợi ý anh:

  • Trình dâng nan đề hôn nhân của anh lên Chúa và im lặng chờ đợi. Anh không cần phải đau khổ quặn thắt gì hết nếu anh thật lòng tin rằng Đức Chúa Trời luôn ban điều tốt nhất cho anh và Ngài yêu vợ anh hơn chính anh.
  • Dứt khoác chấm dứt việc thảo luận với những người bảo vệ việc nói tiếng lạ. Anh chỉ cần đưa tài liệu cho họ đọc và nghe là hết trách nhiệm. Anh không cần phải nghe họ vì tốn thời gian và công sức một cách vô ích.
  • Đem tất cả các sách vở, tài liệu, phim ảnh… của Ân Tứ và Ngũ Tuần ném vào thùng rác. Anh phải bắt đầu một đời sống mới trong Chúa chỉ hoàn toàn dựa trên lẽ thật của Lòi Chúa và rao giảng lẽ thật của Lời Chúa.

Trong ân điển của Đức Chúa Jesus Christ.

Huỳnh Christian Timothy
10.12.2012

Bấm vào nối mạng dưới đây để tải xuống bài viết này:
http://www.mediafire.com/view/?mvvinfzpx1twynd

Ghi Chú

[1] http://en.wikipedia.org/wiki/Glossolalia#Linguistics
http://en.wikipedia.org/wiki/Glossolalia#Scientific_explanations


Copyright Notice: All Rights Reserved © 2012 Vietnamese Christian Mission Ministry.
Thông Báo Tác Quyền: Mọi tác quyền thuộc về Vietnamese Christian Mission Ministry. Mọi người có thể sao chép, phổ biến dưới mọi hình thức nhưng xin giữ đúng nguyên văn, kể cả thông báo về tác quyền này.